Văn hóa Đông Sơn – bản sắc văn hóa
90 năm phát hiện và nghiên cứu, các nhà khoa học đều cho rằng văn hóa Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa này là cơ sở vật chất cho việc hình thành nhà nước đầu tiên Văn Lang – Âu Lạc, nhà nước đầu tiên thời đại các Vua Hùng, và là nền tảng cho sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ, cũng như văn minh Đại Việt sau này.
Rực rỡ một nền văn minh Việt cổ
Văn hóa Đông Sơn được xác định tồn tại trong khoảng từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ I – II sau Công nguyên. Qua hàng trăm di tích cùng với khối di vật đồ sộ đã được phát hiện và nghiên cứu, là minh chứng sinh động cho nguồn gốc bản địa, sự phát triển lâu dài, liên tục và trực tiếp từ các văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun), đến đỉnh cao văn hóa Đông Sơn và văn minh Đại Việt.
Theo thống kê, hiện đã có trên 200 di tích thuộc văn hóa Đông Sơn được phát hiện ở nước ta, chủ yếu phân bố ở 3 lưu vực sông chính là sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ), sông Mã (Thanh Hóa) và sông Cả (Nghệ An). Nhiều di vật văn hóa Đông Sơn còn được phát hiện ở các tỉnh miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên của Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á. Đến nay, số lượng di vật thuộc văn hóa Đông Sơn đã tìm được vô cùng đồ sộ, được lưu giữ ở các bảo tàng trong nước, nước ngoài và các sưu tập tư nhân.
Trống đồng Ngọc Lũ – trống đồng đẹp nhất, có niên đại sớm nhất của văn hóa Đông Sơn. Ảnh: BTLSQG
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa Đông Sơn nhất hiện nay với khoảng 10.000 hiện vật, bao gồm các chất liệu đa dạng như: đồng, gốm, gỗ, đá… Trong đó, hiện vật đồng chiếm số lượng nhiều hơn cả, đặc biệt là sưu tập trống đồng. Bên cạnh đó, còn có các sưu tập công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt và đồ trang sức… Trong đó có nhiều hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia như thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, đèn hình người quỳ… Điều đó cho thấy ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng của các hiện vật thuộc văn hóa này.
Theo TS Nguyễn Văn Đoàn – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, văn hóa Đông Sơn có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc, và là nền tảng vật chất đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ cũng như văn minh Đại Việt sau này. Những năm gần đây, việc điều tra, phát hiện mới và khai quật hàng loạt các di tích văn hóa Đông Sơn như các di tích như Mả Tre, Đình Tràng (Cổ Loa, Hà Nội), Bãi Cọi (Hà Tĩnh), các di tích tiền Đông Sơn như Xóm Dền (Phú Thọ), Nghĩa Lập (Vĩnh Phúc) với sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài đã góp phần làm sáng tỏ hơn nữa sự đa dạng, sự thống nhất cũng như mối quan hệ, giao lưu và vị thế của văn hóa Đông Sơn với các văn hóa đồng đại khu vực lân cận.
Các nhà khoa học cũng đã xây dựng đầy đủ các phông tư liệu về văn hóa Đông Sơn với các lát cắt phản ánh các phương diện khác nhau về văn hóa Đông Sơn, về đời sống cư dân Việt cổ qua các hình thức cư trú và nhà ở, các phương thức mai táng, đời sống tinh thần, đời sống sản xuất… Trên cơ sở nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa Đông Sơn chính là cơ sở vật chất và là sự thể hiện sinh động “hình ảnh” của nhà nước đầu tiên trong lịch sử: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, và là nền tảng hình thành truyền thống văn hóa Việt Nam.
Thạp đồng Đào Thịnh – hiện vật điển hình, đặc biệt về đồ dùng sinh hoạt của cư dân Đông Sơn. Ảnh: BTLSQG
Đỉnh cao của nghề luyện kim, đúc đồng
Nghề luyện kim, đúc đồng ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn đã phát triển và đạt đến trình độ nghệ thuật đỉnh cao. Theo Ths.Nguyễn Quốc Hữu (Phó trưởng Phòng Trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), thống kê cho thấy, tỷ lệ đồ đồng trong văn hóa Đông Sơn chiếm tới gần 90% trong tổng số hiện vật được tìm thấy, với hàng vạn tiêu bản, thuộc nhiều loại hình khác nhau, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sản xuất, đời sống của cư dân Đông Sơn, từ trống đồng, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, trang sức.
Văn hóa Đông Sơn là văn minh của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, nên người Đông Sơn đã có cả một bộ nông cụ chuyên dụng, tiên tiến. Để chặt cây, khai hoang họ chế tạo các loại rìu, dao. Để đắp bờ, mở thửa, làm đất họ có các loại cuốc, xẻng, mai, thuổng, lưỡi cày… Đặc biệt, các cư dân Đông Sơn đã chế tạo được nhiều những chiếc liềm, một loại công cụ gặt tiên tiến giúp cho việc gặt hái nhanh hơn, cho năng suất cao hơn. Người Đông Sơn cũng đã tạo ra bộ công cụ làm mộc, có cấu tạo và chức năng gần như bộ công cụ làm mộc hiện đại, dùng để dựng nhà sàn, đóng thuyền và chế tác các loại vật dụng sinh hoạt… Bộ công cụ mộc gồm có các loại đục vũm, đục bẹt với nhiều kiểu dáng dài ngắn, thon bè thích hợp với từng kỹ thuật đục chạm khác nhau, hoặc các loại rìu xéo dùng để tu chỉnh sản phẩm mộc.
Văn hóa Đông Sơn được xác định tồn tại trong khoảng từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ I – II sau Công nguyên. Qua hàng trăm di tích cùng với khối di vật đồ sộ đã được phát hiện và nghiên cứu, là minh chứng sinh động cho nguồn gốc bản địa, sự phát triển lâu dài, liên tục và trực tiếp từ các văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun), đến đỉnh cao văn hóa Đông Sơn và văn minh Đại Việt.Theo thống kê, hiện đã có trên 200 di tích thuộc văn hóa Đông Sơn được phát hiện ở nước ta, chủ yếu phân bố ở 3 lưu vực sông chính là sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ), sông Mã (Thanh Hóa) và sông Cả (Nghệ An). Nhiều di vật văn hóa Đông Sơn còn được phát hiện ở các tỉnh miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên của Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á. Đến nay, số lượng di vật thuộc văn hóa Đông Sơn đã tìm được vô cùng đồ sộ, được lưu giữ ở các bảo tàng trong nước, nước ngoài và các sưu tập tư nhân.Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa Đông Sơn nhất hiện nay với khoảng 10.000 hiện vật, bao gồm các chất liệu đa dạng như: đồng, gốm, gỗ, đá… Trong đó, hiện vật đồng chiếm số lượng nhiều hơn cả, đặc biệt là sưu tập trống đồng. Bên cạnh đó, còn có các sưu tập công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt và đồ trang sức… Trong đó có nhiều hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia như thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, đèn hình người quỳ… Điều đó cho thấy ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng của các hiện vật thuộc văn hóa này.Theo TS Nguyễn Văn Đoàn – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, văn hóa Đông Sơn có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc, và là nền tảng vật chất đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ cũng như văn minh Đại Việt sau này. Những năm gần đây, việc điều tra, phát hiện mới và khai quật hàng loạt các di tích văn hóa Đông Sơn như các di tích như Mả Tre, Đình Tràng (Cổ Loa, Hà Nội), Bãi Cọi (Hà Tĩnh), các di tích tiền Đông Sơn như Xóm Dền (Phú Thọ), Nghĩa Lập (Vĩnh Phúc) với sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài đã góp phần làm sáng tỏ hơn nữa sự đa dạng, sự thống nhất cũng như mối quan hệ, giao lưu và vị thế của văn hóa Đông Sơn với các văn hóa đồng đại khu vực lân cận.Các nhà khoa học cũng đã xây dựng đầy đủ các phông tư liệu về văn hóa Đông Sơn với các lát cắt phản ánh các phương diện khác nhau về văn hóa Đông Sơn, về đời sống cư dân Việt cổ qua các hình thức cư trú và nhà ở, các phương thức mai táng, đời sống tinh thần, đời sống sản xuất… Trên cơ sở nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa Đông Sơn chính là cơ sở vật chất và là sự thể hiện sinh động “hình ảnh” của nhà nước đầu tiên trong lịch sử: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, và là nền tảng hình thành truyền thống văn hóa Việt Nam.Nghề luyện kim, đúc đồng ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn đã phát triển và đạt đến trình độ nghệ thuật đỉnh cao. Theo Ths.Nguyễn Quốc Hữu (Phó trưởng Phòng Trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), thống kê cho thấy, tỷ lệ đồ đồng trong văn hóa Đông Sơn chiếm tới gần 90% trong tổng số hiện vật được tìm thấy, với hàng vạn tiêu bản, thuộc nhiều loại hình khác nhau, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sản xuất, đời sống của cư dân Đông Sơn, từ trống đồng, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, trang sức.Văn hóa Đông Sơn là văn minh của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, nên người Đông Sơn đã có cả một bộ nông cụ chuyên dụng, tiên tiến. Để chặt cây, khai hoang họ chế tạo các loại rìu, dao. Để đắp bờ, mở thửa, làm đất họ có các loại cuốc, xẻng, mai, thuổng, lưỡi cày… Đặc biệt, các cư dân Đông Sơn đã chế tạo được nhiều những chiếc liềm, một loại công cụ gặt tiên tiến giúp cho việc gặt hái nhanh hơn, cho năng suất cao hơn. Người Đông Sơn cũng đã tạo ra bộ công cụ làm mộc, có cấu tạo và chức năng gần như bộ công cụ làm mộc hiện đại, dùng để dựng nhà sàn, đóng thuyền và chế tác các loại vật dụng sinh hoạt… Bộ công cụ mộc gồm có các loại đục vũm, đục bẹt với nhiều kiểu dáng dài ngắn, thon bè thích hợp với từng kỹ thuật đục chạm khác nhau, hoặc các loại rìu xéo dùng để tu chỉnh sản phẩm mộc.