Văn hóa Đà Lạt
Đà Lạt là một thành phố khá trẻ đối với thời gian hình thành và phát triển, nhưng bên trong nó là một bề dày văn hóa với rất nhiều sự giao thoa và ảnh hưởng từ Đông sang Tây, tạo nên một nét văn hóa Đà Lạt đặc trưng mà không nơi nào có được.
Văn hóa Đà Lạt là sự giao thoa và kết hợp nhiều nền văn hóa thuộc nhiều vùng miền địa phương khác nhau. Nếu ai đó hỏi tôi, bạn là người Đà Lạt gốc phải không ? Xin trả lời là không, vì chỉ có người K’Ho bản địa mới chính là người Đà Lạt gốc sinh sống ở nơi này hàng trăm năm nay và họ đã tạo dựng nên một nền văn hóa riêng cho người đồng bào thiểu sổ nơi đây, một nền văn hóa theo chế độ Mẫu hệ và thờ đa thần.
Còn văn hóa Đà Lạt hiện nay, chúng ta có thể nói đến văn hóa giao thoa của người đồng bào thiểu số K’Ho bản địa và người dân di cư từ khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…và một số tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ tạo nên một nét đặc trưng văn hóa riêng của người Đà Lạt hiện nay: Hiền Hòa, Thanh Lịch và Mến Khách.
Văn hóa Đà Lạt luôn là một đề tài mới mẻ, phong phú và hấp dẫn mà các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học, xã hội, nghệ thuật luôn theo đuổi để tìm hiểu và sáng tác.
Trong thời “binh đao nước loạn” của giai đoạn những năm chiến tranh, rất nhiều người từ khắp các vùng miền ở Việt Nam đã khăn gói qui tụ về đây để mong tìm kiếm một miền đất hứa, an toàn và no ấm. Để tồn tại được giữa một vùng đất mới, rừng thiêng nước độc này, những người di cư tiên phong đã phải khai phá, mở đất, chặn sông, chặn suối để có những công trình tuyệt đẹp như hồ Xuân Hương, hồ Suối Vàng… cho du lịch Đà Lạt ngày nay.
DU LỊCH ĐÀ LẠT – DALATTRONGTOI.COM
___________________________________________________________________________________________