Vận đơn hàng không là gì? Kiến thức TOÀN TẬP về AWB [2020]

Hiện nay, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại quốc tế. Tuy hàng hóa được vận chuyển bằng loại hình này chỉ chiếm khoảng 1% về khối lượng nhưng chiếm tới khoảng 20% giá trị của tổng hàng hóa xuất nhập khẩu. Một trong những chứng từ được coi là quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là vận đơn hàng không (Airway bill – AWB). Bài viết dưới đây từ trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu MASIMEX sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về loại vận đơn này.

1. Vận đơn đường hàng không – Airway Bill (AWB) là gì?

Vận đơn hàng không (Air waybill – AWB) là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không do hãng hàng không; đại lý hãng hàng không hoặc forwarder cấp phát dựa trên thông tin hàng hóa của người gửi hàng cấp. 

Cần phải lưu ý rằng vận đơn hàng không không lưu thông được kể cả bản gốc. Trong đó: Chứng từ lưu thông được là giấy tờ mà người được hưởng lợi có thể chuyển giao quyền lợi của mình cho người khác bằng cách chuyển giấy tờ này theo thủ tục pháp lý nhất định.

Trong giao dịch thương mại quốc tế, việc chuyển giao các loại giấy tờ có thể lưu thông được từ người này sang người khác được tiến hành theo lệnh của người được hưởng lợi hoặc bằng các kí hậu đối với loại giấy tờ đó.

Lý do là vì:

  • Thứ nhất, thời gian vận chuyển bằng máy bay ngắn, tính bằng đơn vị giờ, trong khi đó vận đơn hàng không bản gốc thường được gửi kèm với hàng trên cùng một máy bay

  • Thứ hai, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thường là hàng hóa có giá trị cao. Việc mua hàng thông qua mua vận đơn gây mất an toàn cho người mua lại lô hàng

2. Chức năng và ý nghĩa của vận đơn hàng không

  • Vận đơn hàng không là một bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, được ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở.

  • Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không.

  • Là hóa đơn thanh toán cước phí.

  • Là chứng từ bảo hiểm.

  • Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hóa.

  • Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.

3. Có gì trên một vận đơn hàng Air?

3.1. Nội dung cơ bản trên AWB

Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế IATA. Đối với bản gốc, AWB sẽ bao gồm hai mặt, nội dung giữa các bản gốc là giống nhau, chỉ có khác biệt duy nhất là về màu sắc và ghi chú ở phía dưới khác nhau. Đối với các bản phụ, AWB chỉ có mặt trước, mặt sau để trống.

  • Nội dung mặt trước của AWB: Mặt trước của AWB sẽ bao gồm các ô để trống để người lập AWB điền các thông tin cần thiết. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, mặt trước sẽ bao gồm các nội dung chính sau:

    • Số vận đơn

    • Tên và địa chỉ người phát hành

    • Tên và địa chỉ gửi hàng và nhận hàng

    • Sân bay xuất phát

    • Tuyến đường

    • Các thông tin về cước

    • Các thông tin về hàng hóa 

  • Nội dung mặt sau của AWB:

    • Quy định về trách nhiệm của người chuyên chở

    • Các điều khoản có liên quan đến vận chuyển

Các quy định này dựa theo các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

3.2. Giải thích thuật ngữ trên AWB

Airline code number

Ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển

Serial number

Dãy số AWB, gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (check digit) 

Shipper’s Name and Address

Tên và địa chỉ người gửi hàng

Consignee’s Name and Address

Tên và địa chỉ người nhận hàng

Consignee’s account number

Số tài khoản người gửi hàng

Agent’s IATA code

Số hiệu IATA của đại lý phát hành bill 

Air of departure

Sân bay khởi hành 

To/by

Địa điểm hạ cánh/Nhà vận tải

Currency

Đồng tiền để tính cước

Charges codes

Loại cước phí vận chuyển do hãng hàng không quy định

Các ký hiệu ở mục này bao gồm:

PP: All Charges Prepaid Cash

PX: All Charges Prepaid Credit 

PZ: All Charges Prepaid by Credit Card 

PG: All Charges Prepaid by GBL

CP: Destination Collect Cash

CX: Destination Collect Credit (cước trả sau bằng chuyển khoản tại cảng đích)

CM: Destination Collect by MCO (MCO – Miscellaneous Charges Order)

NC: No Charge

NT: No Weight Charge – Other Charges Collect 

NZ: No Weight Charge – Other Charges Prepaid by Credit Card

NG: No Weight Charge – Other Charges Prepaid by GBL

NP: No Weight Charge – Other Charges Prepaid Cash

NX: No Weight Charge – Other Charges Prepaid Credit

CA: Partial Collect Credit – Partial Prepaid Cash

CB: Partial Collect Credit – Partial Prepaid Credit

CE: Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Cash

CH: Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Credit

PC: Partial Prepaid Cash – Partial Collect CashPD: Partial Prepaid Credit – Partial Collect Cash

PE: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Cash

PH: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit

PF: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit Card

WT/VAL (Weight/ Valuation charges)

Cước tính theo trọng lượng / theo giá trị

PPD (Prepaid): trả trước

COLL (Collect): trả sau

Declared value for carriage

Giá trị hàng khai báo vận chuyển (dùng để xác định giá trị hàng hóa làm căn cứ bảo hiểm nếu có), nếu không có khai báo giá trị hàng thì điền từ NVD hoặc N.V.D

Declared value for customs

Giá trị khai báo hải quan (dùng làm căn cứ khai quan), nếu không muốn khai báo vào ô này thì để NVD, hoặc để AS PER INVOICE

Handling information

Thông báo, ghi chú, trong quá trình làm hàng

No.of pieces RCP

Số hiệu của nhóm hàng (mỗi nhóm hàng nguy hiểm, hàng thường, hàng lỏng sẽ được ghi trên ô này) về nhóm hàng để biết chi tiết thì nghiên cứu ở quy tắc TACT (TACT rules) do IATA cấp 2 năm một lần

Gross weight

Trọng lượng thực tế được cân lên

Chargeable weight

Trọng lượng quy đổi

Rate/charge

Đơn giá cước

Prepaid

Tổng cước trả trước

Collect

Tổng cước trả sau

Other charges

Các phụ phí phát sinh trong quan trình làm hàng

Executed on (data)

Ngày hàng lên máy bay

at (place)

Nơi phát hành AWB

Signature of Issuing Carrier or its Agent

Hãng vận chuyển hoặc đại lý người phát hành AWB

Bạn chưa hiểu rõ hơn những thuật ngữ chuyên ngành trên trên CO? Hãy tham gia ngay lớp học chứng chỉ xuất nhập khẩu MAISMEX!

4. Phân loại AWB, cách lập và phân phối AWB

4.1. Phân loại AWB

  • Căn cứ vào người phát hành vận đơn:
    • Vận đơn của hãng hàng không (Airlines AWB): là vận đơn do hãng hàng không phát hành, trên đó có ghi biểu tượng nhận dạng (logo, mã nhận dạng) của hãng hàng không. Loại vận đơn này được sử dụng khi hãng hàng không đóng vai trò là người chuyên chở hàng không.

    • Vận đơn trung lập (Neutral AWB): là vận đơn tiêu chuẩn do IATA phát hành từ năm 1986, trên vận đơn không in sẵn tên và biểu tượng của người chuyên chở. Loại vận đơn này được sử dụng khi người chuyên chở là người gom hàng hoặc đại lý của hãng hàng không.

  • Căn cứ vào việc gom hàng:
    • Vận đơn của người gom hàng (House AWB- HAWB): là vận đơn mà người gom hàng (người giao nhận) cấp cho người gửi hàng khi người gửi hàng giao hàng lẻ cho người gom hàng. Đây là vận đơn gốc, vì nó có tên của chủ hàng. Trên vận đơn gom hàng sẽ có mã số của vận đơn chủ.

    • Vận đơn chủ (Master AWB-MAWB): là vận đơn mà hãng hàng không cấp cho người gom hàng (người giao nhận) khi người này gửi cho hãng hàng không một lô hàng gồm nhiều chủ hàng lẻ.

Có thể bạn quan tâm: “Incoterms 2020“

4.2. Cách lập và phân phối AWB

  • Lập AWB: theo Công ước Vacsava 1929 và Nghị định thư Hague 1955, trách nhiệm lập AWB thuộc về người gửi hàng. Theo đó, AWB sẽ được lập thành 3 bản chính:

    • Bản thứ 1: người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển.

    • Bản thứ 2: do người gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng.

    • Bản thứ 3: do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.

  • Phân phối AWB

    • AWB được phát hành thành một bộ 9 hoặc 12 bản trong đó có 3 bản gốc (original) được đánh số 1, 2, 3 (có 2 mặt); còn lại là các bản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 12 (chỉ có mặt trước).

    • Các bản gốc có nội dung giống hệt nhau ngoại trừ màu sắc và ghi chú phía dưới. Các bản gốc khác các bản sao ở chỗ: các bản gốc được in theo các màu khác nhau và in cả hai mặt, còn các bản sao được in trên nền trắng, mặt sau để trống. Cụ thể: 

      • Bản gốc 1: màu xanh lá cây – được giao cho người chuyên chở

      • Bản gốc 2: màu hồng – được gửi cùng hàng hóa đến nơi đến cho người nhận hàng

      • Bản gốc 3: màu xanh da trời giao cho người gửi hàng

      • Bản số 4: màu vàng – được sử dụng làm biên lai giao hàng ở nơi đến

      • Bản số 5: được sử dụng cho sân bay đến

      • Bản số 6, 7, 8: giao cho người chuyên chở thứ 3, 2, 1

      • Bản số 9: giao cho đại lý

      • Bản số 10, 11: dành cho người chuyên chở trong trường hợp người chuyên chở cần thêm

      • Bản số 12: cho Hải quan

      • Các bản 5 -12 màu trắng

5. Cách tra cứu vận đơn hàng không AWB

Để tra cứu vận đơn hàng không, thông thường sẽ sử dụng 2 cách sau:

  • Vào trực tiếp Website của hãng, tìm phần tracking, nhập số vận đơn là có thể biết được thông tin vận chuyển của lô hàng

  • Vào trang web “Track and trace” theo đường link

    https://www.track-trace.com/

    và làm tương tự.

6. So sánh vận đơn hàng không (AWB) với vận đơn đường biển (B/L)

  • Giống nhau: Vận đơn của 2 phương thức vận tải này đều có những đặc điểm của một vận đơn nói chung:

    • Về chức năng: đều là biên lai gửi hàng và bằng chứng của hợp đồng vận chuyển

    • Về hình thức: trên vận đơn đều có với những nội dung cơ bản như: tên người gửi hàng, nhận hàng, thông tin về phương tiện vận chuyển, thông tin lô hàng…

  • Khác nhau: Vận đơn hàng không và vận đơn đường biển có một số điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí
Vận đơn hàng không
Vận đơn đường biển
Khả năng lưu thông

Không chuyển nhượng được

Có thể chuyển nhượng được, nếu là loại vận đơn theo lệnh

Thời điểm phát hành

Phát hành sau khi giao hàng cho người gửi hàng

Phát hành sau khi hàng đã được xếp lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để xếp

Số lượng

Phát hành ít nhất 9 bản

phát hành 3 gốc hoặc 1 surrender hoặc 1 seaway (Theo yêu cầu của Shipper)

Các điều kiện Incoterms được dùng

Không dùng với điều kiện FAS, FOB, trong Incoterms.

Có thể sử dụng với tất cả các điều kiện quy định trong Incoterms 2010

Cơ sở pháp lý điều chỉnh

Công ước Vacsava 1929, Nghị định thư Hague 1955, Công ước Guadalajara 1961, Nghị định thư Guatemala 1971, Nghị định thư Montreal 1975, …

Công ước

Brussel 1924, Quy tắc Hague 1931, Nghị định thư Visby 1968, Nghị định thư SDR 1979, Công ước Hamburg 1978

Có thể bạn quan tâm: “Vận đơn đường biển“

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu vận đơn hàng không là gì. Hãy tiếp tục theo dõi các chủ đề mới nhất và đăng ký tham gia ngay khóa học xuất nhập khẩu hải quan MASIMEX để bổ sung cho mình những “hành trang”, kiến thức bước chân vào ngành Xuất nhập khẩu – Logistics.

Giám đốc công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu VnLogs với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Xuất nhập khẩu & Logistics – CEO trung tâm đào tạo Masimex – Admin của group trên Facebook: Cộng đồng Xuất nhập khẩu và Logistics Việt Nam.

masimex.vn/