Văn hóa Chăm xứ Bình Thuận
Bình Thuận là địa danh chung của miền đất Nam Trung bộ thời các đời chúa Nguyễn tiến hành mở mang và khai hoang. Trải qua 300 năm lịch sử, những thay đổi về đơn vị, địa lý và dân cư theo các chuyển động của lịch sử đã hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay. Vào cuối tháng 10 – 1995, rất đông các nhà khoa học, du khách trong nước và thế giới đổ về Mũi Né để chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kì và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần mà cả trăm năm mới có. Cũng nhờ đó mà những vẻ đẹp khác của bình Thuận được khám phá và nhiều người biết đến. Ngoài những danh lam,thắng cảnh, di tích lịch sử, các món ăn đặc sản ngon, lạ thì những nét riêng văn hóa ở sứ sở này cũng rất phong phú và đáng để tìm hiểu.
Bình Thuận là một vùng đất có nền văn hóa đặc sắc và đa dạng tập hợp của nhiều dân tộc.Ở Bình Thuận có đến 30 dân tộc chung sống,và trong đó 6 dân tộc đông nhất là Chăm, đến người Kinh và người Tày. Qúy khách du lịch ở Bình Thuận sẽ thấy được nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm rất phong phú với những tháp cao bằng đất nung, duyên dáng và bền vững với vẻ đẹp hút hồn. Những tượng thần, vua, vũ nữ đã được các nghệ nhân thổi hồn vào đó… đã thể hiện bàn tay tài hoa và trình độ nghệ thuật điêu luyện, tinh xảo với các họa tiết, đường nét chắc khỏe, lãng mạn. Trang phục, nhạc cụ, điệu múa, âm nhạc là những di sản quí báu của nền văn hóa cổ sa Huỳnh và văn hóa Chăm cổ còn được lưu giữ đến tận hôm nay. Công trình kiến trúc cổ như đền, tháp, chùa, lăng, miếu cộng với đi tích lịch sử, khảo cổ học và đặc biệt các lễ hội truyền thống của người Việt, người Chăm…đã đem lại những nét văn hóa đặc trưng và ít nơi nào có được cho mảnh đất Bình Thuận.
Bởi nơi đây có rất đông đồng bào Chăm sinh sống nên Bình Thuận mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Nền văn hóa ấy được thể hiện qua những phong tục, sinh hoạt thường ngày, trang phục và đặc biệt là chữ viết và nghề gốm…Hát dân ca và múa Chăm đã trở thành một di sản văn hóa quí giá của nền văn hóa Chăm và người Việt thời bấy giờ cho nên luôn luôn được giữ gìn và phát triển. Cho đến nay, phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ của người Chăm nơi đây vẫn được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền. Và ngày nay, dù cuộc sống đã trở nên hiện đại hơn nhưng người Chăm vẫn luôn giữ tín ngưỡng tâm linh, họ vẫn gìn giữ và thường xuyên tổ chức các nghi lễ trong đó có lễ cúng cơm mới, lễ khai trương, đắp đề,… mỗi công việc đều có một nghi lễ để tạ ơn thần linh. Đặc biệt một số bộ phận người Chăm vẫn sống bằng nghề đánh cá, mà tục thờ cá voi ở các tỉnh ven biển ngày nay chính là được bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm. Đây có thể là một kiến thức hay mà ít ai biết đến. Sẽ rất thú vị đối với du khách, đặc biệt là những ai ưa thích tìm hiểu và khám phá về sự đa dạng văn hóa dân tộc khi đặt chân đến Bình Thuận.