Vận đơn đường biển (Ocean B/L) và giấy gửi hàng đường biển (Waybill). Sự khác nhau giữa vận đơn đường biển (Ocean B/L) và giấy gửi hàng đường biển (Waybill)

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến: Vận đơn đường biển (Ocean B/L) và giấy gửi hàng đường biển (Waybill) được quy định như thế nào? Giữa vận đơn đường biển (Ocean B/L) và giấy gửi hàng đường biển (Waybill) có sự khác nhau như thế nào?

1. Vận đơn đường biển (Ocean B/L)

– Cơ sở pháp lý: Điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L), Vận đơn đường biển (Ocean B/L) được hiểu là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp lên tàu.

Theo khoản 2 Điều 148 của Bộ luật quy định về: “Chứng từ vận chuyển” trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có quy định về vận đơn như sau:

“Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Theo đó:

– Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.

– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được chia thành:

+ Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

+ Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

– Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển. (Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển).

Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

Trân trọng!

 

2. Chức năng của vận đơn đường biển (Ocean B/L)

– Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L), Vận đơn đường biển (Ocean B/L) được hiểu là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp lên tàu.

– Theo khoản 2 Điều 148 của Bộ luật quy định về: “Chứng từ vận chuyển” trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có quy định về vận đơn như sau:

“Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Chức năng của vận đơn bao gồm những chức năng sau:

Căn cứ theo khái niệm vận đơn tại khoản 2 điều 148 của Bộ luật hàng hải hiện hành, vận đơn có 3 chức năng chính như sau:

Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tầu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”.

Với chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition). Ðiều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.

Thứ hai, vận đơn có chức năng “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn hàng hóa; làm bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng.

Chính vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được cho người khác. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.

Thứ ba, vận đơn đường biển có chức năng là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết, là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong trường hợp thuê tàu chuyến của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tàu và người cho thuê tàu – họ đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.

Trong trường hợp thuê tàu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tàu như thuê tàu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tàu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tàu. Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước

Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.

Trân trọng!

 

3. Phân loại vận đơn đường biển (Ocean B/L)

Vận đơn đường biển rất đa dạng và phong phú, nó được sử dụng vào những công việc khác nhau tuỳ theo nội dung, tính chất thể hiện trên vận đơn đó. Trong thực tiễn buôn bán quốc tế giữa các chủ thể với nhau sẽ có rất nhiều tiêu hí để phân loại vận đơn, cụ thể có những tiêu chí như sau:
– Nếu căn cứ vào tiêu chí khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3 loại: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of…)

– Nếu căn cứ tiêu chí ghi chú trên vận đơn của thuyền trưởng thì vận đơn gồm hai loại: Vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).

– Nếu căn cứ vào tiêu chí ghi chú trên vận đơn của hàng hoá thì vận đơn được chia thành 3 ba loại: vân đơn đi thẳng (Direct B/L), vận đơn đi suốt (Through B/L) và vận đơn đa phương thức (Multimodal Transport B/L).

– Nếu căn cứ vào tiêu chí phương thức thuê tàu chuyên chở thì có 2 loại: vận đơn tầu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tầu chuyến (voyage bill of lading) hay vận đơn container (container of lading).

– Nếu căn cứ vào tiêu chí giá trị sử dụng và lưu thông bao gồm 2loại vận đơn: Vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading).

Trân trọng!

4. Giấy gửi hàng đường biển (Waybill)

Theo quy đinh tại Bộ luật hàng bhải hiện hành không có quy định cụ thể về Giấy gửi hàng đường biển (Waybill) là quy định như thế nào, nhưng ta có thể hiểu, Seaway Bill thường được sử dụng trong những trường hợp như:

– Khi không cần dùng vận đơn để khống chế hàng hóa (với những lô hàng đã được thanh toán trước, trị giá nhỏ, hoặc của cùng một chủ sở hữu…, ví dụ: công ty mẹ gửi cho công ty con…); hoặc không cần chuyển nhượng vận đơn (vì không có nhu cầu mua đi bán lại…); hoặc không cần xuất trình (nộp) vận đơn khi nhận hàng tại cảng trả hàng…

Giấy gửi hàng đường biển (Waybill) có hai chức năng, đó là:

  • Là biên lai nhận hàng của người vận chuyển;
  • Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

Khi Sử dụng Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill), nó có thể khắc phục được những tồn tại đã phát sinh của Vận đơn đường biển (Ocean B/L), đó là:

– Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) được dùng để tạo thuận lợi trong thương mại quốc tế. Có thể nói, Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) là một “vận đơn” nhưng không có chức năng là chứng từ sở hữu hàng hóa (document of title). Cần lưu ý về tính năng, giá trị pháp lý của Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) để sử dụng phù hợp vì để nhận hàng không cần nộp Seaway Bill mà chỉ cần xuất trình giấy tờ (chứng từ) chứng minh người nhận hàng đúng là người có tên trên Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill). Giấy tờ này có thể chỉ là Giấy giới thiệu (của tổ chức, công ty) và Giấy chứng minh nhân dân của người đi nhận hàng thay mặt công ty hoặc giấy tờ tùy thân nếu là hàng của cá nhân.

– Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó người ta không nhất thiết phải gửi ngay bản gốc cho người nhận hàng ở cảng đến mà có thể gửi bản sao qua hệ thống truyền số liệu tự động. Như vậy đồng thời với việc xếp hàng lên tàu, người xuất khẩu có thể gửi ngày lập tức seaway bill cho người nhận hàng trong vòng vài phút. Người nhận hàng cũng như người chuyên chở không phải lo lắng khi giao nhận mà không có chứng từ.

– Trên Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill), việc in các điều khoản bằng chữ rất nhỏ ở mặt sau được thay thế bằng việc dẫn chiếu đến các điều kiện, quy định liên quan đến vận chuyển ở mặt trước bằng một điều khoản ngắn gọn. Mặt khác người chuyên chở chỉ cần phát hành 1 bản gốc Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) trong khi phải phát hành tối thiểu 1 bộ 3 bản gốc nếu sử dụng Vận đơn đường biển (Ocean B/L).

– Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) cho phép giao hàng cho một người duy nhất khi họ chứng minh họ là người nhận hàng hợp pháp. Ðiều này giúp cho các bên hữu quan hạn chế được rất nhiều rủi ro trong việc giao nhận hàng, không những thế, vì Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá nên khi bị mất hay thất lạc thì cũng không ra hậu quả nghiêm trọng nào.

Trân trọng!

5. Sự khác nhau giữa vận đơn đường biển (Ocean B/L) và giấy gửi hàng đường biển (Waybill)

Ở những năm gần đây, pháp luật nhiều nước quy định trong không ít trường hợp khi giao dịch mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu không nhất thiết phải sử dụng vận đơn trong thanh toán theo phương thức tín dụng thư cũng như trong việc làm thủ tục hải quan.

Chính vì từ thực tiễn đó, năm 1990 Uỷ ban hàng hải quốc tế (Commitee Maritime International: CMI) đã cho ra đời bản Quy tắc thống nhất về giấy gửi hàng bằng đường biển với tư cách là một quy phạm tùy ý, nghĩa là quy tắc này chỉ áp dụng khi các bên có liên quan thống nhất quy đinh trong hợp đồng.

Sự khác nhau cơ bản giữa giấy gửi hàng và vận đơn là ở chỗ giấy gửi hàng chỉ có hai chức năng: là biên lai nhận hàng của người vận chuyển và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Đối với vận đơn có thêm chức năng là chứng từ thể hiện quyền sở hữu định đoạt hàng hóa cộng với hai chức năng của giấy gửi hàng.

Theo luật Mỹ, vận đơn đích danh cũng tương tự như giấy gửi hàng, do vậy nó không bị điều chỉnh bởi Luật hàng hải quốc gia cũng như các công ước quốc tế về vận đơn (Hague Visby Rules). Vì vậy, giấy gửi hàng không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu như vận đơn theo lệnh. Thông thường, một khi đã sử dụng giấy gửi hàng thì người nhận hàng bao giờ cũng là đích danh. Khi tàu đến cảng đích, người vận chuyển chỉ cần kiểm tra người nhận hàng có đúng là đích danh như trong giấy gửi hàng hay không là có thể giao hàng cho người nhận hàng hợp pháp mà không cần thu hồi bản gốc của nó. Chính vì vậy giấy gửi hàng cũng rất ít khi phát hành bản gốc, thay vào đó các hãng tàu thường đóng dấu “Surrendered” như đối với vận đơn đích danh. Tuy nhiên để làm hài lòng nguời bán cũng như người mua trong đại đa số trường hợp, khi cấp giấy gửi hàng, trên mặt sau của giấy gửi hàng, người vận chuyển cũng ghi rõ về trách nhiệm đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển và họ cũng đồng ý áp dụng các công ước quốc tế như Hague Visby Rules để điều chỉnh trách nhiệm giữa các bên liên quan như thể khi cấp vận đơn.

Bên cạnh đó cũng có một số điểm cần lưu ý, theo thông lệ hàng hải quốc tế cũng như quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam hiện hành, khi đang có vận đơn theo lệnh trong tay, người gửi hàng có thể có những quyền nhất định (dù bị hạn chế) về việc định đoạt hàng hóa cho tới khi hàng được giao cho người nhận hàng hợp pháp nếu chưa chuyển giao quyền này cho người khác. Một khi vận đơn loại này đã được chuyển giao hợp cách bằng ký hậu thì quyền sở hữu và định đoạt hàng của người bán cũng không còn nữa vì lúc bấy giờ người nhận hàng đã trở thành một bên của hợp đồng vận chuyển. Lúc này chính người nhận hàng, chứ không phải người gửi hàng – họ mới có quyền đi kiện người vận chuyển cũng như họ có thể bị người vận chuyển kiện lại.

Ngược lại, với giấy gửi hàng thì quyền định đoạt này của người gửi hàng sẽ được củng cố vững chắc hơn bởi lẽ giấy gửi hàng (bản có đóng dấu surrendered) dù đã nằm trong tay người nhận hàng thì người nhận hàng cũng không có quyền kiện lại người vận chuyển, vì giấy gửi hàng là hợp đồng riêng giữa người gửi hàng và người vận chuyển mà thôi, theo đó người nhận hàng không có can dự gì cả trong trường hợp này.

Để thể hiện những vấn đề như trình bày trên đây, ở mặt trước của giấy gửi hàng do những hãng tàu lớn chuyên vận chuyển container thường in dòng chữ như sau: “Subject to the terms of the carrier’s standard bill of lading terms and conditions and tariff for the relevant trade which are mutatis mutandis applicable to this waybill”: Giấy gửi hàng này được điều chỉnh bởi các điều kiện và điều khoản trong vận đơn chuẩn cũng nhu trong bảng giá cước của hãng tàu áp dụng cho tuyến đường liên quan và những điều kiện và điều khoản đó đả được thay đổi cho thích hợp vói giấy gủi hàng này.

Trân trọng!

Xổ số miền Bắc