Văn hóa Ẩm Thực

Văn hóa Ẩm Thực

[Tổng hợp] Văn hóa Ẩm Thực



Tạo đề tài mới Trả lời đề tài

 Trang 1/1
 [ 5 bài ] 

In kết quả
Đề tài trước | Bài chưa đọc đầu tiên | Đề tài tiếp theo 

Văn hóa Ẩm Thực

 

Có bài mới 15.02.2017, 11:13

Hình đại diện của thành viên

thienbang ruby

Ban quản lý

Ban quản lý
 
Ngày tham gia: 10.12.2015, 20:48
Tuổi: 26 Chưa rõ
Bài viết: 3052
Được thanks: 855 lần
Điểm:

4.74

10.12.2015, 20:48263052855 lần

10

Có bài mới [Tổng hợp] Văn hóa Ẩm Thực – Điểm:

Văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây

Văn hóa ăn, mặc, ở của người phương Đông và phương Tây nói chung có rất nhiều điểm khác biệt thú vị, đặc biệt là văn hóa ăn uống. Nếu hỏi rằng hai nền văn hóa này có điểm khác biệt căn bản nào trong việc ăn uống, có lẽ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc người phương Tây dùng muỗng (thìa), dao và nĩa để ăn trong khi người phương Đông chủ yếu dùng đôi đũa.

Người phương Tây luôn tự hào về văn hóa ăn uống của mình, văn hóa của họ là ăn thật khéo léo, không phát ra tiếng động, ăn uống gọn gàng không để bung thùa, kèm theo đó là một hệ quy tắc nghiêm ngặt và cầu kì trong việc dùng muỗng, dao, nĩa sao cho phù hợp. Ngoài những quy tắc căn bản mà ai cũng phải biết như dao được cầm ở tay phải, nĩa được cầm ở tay trái, thức ăn khô được đưa lên miệng bằng nĩa, ngược lại thức ăn nước (súp, cháo…) được ăn bằng muỗng thì cũng có những quy định phức tạp khác cho việc dùng khăn ăn, dùng đồ uống, v.v…thật khó bắt chước. Đó là chưa kể đến những bộ dao nĩa riêng được sử dụng rêng cho từng món ăn khác nhau, nào là bộ đồ ăn để ăn cá và ăn thịt là hoàn toàn khác nhau, không được lẫn lộn vì hình dạng khác nhau, bộ dao nĩa ăn cá hơi bẹp chỉ để khơi ra từng mảnh cá nhỏ chứ không sắc để cắt như bộ dao nĩa cắt thịt, rồi nữa, thịt và cá vị khác nhau không thể dùng chung một thứ được. Ăn xà lách, ăn tráng miệng, dùng bơ hay dùng bánh ngọt có bộ dao nĩa riêng. Nếu dùng hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ốc…còn phải cần đến bộ kìm, thọc, móc…vô cùng phức tạp. Ngay cả ly, chén, dĩa cũng phải thay đổi liên tục theo món, không dùng lại chén dĩa của món trước cho món sau.

images

Trong khi đó, người phương Đông, cụ thể là những nước nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Hán như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản thì dùng đũa. Đũa là một phát minh lớn của người TQ. Từ thời Ân Thương cách đây hơn 3000 năm đã bắt đầu biết dùng đũa, nhưng lúc ban đầu không gọi là “đũa”. Theo văn hiến thời cổ ghi chép, lúc đó người ta gọi “đũa” là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “Cân”. Đến đời nhà Đường, trong thế kỷ 7, người ta lại ghép chữ trúc với chữ nhanh, bởi vì đũa thường là làm bằng trúc. Thế là, đôi đũa để ăn cơm mà TQ phát minh mà ai nấy đều biết mới có tên gọi là “đũa” . Đũa là một dụng cụ điều khiển (cybernétique) xưa nhất của thế gian và cũng rất hoàn hảo, dụng cụ này động (cinétique) chứ không tĩnh (statique). Đũa có 2 cây, một tĩnh một động, cây tĩnh có điểm tựa cân bằng và cây động có trục bản lề (articulation), hai cây hợp thành máy điều khiển, để cắt, xé, phân, cặp, kẹp, gắp, lùa, và,…cho nên đũa đa dạng đa dụng, ăn theo kiểu phương Đông, có thể thay thế nĩa, dao và cả thìa muỗng,… nữa. Và cách ăn đũa là ngồi thẳng người, gắp vừa ăn, vừa ăn uống vừa trò chuyện, làm nên văn hóa “mâm cơm” độc đáo, không như người phương Tây, ăn phần riêng, tránh trò chuyện trong khi ăn. Đôi đũa vì thế vô cùng quan trọng trong văn hóa của những nước Á Đông chúng ta, thậm chí theo một số nền văn hóa như ở Nhật Bản, cách cầm đũa còn thể hiện khí chất, tính tình và khả năng của con người. Theo đó, người cầm đũa bằng ba ngón tay là con người hiền hậu, bằng bốn ngón tay là người thông minh, còn bằng năm ngón tay là người có biệt tài. Tuy cách phân chia này không được hợp lí cho lắm (vì có ai dùng đũa mà cần dưới ba ngón tay đâu), nhưng nó phản ánh sự gắn bó giữa con người và đôi đũa trong các nền văn hóa. Ở Việt Nam, đôi đũa mang nhiều biểu trưng văn hóa, như biểu trưng lứa đôi “Bây giờ chồng thấp vợ cao/Như đôi đũa lệch so sao cho bằng” hay biểu tượng cho tình đoàn kết “chuyện bó đũa”. Thậm chí, như một nhà kinh tế học nước ngoài có nhận xét, “những nền kinh tế gây nhiều sự chú ý hiện nay trên thế giới là những nền kinh tế của các quốc gia dùng đũa”, thật thú vị. Xem ra, nền văn hóa dùng đũa này càng lúc càng được thế giới chú ý hơn.

images

Phương Tây mang tính chất dương tính mạnh hơn,còn phương Đông thì thiên về tính chất âm tính hơn,có lẽ chính điểm khác biệt đó đã tạo nên cách ăn uống rất khác của người phương Đông và phương Tây.Dù cho ăn uống như thế nào đi nữa thì mỗi cách ăn uống của mỗi nước đều có một đặc điểm rất chung,đó là đều quây quần bên gia đình ……….thật ấm cúng

Nguồn: vietgiaitri

Người phương Tây luôn tự hào về văn hóa ăn uống của mình, văn hóa của họ là ăn thật khéo léo, không phát ra tiếng động, ăn uống gọn gàng không để bung thùa, kèm theo đó là một hệ quy tắc nghiêm ngặt và cầu kì trong việc dùng muỗng, dao, nĩa sao cho phù hợp. Ngoài những quy tắc căn bản mà ai cũng phải biết như dao được cầm ở tay phải, nĩa được cầm ở tay trái, thức ăn khô được đưa lên miệng bằng nĩa, ngược lại thức ăn nước (súp, cháo…) được ăn bằng muỗng thì cũng có những quy định phức tạp khác cho việc dùng khăn ăn, dùng đồ uống, v.v…thật khó bắt chước. Đó là chưa kể đến những bộ dao nĩa riêng được sử dụng rêng cho từng món ăn khác nhau, nào là bộ đồ ăn để ăn cá và ăn thịt là hoàn toàn khác nhau, không được lẫn lộn vì hình dạng khác nhau, bộ dao nĩa ăn cá hơi bẹp chỉ để khơi ra từng mảnh cá nhỏ chứ không sắc để cắt như bộ dao nĩa cắt thịt, rồi nữa, thịt và cá vị khác nhau không thể dùng chung một thứ được. Ăn xà lách, ăn tráng miệng, dùng bơ hay dùng bánh ngọt có bộ dao nĩa riêng. Nếu dùng hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ốc…còn phải cần đến bộ kìm, thọc, móc…vô cùng phức tạp. Ngay cả ly, chén, dĩa cũng phải thay đổi liên tục theo món, không dùng lại chén dĩa của món trước cho món sau.Trong khi đó, người phương Đông, cụ thể là những nước nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Hán như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản thì dùng đũa. Đũa là một phát minh lớn của người TQ. Từ thời Ân Thương cách đây hơn 3000 năm đã bắt đầu biết dùng đũa, nhưng lúc ban đầu không gọi là “đũa”. Theo văn hiến thời cổ ghi chép, lúc đó người ta gọi “đũa” là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “Cân”. Đến đời nhà Đường, trong thế kỷ 7, người ta lại ghép chữ trúc với chữ nhanh, bởi vì đũa thường là làm bằng trúc. Thế là, đôi đũa để ăn cơm mà TQ phát minh mà ai nấy đều biết mới có tên gọi là “đũa” . Đũa là một dụng cụ điều khiển (cybernétique) xưa nhất của thế gian và cũng rất hoàn hảo, dụng cụ này động (cinétique) chứ không tĩnh (statique). Đũa có 2 cây, một tĩnh một động, cây tĩnh có điểm tựa cân bằng và cây động có trục bản lề (articulation), hai cây hợp thành máy điều khiển, để cắt, xé, phân, cặp, kẹp, gắp, lùa, và,…cho nên đũa đa dạng đa dụng, ăn theo kiểu phương Đông, có thể thay thế nĩa, dao và cả thìa muỗng,… nữa. Và cách ăn đũa là ngồi thẳng người, gắp vừa ăn, vừa ăn uống vừa trò chuyện, làm nên văn hóa “mâm cơm” độc đáo, không như người phương Tây, ăn phần riêng, tránh trò chuyện trong khi ăn. Đôi đũa vì thế vô cùng quan trọng trong văn hóa của những nước Á Đông chúng ta, thậm chí theo một số nền văn hóa như ở Nhật Bản, cách cầm đũa còn thể hiện khí chất, tính tình và khả năng của con người. Theo đó, người cầm đũa bằng ba ngón tay là con người hiền hậu, bằng bốn ngón tay là người thông minh, còn bằng năm ngón tay là người có biệt tài. Tuy cách phân chia này không được hợp lí cho lắm (vì có ai dùng đũa mà cần dưới ba ngón tay đâu), nhưng nó phản ánh sự gắn bó giữa con người và đôi đũa trong các nền văn hóa. Ở Việt Nam, đôi đũa mang nhiều biểu trưng văn hóa, như biểu trưng lứa đôi “Bây giờ chồng thấp vợ cao/Như đôi đũa lệch so sao cho bằng” hay biểu tượng cho tình đoàn kết “chuyện bó đũa”. Thậm chí, như một nhà kinh tế học nước ngoài có nhận xét, “những nền kinh tế gây nhiều sự chú ý hiện nay trên thế giới là những nền kinh tế của các quốc gia dùng đũa”, thật thú vị. Xem ra, nền văn hóa dùng đũa này càng lúc càng được thế giới chú ý hơn.Phương Tây mang tính chất dương tính mạnh hơn,còn phương Đông thì thiên về tính chất âm tính hơn,có lẽ chính điểm khác biệt đó đã tạo nên cách ăn uống rất khác của người phương Đông và phương Tây.Dù cho ăn uống như thế nào đi nữa thì mỗi cách ăn uống của mỗi nước đều có một đặc điểm rất chung,đó là đều quây quần bên gia đình ……….thật ấm cúngNguồn: vietgiaitri


Tìm kiếm với từ khoá:

Được thanks
      

      Share

Xem thông tin cá nhân

     


Có bài mới 15.02.2017, 20:51

Hình đại diện của thành viên

thienbang ruby

Ban quản lý

Ban quản lý
 
Ngày tham gia: 10.12.2015, 20:48
Tuổi: 26 Chưa rõ
Bài viết: 3052
Được thanks: 855 lần
Điểm:

4.74

10.12.2015, 20:48263052855 lần

10

Có bài mới Re: [Sưu tầm] Văn hóa Ẩm Thực – Điểm:

“Bí mật” tạo nên sự khác biệt giữa ẩm thực Á – Âu

Không cần cầu kỳ tìm hiểu, trải nghiệm; cũng không cần trở thành một chuyên gia ẩm thực thứ thiệt, bạn vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt giữa ẩm thực phương Tây và ẩm thực Á Đông bởi những đặc trưng vốn có của nó. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt rõ rệt ấy?

Khác biệt đến từ cách kết hợp nguyên liệu

Để tạo nên những món ăn hoàn hảo, chinh phục vị giác của người thưởng thức, người đầu bếp luôn quan tâm tới việc kết hợp những nguyên liệu, gia vị đa dạng, tinh tế. Chính vì vậy, rất nhiều người luôn “hiểu lầm” rằng có một quy tắc nhất định trong kết hợp ẩm thực. Tuy nhiên, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi trên thực tế người phương Đông và phương Tây có cách ghép đôi hương vị rất khác biệt và kết hợp ẩm thực hoàn toàn không phải là quy luật bất định.

Trong khi các món ăn Phương Tây luôn hòa trộn những nhuyên liệu có vị đối lập và “né tránh” những nguyên liệu có nhiều điểm chung thì các đầu bếp châu Á lại chọn cách sử dụng những tổ hợp có chung nhiều vị.

images

Món ăn phương tây bên trải, Phương đông bên phải

Theo một số liệu, 13 nguyên liệu chủ chốt của bữa ăn phương Tây như bơ, sữa, trứng dù xuất hiện trong 74,4% số món ăn lại gần như vắng bóng trong các món ăn châu Á.

Khác biệt vùng miền, khí hậu

images

Với khác biệt trong khí hậu, đặc trưng vùng miền, mỗi đất nước lại có những lợi thế nuôi trồng và sản xuất được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Ví dụ trồng lúa mạch, lúa mì, các loại hạt, các loại đậu, rau củ quả và hải sản… Bởi vậy, mỗi quốc gia lại có cách chế biến và thể hiện rất riêng.

Khác biệt văn hóa

Nếu ở châu Á, cụ thể hơn là ở Việt Nam, từ xưa đến nay bữa ăn truyền thông thường phải có đủ: cơm – rau – cá. Người châu Á không ăn nhiều thịt mà chú trọng đến những nguyên liệu rau cỏ từ thiên nhiên

Khác với điều này, trong ẩm thực Châu Âu, thịt là thành phần nổi bật hơn cả. Trong đó, thịt bò và thịt cừu là những nguyên liệu chế biến chủ yếu trong mọi món ăn. Các đầu bếp Châu Âu cũng đề cao việc chế biến nước sốt để tăng thêm hương vị vì khẩu phần thịt trong mỗi món ăn thường khá lớn nên khả năng thấm gia vị thường không cao. Các sản phầm sữa thường xuyên được sử dụng trong quá trình nấu ăn. Ngũ cốc và bánh mì từ lâu đã được sử dụng để dùng kèm với các món ăn, cùng với mì và các loại bánh ngọt.

images

Chính những khác biệt này, mà ẩm thực châu Á luôn hấp dẫn với người châu Âu và ngược lại!!!

Nguồn: La Badiane

Không cần cầu kỳ tìm hiểu, trải nghiệm; cũng không cần trở thành một chuyên gia ẩm thực thứ thiệt, bạn vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt giữa ẩm thực phương Tây và ẩm thực Á Đông bởi những đặc trưng vốn có của nó. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt rõ rệt ấy?Để tạo nên những món ăn hoàn hảo, chinh phục vị giác của người thưởng thức, người đầu bếp luôn quan tâm tới việc kết hợp những nguyên liệu, gia vị đa dạng, tinh tế. Chính vì vậy, rất nhiều người luôn “hiểu lầm” rằng có một quy tắc nhất định trong kết hợp ẩm thực. Tuy nhiên, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi trên thực tế người phương Đông và phương Tây có cách ghép đôi hương vị rất khác biệt và kết hợp ẩm thực hoàn toàn không phải là quy luật bất định.Trong khi các món ăn Phương Tây luôn hòa trộn những nhuyên liệu có vị đối lập và “né tránh” những nguyên liệu có nhiều điểm chung thì các đầu bếp châu Á lại chọn cách sử dụng những tổ hợp có chung nhiều vị.Món ăn phương tây bên trải, Phương đông bên phảiTheo một số liệu, 13 nguyên liệu chủ chốt của bữa ăn phương Tây như bơ, sữa, trứng dù xuất hiện trong 74,4% số món ăn lại gần như vắng bóng trong các món ăn châu Á.Với khác biệt trong khí hậu, đặc trưng vùng miền, mỗi đất nước lại có những lợi thế nuôi trồng và sản xuất được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Ví dụ trồng lúa mạch, lúa mì, các loại hạt, các loại đậu, rau củ quả và hải sản… Bởi vậy, mỗi quốc gia lại có cách chế biến và thể hiện rất riêng.Nếu ở châu Á, cụ thể hơn là ở Việt Nam, từ xưa đến nay bữa ăn truyền thông thường phải có đủ: cơm – rau – cá. Người châu Á không ăn nhiều thịt mà chú trọng đến những nguyên liệu rau cỏ từ thiên nhiênKhác với điều này, trong ẩm thực Châu Âu, thịt là thành phần nổi bật hơn cả. Trong đó, thịt bò và thịt cừu là những nguyên liệu chế biến chủ yếu trong mọi món ăn. Các đầu bếp Châu Âu cũng đề cao việc chế biến nước sốt để tăng thêm hương vị vì khẩu phần thịt trong mỗi món ăn thường khá lớn nên khả năng thấm gia vị thường không cao. Các sản phầm sữa thường xuyên được sử dụng trong quá trình nấu ăn. Ngũ cốc và bánh mì từ lâu đã được sử dụng để dùng kèm với các món ăn, cùng với mì và các loại bánh ngọt.Chính những khác biệt này, mà ẩm thực châu Á luôn hấp dẫn với người châu Âu và ngược lại!!!Nguồn: La Badiane


Tìm kiếm với từ khoá:

Được thanks
      

      Share

Xem thông tin cá nhân

     


Có bài mới 16.02.2017, 23:27

Hình đại diện của thành viên

thienbang ruby

Ban quản lý

Ban quản lý
 
Ngày tham gia: 10.12.2015, 20:48
Tuổi: 26 Chưa rõ
Bài viết: 3052
Được thanks: 855 lần
Điểm:

4.74

10.12.2015, 20:48263052855 lần

10

Có bài mới Re: [Sưu tầm] Văn hóa Ẩm Thực – Điểm:

Quan niệm ẩm thực Đông – Tây

images

Mọi người sống trên trái đất này đều phải ăn uống, nhưng do truyền thống văn hóa khác nhau nên quan niệm về ăn uống, đối tượng ăn uống và cách ăn uống giữa phương Đông và phương Tây cũng khác nhau.

Người phương Tây hằng ngy ăn uống, bất kể màu sắc, hương vị, hình thức thực phẩm ra sao, nhưng họ nhất định bảo đảm chất dinh dưỡng, mỗi ngày phải có được bao nhiêu calo, vitamin, protein v.v… Họ ít quan tâm đến mùi vị, dù không ngon mấy họ cũng tự nhủ: ăn đi bổ lắm đấy! Vì vậy có người gọi đó là “quan niệm ẩm thực lý tính”.

Trong khi đó ẩm thực của phương Đông là “quan niệm ẩm thực mang tính thẩm mỹ”. Khi thưởng thức món ăn, người ta thường khen món này ngon, món kia không ngon, nhưng nếu hỏi vì sao ngon, ngon ở chỗ nào, e khó nói được rõ ràng, người ta chỉ nói màu, hương vị, hình thức, bát đĩa đều tuyệt mà thôi. Người phương Đông xuất phát từ vị giác, thị giác, xúc giác để đánh giá thức ăn mà ít để ý đến chất dinh dưỡng phối hợp có thỏa đáng hay không, chỉ cần ngon miệng, khoái khẩu là được.

Một trong những nguyên nhân tạo nên sự hấp dẫn của món ăn phương Đông là mùi vị, do đó khi nấu nướng thường chế biến, pha trộn với nhiều hương liệu khác nhau. Ví dụ, món ba ba chẳng hạn, bao giờ cũng phối hợp với thịt gà, thịt lợn và nấm hương cùng các gia vị khác.

Kỹ thuật thái cắt thực phẩm ở phương Đông thật đa dạng: nhỏ nhất như sợi bún, mỏng nhất như tờ giấy; hơi to là miếng vuông, miếng hình quả trám, lại có viên tròn như hòn bi. Tất cả đều thể hiện cái đẹp về hình hài, nhưng quan trọng hơn là dễ ăn, dễ thưởng thức mùi vị. Có khi bày cả con gà, con vịt lên bàn, nhưng đầu bếp đã khéo léo rút hết xương, rồi nhồi mộc nhĩ, nấm hương, thịt lợn băm… vào trong đó. Món ăn phương Tây ít chú ý đến kỹ thuật cắt thái, mà thường để nguyên cả miếng to, do đấy khi ăn người phương Tây phải dùng dao nĩa.

Ẩm thực phương Đông nói chung là ẩm thực thực vật. Người phương Đông ăn tới hơn 600 loại rau, nhiều gấp 6 lần người phương Tây. Bữa ăn thường của người phương Đông xưa chỉ có rau, ngày tết ngày lễ hoặc gia đình nào có mức sống cao thì mới có cá thịt.

Người phương Tây thì trái lại. Mang huyết thống của dân du mục và hàng hải, họ sống bằng nghề đánh cá, săn thú, nuôi gia súc là chính, hái rau trồng cây là phụ, ăn mặc đều lấy nguồn từ động vật, ngay đến thuốc tân dược cũng lấy từ động vật mà ra. Người phương Tây tự hào về đặc điểm ẩm thực của họ là sự phối hợp hợp lý giữa các chất dinh dưỡng công nghiệp thực phẩm phát đạt, như đồ hộp, món ăn nhanh (fast food), tiết kiệm được thời gian lại nhiều chất dinh dưỡng, nên người họ to lớn khỏe mạnh hơn người phương Đông. Tuy nhiên, hiện nay khẩu phần ăn của người phương Đông và phương Tây đang có sự thay đổi, phương Đông tăng tỷ lệ thịt lên, hạ tỷ lệ rau xuống và phương Tây thì ngược lại.

Cách ăn của Đông – Tây cũng rất khác nhau. Ở phương Đông, khi ăn cỗ bất kể là vì mục đích gì, hình thức nào, đều cả nhà sum vầy ngồi chung một chiếu hoặc cùng một bàn, chiếc bát tròn hay cái mâm tròn tạo thành không khí ấm cúng, đoàn kết, vui vẻ.

Mọi người chúc rượu, mời ăn, thể hiện lễ nghi trên kính, dưới nhường. Mặc dù về mặt vệ sinh mà nói cách ăn ấy không bằng cách ăn của phương Tây, nhưng nó gắn với truyền thống “đại đoàn kết”, nên đến nay vẫn không thay đổi được.

Yến tiệc phương Tây, tuy món ăn và thức uống rất quan trọng, nhưng trên thực tế đó chỉ là phụ mà thôi. Mục đích chính của bữa tiệc là giao du hữu hảo, ăn uống là dịp để làm quen, kết bạn. Nếu như ví việc giao lưu tình cảm trong bữa tiệc phương Đông là điệu múa tập thể, thì bữa tiệc phương Tây là điệu múa giao tình của nam nữ.

Do chú trọng mùi vị nên phương Đông có những món ăn mà phương Tây không tưởng tượng nổi. Người phương Tây không ăn lòng của động vật, nhưng người phương Đông lại rất quý. Ai đã từng ăn món vịt quay Bắc Kinh thì thấy chỉ có lông vịt là vứt đi. Chân vịt được chế biến thành một món ăn cao cấp. Có người nước ngoài cho rằng phương Đông nghèo quá không có thịt mà ăn nên phải ăn lòng, ăn chân súc vật. Đó là vì họ không hiểu hết ẩm thực phương Đông.

Người phương Tây chú trọng chất dinh dưỡng nên không có thói quen “ăn kiêng” như người phương Đông. Họ thường xuyên ăn các chất bổ rải ra hàng ngày chứ không ăn tập trung vào các ngày giỗ, ngày tết. Trong tiệc, món ăn của họ cũng đơn giản, ít món chứ không quá nhiều món ăn như người phương Đông. Người phương Tây coi trọng tính khoa học của ẩm thực nên rất tiết kiệm. Người phương Đông coi trọng tính nghệ thuật của ẩm thực nên có khi hay phô trương, lãng phí.

honviet

Mọi người sống trên trái đất này đều phải ăn uống, nhưng do truyền thống văn hóa khác nhau nên quan niệm về ăn uống, đối tượng ăn uống và cách ăn uống giữa phương Đông và phương Tây cũng khác nhau.Người phương Tây hằng ngy ăn uống, bất kể màu sắc, hương vị, hình thức thực phẩm ra sao, nhưng họ nhất định bảo đảm chất dinh dưỡng, mỗi ngày phải có được bao nhiêu calo, vitamin, protein v.v… Họ ít quan tâm đến mùi vị, dù không ngon mấy họ cũng tự nhủ: ăn đi bổ lắm đấy! Vì vậy có người gọi đó là “quan niệm ẩm thực lý tính”.Trong khi đó ẩm thực của phương Đông là “quan niệm ẩm thực mang tính thẩm mỹ”. Khi thưởng thức món ăn, người ta thường khen món này ngon, món kia không ngon, nhưng nếu hỏi vì sao ngon, ngon ở chỗ nào, e khó nói được rõ ràng, người ta chỉ nói màu, hương vị, hình thức, bát đĩa đều tuyệt mà thôi. Người phương Đông xuất phát từ vị giác, thị giác, xúc giác để đánh giá thức ăn mà ít để ý đến chất dinh dưỡng phối hợp có thỏa đáng hay không, chỉ cần ngon miệng, khoái khẩu là được.Một trong những nguyên nhân tạo nên sự hấp dẫn của món ăn phương Đông là mùi vị, do đó khi nấu nướng thường chế biến, pha trộn với nhiều hương liệu khác nhau. Ví dụ, món ba ba chẳng hạn, bao giờ cũng phối hợp với thịt gà, thịt lợn và nấm hương cùng các gia vị khác.Kỹ thuật thái cắt thực phẩm ở phương Đông thật đa dạng: nhỏ nhất như sợi bún, mỏng nhất như tờ giấy; hơi to là miếng vuông, miếng hình quả trám, lại có viên tròn như hòn bi. Tất cả đều thể hiện cái đẹp về hình hài, nhưng quan trọng hơn là dễ ăn, dễ thưởng thức mùi vị. Có khi bày cả con gà, con vịt lên bàn, nhưng đầu bếp đã khéo léo rút hết xương, rồi nhồi mộc nhĩ, nấm hương, thịt lợn băm… vào trong đó. Món ăn phương Tây ít chú ý đến kỹ thuật cắt thái, mà thường để nguyên cả miếng to, do đấy khi ăn người phương Tây phải dùng dao nĩa.Ẩm thực phương Đông nói chung là ẩm thực thực vật. Người phương Đông ăn tới hơn 600 loại rau, nhiều gấp 6 lần người phương Tây. Bữa ăn thường của người phương Đông xưa chỉ có rau, ngày tết ngày lễ hoặc gia đình nào có mức sống cao thì mới có cá thịt.Người phương Tây thì trái lại. Mang huyết thống của dân du mục và hàng hải, họ sống bằng nghề đánh cá, săn thú, nuôi gia súc là chính, hái rau trồng cây là phụ, ăn mặc đều lấy nguồn từ động vật, ngay đến thuốc tân dược cũng lấy từ động vật mà ra. Người phương Tây tự hào về đặc điểm ẩm thực của họ là sự phối hợp hợp lý giữa các chất dinh dưỡng công nghiệp thực phẩm phát đạt, như đồ hộp, món ăn nhanh (fast food), tiết kiệm được thời gian lại nhiều chất dinh dưỡng, nên người họ to lớn khỏe mạnh hơn người phương Đông. Tuy nhiên, hiện nay khẩu phần ăn của người phương Đông và phương Tây đang có sự thay đổi, phương Đông tăng tỷ lệ thịt lên, hạ tỷ lệ rau xuống và phương Tây thì ngược lại.Cách ăn của Đông – Tây cũng rất khác nhau. Ở phương Đông, khi ăn cỗ bất kể là vì mục đích gì, hình thức nào, đều cả nhà sum vầy ngồi chung một chiếu hoặc cùng một bàn, chiếc bát tròn hay cái mâm tròn tạo thành không khí ấm cúng, đoàn kết, vui vẻ.Mọi người chúc rượu, mời ăn, thể hiện lễ nghi trên kính, dưới nhường. Mặc dù về mặt vệ sinh mà nói cách ăn ấy không bằng cách ăn của phương Tây, nhưng nó gắn với truyền thống “đại đoàn kết”, nên đến nay vẫn không thay đổi được.Yến tiệc phương Tây, tuy món ăn và thức uống rất quan trọng, nhưng trên thực tế đó chỉ là phụ mà thôi. Mục đích chính của bữa tiệc là giao du hữu hảo, ăn uống là dịp để làm quen, kết bạn. Nếu như ví việc giao lưu tình cảm trong bữa tiệc phương Đông là điệu múa tập thể, thì bữa tiệc phương Tây là điệu múa giao tình của nam nữ.Do chú trọng mùi vị nên phương Đông có những món ăn mà phương Tây không tưởng tượng nổi. Người phương Tây không ăn lòng của động vật, nhưng người phương Đông lại rất quý. Ai đã từng ăn món vịt quay Bắc Kinh thì thấy chỉ có lông vịt là vứt đi. Chân vịt được chế biến thành một món ăn cao cấp. Có người nước ngoài cho rằng phương Đông nghèo quá không có thịt mà ăn nên phải ăn lòng, ăn chân súc vật. Đó là vì họ không hiểu hết ẩm thực phương Đông.Người phương Tây chú trọng chất dinh dưỡng nên không có thói quen “ăn kiêng” như người phương Đông. Họ thường xuyên ăn các chất bổ rải ra hàng ngày chứ không ăn tập trung vào các ngày giỗ, ngày tết. Trong tiệc, món ăn của họ cũng đơn giản, ít món chứ không quá nhiều món ăn như người phương Đông. Người phương Tây coi trọng tính khoa học của ẩm thực nên rất tiết kiệm. Người phương Đông coi trọng tính nghệ thuật của ẩm thực nên có khi hay phô trương, lãng phí.honviet


Tìm kiếm với từ khoá:

Được thanks
      

      Share

Xem thông tin cá nhân

     


Có bài mới 18.02.2017, 06:53

Hình đại diện của thành viên

thienbang ruby

Ban quản lý

Ban quản lý
 
Ngày tham gia: 10.12.2015, 20:48
Tuổi: 26 Chưa rõ
Bài viết: 3052
Được thanks: 855 lần
Điểm:

4.74

10.12.2015, 20:48263052855 lần

10

Có bài mới Re: [Sưu tầm] Văn hóa Ẩm Thực – Điểm:

6 quan niệm ẩm thực khác biệt giữa Tây phương và Đông phương

Sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông và Tây thể hiện rất rõ khi chúng ta nói về ẩm thực. Nguồn gốc văn hóa khác nhau dẫn đến các lối suy nghĩ khác nhau về những gì chúng ta ăn vào và tác động của chúng lên sức khỏe.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa hai nền văn hóa trong cách thức chúng ta nhìn nhận về thực phẩm.

1) Thực phẩm tốt và thực phẩm xấu

Trong văn hóa phương Tây, chúng ta thích chia thực phẩm thành loại tốt và loại xấu. Một thập kỷ trước đây chất béo là “kẻ ác”, còn hiện nay lại là carbohydrate và gluten. Khi đó, nguyên nhóm thực phẩm có liên quan bị loại bỏ khỏi bữa ăn một cách thật lạ lùng và thực sự không có lợi cho sức khỏe.

2) Ăn sống và nấu chín

Trong văn hóa Phương Tây, thực phẩm sống là vua, và càng tươi sống càng tốt. Tuy nhiên, theo nguyên lý liệu pháp ẩm thực Trung Hoa thì nó sẽ tốn nhiều năng lượng và khó khăn hơn để cắt nhỏ và tiêu hóa những thực phẩm sống so với những thứ đã được nấu chín. Nếu bạn đang đau ốm, cơ thể bị suy kiệt hoặc đang có vấn đề về tiêu hóa, ăn thực phẩm tươi sống có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.

Nấu chín thực phẩm là một phương thức hỗ trợ tiêu hóa chúng, và là một cách để thu nhận được nhiều năng lượng hơn từ mỗi bữa ăn, bởi bạn không tốn nhiều năng lượng để nghiền nhỏ những thực phẩm tươi sống và chất xơ.

3) Calo và năng lượng

Nhìn chung, quan điểm của phương Tây là chúng ta nên kiểm soát hay ít nhất là nên để ý đến lượng calo nạp vào người. Tuy nhiên, trong Trung y, bạn nhận năng lượng từ thực phẩm ăn vào, và bạn cần đủ năng lượng để hoạt động. Nói cách khác, calo ở đây là “khí”, hay cũng là năng lượng, và là cần thiết để thực hiện toàn bộ các chức năng bao gồm tiêu hóa, miễn dịch, hồi phục, vận động và điều hòa thân nhiệt…

images
Nấu chín là một cách “tiền tiêu hóa” thực phẩm (rez-art/iStock)

4) Quá nhiều calo đồng nghĩa với béo…hoặc không

Từ lâu chúng ta đã tin rằng nếu ăn quá nhiều calo thì bạn sẽ trở nên béo, điều đó có thể là đúng.

Tuy nhiên, trong Trung y, nguyên nhân cơ bản gây nên béo phì là một thứ gọi là thấp (ẩm). Nó gây ra bởi việc ăn quá nhiều thực phẩm không tốt và tiêu hóa kém, thấp là sự tích tụ của ẩm, nó tạo thành những “vũng” tại các vị trí khác nhau trong cơ thể.

Phù thũng, nấm ăn chân, phát ban chảy nước, và mô mỡ tất cả đều được coi là do sự tích lũy của thấp.

5) Cách chia nhóm thực phẩm

Các chế độ ăn phương Tây được phân thành nhóm dựa theo cacbonhydrat, chất béo, và đạm. Một cách lý tưởng, chúng ta cố gắng ăn hài hòa các thực phẩm nhóm đó theo tháp dinh dưỡng vốn cũng thường xuyên thay đổi theo các nghiên cứu.

Trong liệu pháp ẩm thực Trung Hoa, thực phẩm được phân theo những tác động và tính nhiệt cố hữu của chúng.

Thực phẩm ăn vào có thể tác động lên cơ thể bạn để hình thành các chất quan trọng như khí hoặc huyết, hay chúng có thể làm tăng cường tuần hoàn hoặc tiêu thũng. Tính nhiệt của một thực phẩm là một cách để mô tác động nhiệt lên cơ thể sau khi tiêu hóa chứ không phải là cảm giác cay hay nóng như thế nào khi ăn, mà đó là cảm giác “nhiệt” hay “hàn” về sau. Ví dụ, gừng và quế được coi là những thực phẩm nóng, trong khi đó bạc hà lại có tác dụng hàn (lạnh)

Trong liệu pháp ẩm thực Trung Hoa, lựa chọn thực phẩm được khuyến cáo là dựa trên tác động của chúng lên cơ thể bạn và dựa trên nhu cầu của bạn.

6) Phụ gia và các chất bảo quản

Nếu đẩy xe mua hàng đi trong các siêu thị ở phương Tây, bạn sẽ thấy hàng dãy, hàng dãy các sản phẩm thực phẩm, nhưng chúng đã bị biến chất vì các loại phụ gia hóa chất đã được bổ sung vào để tăng cường mùi vị và kéo dài hạn sử dụng.

Trong Trung y, một số thực phẩm xấu được coi là căn nguyên của bệnh tật, chúng vốn là các loại đã bị mốc hỏng, tuy nhiên, hiện nay các thực phẩm đã bị biến đổi về thành phần hóa học như trên cũng được xem là thực phẩm phá hoại sức khỏe.

Liệu pháp ẩm thực Trung Hoa có một vài cách đơn giản để giúp bạn ăn uống tốt hơn và hạnh phúc hơn.

Đó là hãy chọn những gì tốt đối với bạn, và đừng để bị cuốn theo những xu hướng tiêu dùng hoặc những quan niệm gàn dở về thực phẩm hay sự phân chia thực phẩm tốt – xấu. Hãy ăn các thực phẩm tự nhiên, nấu chín là chủ yếu, chú ý đến khả năng tiêu hóa của bạn, và thưởng thức những gì bạn ăn.

Tác giả Lynn Jaffee là một chuyên gia châm cứu đã được chứng nhận và là tác giả cuốn sách Simple Steps: The Chinese Way to Better Health (Những bước đơn giản để có sức tốt hơn theo phương thức Trung Hoa).

Nguồn: daikynguyen

Sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông và Tây thể hiện rất rõ khi chúng ta nói về ẩm thực. Nguồn gốc văn hóa khác nhau dẫn đến các lối suy nghĩ khác nhau về những gì chúng ta ăn vào và tác động của chúng lên sức khỏe.Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa hai nền văn hóa trong cách thức chúng ta nhìn nhận về thực phẩm.Trong văn hóa phương Tây, chúng ta thích chia thực phẩm thành loại tốt và loại xấu. Một thập kỷ trước đây chất béo là “kẻ ác”, còn hiện nay lại là carbohydrate và gluten. Khi đó, nguyên nhóm thực phẩm có liên quan bị loại bỏ khỏi bữa ăn một cách thật lạ lùng và thực sự không có lợi cho sức khỏe.Trong văn hóa Phương Tây, thực phẩm sống là vua, và càng tươi sống càng tốt. Tuy nhiên, theo nguyên lý liệu pháp ẩm thực Trung Hoa thì nó sẽ tốn nhiều năng lượng và khó khăn hơn để cắt nhỏ và tiêu hóa những thực phẩm sống so với những thứ đã được nấu chín. Nếu bạn đang đau ốm, cơ thể bị suy kiệt hoặc đang có vấn đề về tiêu hóa, ăn thực phẩm tươi sống có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.Nấu chín thực phẩm là một phương thức hỗ trợ tiêu hóa chúng, và là một cách để thu nhận được nhiều năng lượng hơn từ mỗi bữa ăn, bởi bạn không tốn nhiều năng lượng để nghiền nhỏ những thực phẩm tươi sống và chất xơ.Nhìn chung, quan điểm của phương Tây là chúng ta nên kiểm soát hay ít nhất là nên để ý đến lượng calo nạp vào người. Tuy nhiên, trong Trung y, bạn nhận năng lượng từ thực phẩm ăn vào, và bạn cần đủ năng lượng để hoạt động. Nói cách khác, calo ở đây là “khí”, hay cũng là năng lượng, và là cần thiết để thực hiện toàn bộ các chức năng bao gồm tiêu hóa, miễn dịch, hồi phục, vận động và điều hòa thân nhiệt…Nấu chín là một cách “tiền tiêu hóa” thực phẩm (rez-art/iStock)Từ lâu chúng ta đã tin rằng nếu ăn quá nhiều calo thì bạn sẽ trở nên béo, điều đó có thể là đúng.Tuy nhiên, trong Trung y, nguyên nhân cơ bản gây nên béo phì là một thứ gọi là thấp (ẩm). Nó gây ra bởi việc ăn quá nhiều thực phẩm không tốt và tiêu hóa kém, thấp là sự tích tụ của ẩm, nó tạo thành những “vũng” tại các vị trí khác nhau trong cơ thể.Phù thũng, nấm ăn chân, phát ban chảy nước, và mô mỡ tất cả đều được coi là do sự tích lũy của thấp.Các chế độ ăn phương Tây được phân thành nhóm dựa theo cacbonhydrat, chất béo, và đạm. Một cách lý tưởng, chúng ta cố gắng ăn hài hòa các thực phẩm nhóm đó theo tháp dinh dưỡng vốn cũng thường xuyên thay đổi theo các nghiên cứu.Trong liệu pháp ẩm thực Trung Hoa, thực phẩm được phân theo những tác động và tính nhiệt cố hữu của chúng.Thực phẩm ăn vào có thể tác động lên cơ thể bạn để hình thành các chất quan trọng như khí hoặc huyết, hay chúng có thể làm tăng cường tuần hoàn hoặc tiêu thũng. Tính nhiệt của một thực phẩm là một cách để mô tác động nhiệt lên cơ thể sau khi tiêu hóa chứ không phải là cảm giác cay hay nóng như thế nào khi ăn, mà đó là cảm giác “nhiệt” hay “hàn” về sau. Ví dụ, gừng và quế được coi là những thực phẩm nóng, trong khi đó bạc hà lại có tác dụng hàn (lạnh)Trong liệu pháp ẩm thực Trung Hoa, lựa chọn thực phẩm được khuyến cáo là dựa trên tác động của chúng lên cơ thể bạn và dựa trên nhu cầu của bạn.Nếu đẩy xe mua hàng đi trong các siêu thị ở phương Tây, bạn sẽ thấy hàng dãy, hàng dãy các sản phẩm thực phẩm, nhưng chúng đã bị biến chất vì các loại phụ gia hóa chất đã được bổ sung vào để tăng cường mùi vị và kéo dài hạn sử dụng.Trong Trung y, một số thực phẩm xấu được coi là căn nguyên của bệnh tật, chúng vốn là các loại đã bị mốc hỏng, tuy nhiên, hiện nay các thực phẩm đã bị biến đổi về thành phần hóa học như trên cũng được xem là thực phẩm phá hoại sức khỏe.Liệu pháp ẩm thực Trung Hoa có một vài cách đơn giản để giúp bạn ăn uống tốt hơn và hạnh phúc hơn.Đó là hãy chọn những gì tốt đối với bạn, và đừng để bị cuốn theo những xu hướng tiêu dùng hoặc những quan niệm gàn dở về thực phẩm hay sự phân chia thực phẩm tốt – xấu. Hãy ăn các thực phẩm tự nhiên, nấu chín là chủ yếu, chú ý đến khả năng tiêu hóa của bạn, và thưởng thức những gì bạn ăn.Tác giả Lynn Jaffee là một chuyên gia châm cứu đã được chứng nhận và là tác giả cuốn sách Simple Steps: The Chinese Way to Better Health (Những bước đơn giản để có sức tốt hơn theo phương thức Trung Hoa).Nguồn: daikynguyen


Tìm kiếm với từ khoá:

Được thanks
      

      Share

Xem thông tin cá nhân

     


Có bài mới 28.02.2017, 17:10

Hình đại diện của thành viên

thienbang ruby

Ban quản lý

Ban quản lý
 
Ngày tham gia: 10.12.2015, 20:48
Tuổi: 26 Chưa rõ
Bài viết: 3052
Được thanks: 855 lần
Điểm:

4.74

10.12.2015, 20:48263052855 lần

10

Có bài mới Re: [Sưu tầm] Văn hóa Ẩm Thực – Điểm:

Ngọt ngào ẩm thực Châu Á đặc sắc phong phú

Ẩm thực được ví như 1 khía cạnh văn hóa độc đáo mà con người cần mọi giác quan để cảm nhận và khám phá. Với công cuộc đổi mới trong lịch sử, mỗi khu vực, đất nước sẽ có những nền ẩm thực đặc trưng, độc đáo.

Ẩm thực châu Á có một sự phong phú trong ẩm thực ở từng lãnh thổ,quốc gia, đó là thiên đường của những món ăn đậm đà mang hương vị của mỗi đất nước.

Nước Nhật được xem như là tinh hoa của ẩm thực châu Á! Đó là lời nhận xét, cảm nhận của những du khách đã từng được thưởng thức những món ăn của Nhật Bản. Các món ăn Nhật Bản không lạm dụng nhiều các loại gia vị mà chú trọng làm nổi bật những sắc vị tươi sống, sự tinh khiết vốn có của những nguyên liệu. Mùi vị các món Nhật Bản đều rất thanh tao, thuần khiết, phù hợp với khí hậu từng mùa nơi đây. Bởi do lãnh thổ bốn bề của Nhật bao quanh đều là biển nên các loại rong biển và hải sản thường là nguyên liệu chính trong các món ăn của người Nhật. Loại lương thực quan trọng nhất của người Nhật  là gạo. Người Nhật Bản cuộn cơm trong những tấm rong biển khô màu xanh rêu tạo nên món sushi ngon tuyệt, món ăn được coi là biểu tượng của ẩm thực của người dân Nhật Bản.

images

Đất nước Ấn Độ và các quốc gia xung quanh được xem như là một màu sắc vô cùng độc đáo của ẩm thực châu á bởi sự đa dạng về tín ngưỡng và sắc tộc. Phần lớn các món ăn ở nơi đây chủ yếu dùng các hương liệu, gia vị, trái cây và rau củ. Mỗi đất nước sẽ có những sự pha trộn các nguyên liệu theo những cách khác nhau để mang đến những hương vị riêng biệt, phù hợp với khẩu vị từng nơi. Ngoài ra, nơi này còn là kho tàng gia vị của thế giới rất đa dạng phong phú như là: củ nghệ, thì là, cà ri, rau mùi, bạc hà, nguyệt quế…

images

Singapore là nơi bạn có thể thưởng thức tất cả các món ngon của ẩm thực châu á, bởi do đất nước Singapore là nơi tụ hội những sự độc đáo của mọi nơi, mọi đất nước từ khắp thế giới. Từ những món ăn sang trọng ở châu Âu, vẻ tinh hoa ẩm thực châu Á cho đến sự bình dị ở ngay bên trong chính các món ăn của Singapore đều xuất hiện ở đảo quốc Sư Tử đầy náo nhiệt và cá tính này.

images

Và sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến văn hóa ẩm thực của Thái Lan trong ẩm thực ở khu vực châu Á. Ẩm thực Thái Lan chịu nhiều tác động từ những nét ẩm thực của những nước láng giềng xung quanh như Ấn Độ,Trung Quốc, Myanma, Malaysia… Ở vùng Đông Bắc của Thái Lan mang kiểu cách tương tự như ẩm thực ở Lào. Vùng núi phía Bắc lại mang đậm chất hơi hướng Myanma, còn vùng phía nam thì Thái Lan mang nhiều ảnh hưởng từ nền ẩm thực Hồi Giáo của đất nước Malaysia. Chỉ riêng khu vực vùng núi Korat ở phía Đông mang theo phong cách từ Campuchia. Cũng chính vì thế, ở mỗi khu vực lại có một vẻ đặc trưng riêng bên trong những bí quyết chế biến truyền thống của họ.

Ẩm thực Thái Lan là sự kết hợp tinh tế của các loại thảo dược, gia vị cùng với thực phẩm tươi mới theo các phương cách nấu nướng độc đáo. Đặc biệt trong mỗi món ăn hay là toàn thể cả bữa ăn đều luôn có sự kết hợp tinh tế giữa vị chua, cay, ngọt và đắng.

images

Đối với ẩm thực châu á Trung Hoa  như là một “người anh lớn” . Sở dĩ nó được ví von như vậy là bởi nền ẩm thực của Trung Quốc đã có lịch sử và phát triển lâu đời,nó có ảnh hướng sâu sắc đối nhiều đất nước lân cận và nó còn vô cùng đa dạng. Người Trung Hoa sử dụng 4 mùi vị: chua, cay, đắng, ngọt làm chủ đạo, sau đó phối hợp chúng với nhiều cách chế biến khác nhau, tạo nên vô số màu sắc hương vị mới đặc sắc. Đặc trưng chính của ẩm thực người Trung Hoa chính là sự kết hợp hài hòa giữa vị, hương, sắc cùng với kiểu cách trang trí bày biện mới lạ, hấp dẫn.

images

Ẩm thực Việt Nam mang một nét mộc mạc so với ẩm thực châu á! Là một đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời,  nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam hài hòa, giản dị nhưng lại vô cùng độc đáo. Món ăn nước Nam thường bao gồm những loại nguyên liệu như : cua, tôm, thịt,… chế biến kèm với các món gạo, đậu, rau… Ngoài ra còn có thêm cả sự hòa lẫn của các gia vị: ngọt,chua ,cay , mặn, bùi béo.., đem lại mùi vị đậm đà, hấp dẫn. Nền văn hóa ẩm thực Việt ngày nay có sự hòa trộn cùng với ẩm thực thế giới nói chung và châu á nói riêng đem đến 1 phong cách vừa độc đáo,vừa hấp dẫn mới lạ.

images

Ẩm thực châu Á là một báu vật của phong cách ẩm thực thế giới, xứng đáng dành cho những người đam mê ăn uống tìm hiểu và thưởng thức. Đặc biệt hơn, thông qua những món ăn, mọi người sẽ có thể tìm hiểu dược nhiều hơn về văn hóa, truyền thống của nhiều đất nước trên thế giới.

Nguồn: Elinerfood

Nước Nhật được xem như là tinh hoa của ẩm thực châu Á! Đó là lời nhận xét, cảm nhận của những du khách đã từng được thưởng thức những món ăn của Nhật Bản. Các món ăn Nhật Bản không lạm dụng nhiều các loại gia vị mà chú trọng làm nổi bật những sắc vị tươi sống, sự tinh khiết vốn có của những nguyên liệu. Mùi vị các món Nhật Bản đều rất thanh tao, thuần khiết, phù hợp với khí hậu từng mùa nơi đây. Bởi do lãnh thổ bốn bề của Nhật bao quanh đều là biển nên các loại rong biển và hải sản thường là nguyên liệu chính trong các món ăn của người Nhật. Loại lương thực quan trọng nhất của người Nhật là gạo. Người Nhật Bản cuộn cơm trong những tấm rong biển khô màu xanh rêu tạo nên món sushi ngon tuyệt, món ăn được coi là biểu tượng của ẩm thực của người dân Nhật Bản.Đất nước Ấn Độ và các quốc gia xung quanh được xem như là một màu sắc vô cùng độc đáo của ẩm thực châu á bởi sự đa dạng về tín ngưỡng và sắc tộc. Phần lớn các món ăn ở nơi đây chủ yếu dùng các hương liệu, gia vị, trái cây và rau củ. Mỗi đất nước sẽ có những sự pha trộn các nguyên liệu theo những cách khác nhau để mang đến những hương vị riêng biệt, phù hợp với khẩu vị từng nơi. Ngoài ra, nơi này còn là kho tàng gia vị của thế giới rất đa dạng phong phú như là: củ nghệ, thì là, cà ri, rau mùi, bạc hà, nguyệt quế…Singapore là nơi bạn có thể thưởng thức tất cả các món ngon của ẩm thực châu á, bởi do đất nước Singapore là nơi tụ hội những sự độc đáo của mọi nơi, mọi đất nước từ khắp thế giới. Từ những món ăn sang trọng ở châu Âu, vẻ tinh hoa ẩm thực châu Á cho đến sự bình dị ở ngay bên trong chính các món ăn của Singapore đều xuất hiện ở đảo quốc Sư Tử đầy náo nhiệt và cá tính này.Và sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến văn hóa ẩm thực của Thái Lan trong ẩm thực ở khu vực châu Á. Ẩm thực Thái Lan chịu nhiều tác động từ những nét ẩm thực của những nước láng giềng xung quanh như Ấn Độ,Trung Quốc, Myanma, Malaysia… Ở vùng Đông Bắc của Thái Lan mang kiểu cách tương tự như ẩm thực ở Lào. Vùng núi phía Bắc lại mang đậm chất hơi hướng Myanma, còn vùng phía nam thì Thái Lan mang nhiều ảnh hưởng từ nền ẩm thực Hồi Giáo của đất nước Malaysia. Chỉ riêng khu vực vùng núi Korat ở phía Đông mang theo phong cách từ Campuchia. Cũng chính vì thế, ở mỗi khu vực lại có một vẻ đặc trưng riêng bên trong những bí quyết chế biến truyền thống của họ.Ẩm thực Thái Lan là sự kết hợp tinh tế của các loại thảo dược, gia vị cùng với thực phẩm tươi mới theo các phương cách nấu nướng độc đáo. Đặc biệt trong mỗi món ăn hay là toàn thể cả bữa ăn đều luôn có sự kết hợp tinh tế giữa vị chua, cay, ngọt và đắng.Đối với ẩm thực châu á Trung Hoa như là một “người anh lớn” . Sở dĩ nó được ví von như vậy là bởi nền ẩm thực của Trung Quốc đã có lịch sử và phát triển lâu đời,nó có ảnh hướng sâu sắc đối nhiều đất nước lân cận và nó còn vô cùng đa dạng. Người Trung Hoa sử dụng 4 mùi vị: chua, cay, đắng, ngọt làm chủ đạo, sau đó phối hợp chúng với nhiều cách chế biến khác nhau, tạo nên vô số màu sắc hương vị mới đặc sắc. Đặc trưng chính của ẩm thực người Trung Hoa chính là sự kết hợp hài hòa giữa vị, hương, sắc cùng với kiểu cách trang trí bày biện mới lạ, hấp dẫn.Ẩm thực Việt Nam mang một nét mộc mạc so với ẩm thực châu á! Là một đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời, nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam hài hòa, giản dị nhưng lại vô cùng độc đáo. Món ăn nước Nam thường bao gồm những loại nguyên liệu như : cua, tôm, thịt,… chế biến kèm với các món gạo, đậu, rau… Ngoài ra còn có thêm cả sự hòa lẫn của các gia vị: ngọt,chua ,cay , mặn, bùi béo.., đem lại mùi vị đậm đà, hấp dẫn. Nền văn hóa ẩm thực Việt ngày nay có sự hòa trộn cùng với ẩm thực thế giới nói chung và châu á nói riêng đem đến 1 phong cách vừa độc đáo,vừa hấp dẫn mới lạ.Ẩm thực châu Á là một báu vật của phong cách ẩm thực thế giới, xứng đáng dành cho những người đam mê ăn uống tìm hiểu và thưởng thức. Đặc biệt hơn, thông qua những món ăn, mọi người sẽ có thể tìm hiểu dược nhiều hơn về văn hóa, truyền thống của nhiều đất nước trên thế giới.Nguồn: Elinerfood


Tìm kiếm với từ khoá:

Được thanks
      

      Share

Xem thông tin cá nhân

Hiển thị bài viết từ:

 

Sắp xếp theo

 

Trả lời đề tài

 Trang 1/1
 [ 5 bài ] 

     

     

Chuyển đến:
 






Đang truy cập 

Không có thành viên nào đang truy cập

Điều hành 

thienbang ruby, mymy0191, Nguyệt Hoa Dạ Tuyết, Thử việc CLB Ẩm thực – Thường thức


Bạn không thể tạo đề tài mới
Bạn không thể viết bài trả lời
Bạn không thể sửa bài của mình
Bạn không thể xoá bài của mình
Bạn không thể gởi tập tin kèm