Văn hoá

Mục lục bài viết

Lào Cai

 

 Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý thuận lợi và có  nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho việc phát  triển kinh tế đối ngoại và du lịch

Khái quát chung
 Diện tích: 6.383,9 km²
 Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.
 Dân số: 626.2 nghìn người (2010)
 Dân tộc: Việt (Kinh), H’Mmông, Tày, Dao, Thái…
 Đơn vị hành chính: 1 Tỉnh lỵ (Thành phố Lào Cai), 8 huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo  Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai.
 Tài nguyên văn hóa
 Di sản văn hóa
 Hiện nay, toàn tỉnh đã có tổng số 26 di tích được công nhận, trong đó có 11 di tích được công nhận   cấp tỉnh, 15 di tích được công nhận cấp quốc gia.
 Trong đó có nhiều di sản nổi tiếng, như: Ruộng bậc thang Sa Pa (xã Lào Chải, xã Tả Van, xã Hầu  Thào) huyện Sa Pa,… 

Các di sản văn hóa phi vật thể: Lễ hội Roóng poọc của người Giáy huyện Sa Pa; Lễ Pút tồng của người Dao đỏ huyện Sa Pa; Nghề Chạm khắc bạc huyện Sa Pa và Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín huyện Mường Khương. Với hơn 20 nhóm dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá,…

Ruộng bậc thang Sa Pa

Hiện Lào Cai đã sưu tầm được 13.695 hiện vật, di vật, cổ vật, trong đó có 4.111 hiện vật thể khối với nhiều cổ vật giá trị như: Trống đồng Võ Lao ở huyện Văn Bàn, vò gốm ở huyện Mường Khương, chăn đắp bằng vỏ cây sui ở xã Cam Đường; hàng nghìn hiện vật dân tộc học về công cụ sản xuất, săn bắn, hái lượm, các nhạc cụ cổ truyền, các bộ y phục, đồ trang sức, tranh thờ cổ… của 13 nhóm, ngành dân tộc ở Lào Cai.
Đến nay, một số giá trị văn hóa đã dần trở thành thương hiệu của riêng Lào Cai như: Chảo thắng cố Bắc Hà được công nhận kỷ lục Guinness Việt Nam, giải đua ngựa truyền thống tại Bắc Hà, lễ hội trên mây Sa Pa.
Nghệ thuật biểu diễn
Các dân tộc ở Lào Cai có vốn di sản múa, âm nhạc độc đáo, là sản phẩm tạo ra từ chính quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc tỉnh Lào Cai, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Mông, Dao và Hà Nhì, là kết tinh truyền thống văn hóa của mỗi tộc người. Ví dụ như: Múa giã lanh, múa chiêng, múa sàng sảy, múa khèn… của người Mông; múa bắt ba ba, múa bát quái, nhảy Pút tồng, múa chuông… của người Dao.

Các dân tộc ở Lào Cai có vốn di sản múa, âm nhạc độc đáo…

Ngoài ra, các điệu múa, nhạc cụ, làn điệu dân tộc cũng được các nhạc sĩ, biên đạo nghiên cứu, cải biên trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm màu sắc dân gian, giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước.
Điểm đến
Lào Cai có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa – một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam
Lào Cai còn có hệ thống các hang động kỳ ảo trở thành các danh thắng hấp dẫn như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên- Trung Đô (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng)… Thiên nhiên Lào cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng – một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn hình muôn vẻ, hoặc đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ – nóc nhà của Tổ quốc là bảo tàng sống về động, thực vật đặc hữu…

Chợ tình Sapa

Giá trị ẩm thực ở Lào Cai cũng hết sức phong phú, có giá trị, như rượu San Lùng, gạo nếp hoa vàng ở huyện Bát Xát; thổ cẩm người Xá Phó; thêu sáp o­ng người Hmông, dược liệu người Dao ở huyện Sa Pa; gạo Séng cù, tương ớt ở huyện Mường Khương…
Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
CN
 (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)