Văn hóa Nhật Bản – nét đẹp độc đáo không pha trộn của “xứ Phù Tang”

Cùng với sự phát triển của du học Nhật Bản những năm gần đây, văn hóa Nhật ngày càng được biết đến rộng rãi, được nhiều người yêu thích và tìm hiểu. Văn hóa Nhật Bản với những nét đẹp truyền thống được ví như “linh hồn quốc gia”, là một biểu tượng về nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân “đất nước mặt trời mọc”. Vậy văn hóa Nhật Bản đẹp và độc đáo như thế nào?

Văn hóa Nhật Bản – nét đẹp riêng biệt và độc đáo

Nhắc đến Nhật Bản, người ta thường nói đến một siêu cường quốc trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế, công nghệ hiện đại hàng đầu. Bên cạnh đó, người ta cũng không thể không nhắc đến một quốc gia Á Đông với nền văn hóa truyền thống đậm đà và giàu bản sắc.

Những nét văn hóa này được thể hiện qua những lễ hội, nghi lễ hay phong tục tập quán, và trong cả chính cuộc sống hàng ngày của người dân quốc gia này, trở thành một nét đẹp, một “món ăn’ tinh thần.

Không chỉ mang nét đẹp và đặc trưng riêng, Nhật Bản cũng là quốc gia có sự thống nhất về văn hóa. Nơi đây được bao quanh bởi biển đảo và chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên không có văn hóa du nhập. Thêm đó, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt cũng tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường và trên hết là tinh thần đoàn kết chống thiên tai của người Nhật.

Khám phá văn hóa Nhật Bản – những đặc trưng cơ bản

Tinh thần võ sĩ đạo

Nếu là hoa xin là hoa anh đào – Nếu là người xin làm người võ đạo”. Câu nói nổi tiếng này phần nào thể hiện tính cách của người dân “xứ Phù Tang”. Nếu hoa anh đào là biểu tượng của đất nước Nhật Bản thì tinh thần võ đạo chính là nét tính cách nổi bật của người dân xứ này.

Xuất phát từ những khó khăn và thử thách của tự nhiên, tinh thần võ sĩ đạo tượng trưng cho nghị lực và sự kiên cường. Điều kiện để trở thành võ sĩ đạo là danh dự- can đảm – trung thành. Theo đúng tinh thần của Thần Đạo, từ nhỏ họ đã được luyện tập kiếm cung, thực hành trà đạo và học cả thi ca, hội họa.

Văn hóa trà đạo

Cùng với Trung Quốc thì Nhật Bản cũng có nền văn hóa trà đạo tinh tế, độc đáo và giàu bản sắc. Trà đạo được coi là một biểu tượng của tâm hồn Nhật, cũng là nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Trà đạo không chỉ chứa đựng sâu sắc về tâm hồn mà còn thể hiện tinh thần của con người nơi đây.Với người Nhật, thưởng thức trà giúp họ phát triển giá trị tinh thần của bản thân.

Tinh thần trà đạo Nhật Bản được biết đến qua bốn chữ hòa – kính –thanh- tịch. Trong đó, “hòa” là hòa bình, “kính” là tôn trọng người bề trên, “thanh” là thanh khiết còn “tịch” là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

Tiệc Bonenkai

Bonenkai là một nghi thức truyền thống của người Nhật vào dịp năm mới. Để tạm biệt năm cũ, đón một năm mới đến, hầu hết các công ty Nhật đều tổ chức ít nhất một bữa tiệc truyền thống này.

Không chỉ giới hạn trong phạm vi công ty, phòng ban hay đồng nghiệp, người Nhật còn tổ chức Bonenkai với bạn bè của họ. Đây là một phong tục truyền thống xong không có ngày cổ định mà thường được tổ chức từ trung tuần tháng 12 đến hết năm.

Lễ hội đốt núi Yamazaki

Trong tiếng Nhật có một từ dành riêng cho việc đốt ngọn núi là Yamazaki. Yamazaki được tổ chức hàng năm khi mùa xuân đến. Theo đó, người Nhật sẽ đốt cháy cỏ trên sườn đồi núi Wakakusayama Nara. Lễ hội này thường được kết hợp với một màn bắn pháo hoa rất đẹp mắt.

Nguồn gốc của lễ hội này được cho là bắt nguồn từ các cuộc xung đột biên giới giữa các đền lớn của Nara. Nhiều quan điểm khác lại cho rằng đốt núi để ngăn chặn việc tấn công của heo rừng. Thời điểm tổ chức lễ hội vào thứ 7 tuần thứ 4 của tháng 1 hàng năm.

Kimono – trang phục truyền thống của “xứ Phù Tang”

Không chỉ là một loại trang phục thông thường, Kimono được xem là biểu tượng, là nét văn hóa truyền thống độc đáo của Nhật Bản.Trong tiếng Nhật, “Kimono” là “đồ để mặc” hay “y phục Nhật”, “hòa phục”. Đây là loại trang phục truyền thống của Nhật Bản.

Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào những dịp lễ truyền thống do cách mặc trang phục này khá phức tạp và bất tiện khi di chuyển. Phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơn nam giới.

Kiếm đạo Kendo

Là biểu tượng của tinh thần võ sĩ đạo, kiếm đạo cũng là nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản, được duy trì cho đến ngày nay. Hiểu một cách đơn giản, kiếm đạo là nghệ thuật sử dụng kiếm. Và qua đó, người võ sĩ đạo rèn luyện bản thân về phẩm chất và tinh thần.

Tinh thần đó là sự hòa quyện chặt chẽ giữa nhân đức, công bằng, cao thượng hay chính trực, tạo nên nét tính cách đặc trưng của người dùng kiểm, đó là: trượng nghĩa, ngay thẳng, dũng cảm, nhân tự, lòng trung thành và trọng danh dự.

Ngày nay, kiếm đạo vẫn được sử dụng phổ biến như một môn thể thao, giúp người học hoàn thiện thể chất và tinh thần.

Nghệ thuật Bonsai Nhật Bản

Được du nhập từ Trung Quốc từ khoảng thế kỷ thứ 13 SCN, đến thời điểm hiện tại, Bonsai trở thành một nét đặc trưng của đất nước Phù Tang.

Bonsai được hiểu là những cái cây được đựng trong chậu, khay và được người trồng sử dụng các công cụ đặc biệt để cắt tỉa và tạo dáng.

Không chỉ mang giá trị nghệ thuật, cây Bonsai còn là yếu tố thể hiện tính cách của con người. Người chơi cây phải là người làm vườn lành nghề, say mê với nghề và phải có khiếu thẩm mỹ cao. Với họ, Bosai chính là một tác phẩm nghệ thuật.

Bosai chỉ đẹp khi hội tụ đầy đủ các yếu tố nghệ thuật, kết hợp hài hòa với bàn tay con người. Bonsai đẹp cũng đem cho người thưởng lãm cảm nhận về sức sống của thiên nhiên, khiến họ vì thế mà muốn vươn lên trong cuộc sống.

Trên đây là một số nét độc đáo trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân xứ Phù Tang. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn có rất nhiều nét văn hóa ấn tượng như ngắm hoa anh đào, làm bánh mochi, ném đậu Mamemaki hay ném muối sumo…Nếu có dịp đến với đất nước này, hãy tìm hiểu và trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng này nhé!