Văn hóa ẩm thực #10: Ẩm thực Thái Lan

1. Khái quát chung

Vị trí địa lý, thủ đô, diện tích, dân số

Theo tiếng Thái, Thái Lan có nghĩa là “xứ sở của tự do”. Thủ đô Bangkok nghĩa là “thành phố của những thiên thần” trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa

Vương quốc Thái Lan nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Phía Tây và phía Bắc giáp với Myanmar. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Lào. Phía Đông Nam giáo với Campuchia và phía Nam giáp với Malaysia. Diện tích: 513.115 km2, dân số hơn 65 triệu người, trong đó người Thái chiếm 80%, người Hoa 10%, người Mã Lai 3%, còn lại là các nhóm thiểu số (Môn, Khmer, các dân tộc người vùng cao). Trải qua 800 năm lịch sử, Thái Lan có thể tự hào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân hoá. Người Thái có truyền thống tôn sùng hoàng gia.

Khí hậu, ngôn ngữ, tôn giáo

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới với ba mùa đặc trưng: Mùa nóng và khô từ tháng 2 đến tháng 5 (nhiệt độ trung bình 34o, độ ẩm 75%), mùa mưa nhưng nắng nhiều từ tháng 6 đến tháng 10 (nhiệt độ trung bình trong ngày là 29oC, độ ẩm 87%), và mùa mát từ tháng 11 đến tháng 1 (nhiệt độ giao động từ dưới 20oC tới 32oC, độ ẩm giảm). Ban đêm ở miền Bắc và Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp hơn. Miền Nam có khí hậu rừng mưa nhiệt đới với nhiệt độ trung bình 28oC.

Ngôn ngữ là tiếng Thái Lan, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi, nhất là ở Bangkok. Tôn giáo: Phật giáo (95%), Hồi Giáo (4%) và các tôn giáo khác (1%).

2. Văn hoá ẩm thực Thái Lan

Nét văn hóa ẩm thực Thái chính là sự kết hợp giữa ẩm thực phương Đông và phương Tây, đặc biệt là các nước lân cận như Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Trung Quốc… Đó là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống để tạo nên một phong cách ẩm thực riêng biệt, độc đáo được kết tinh qua nhiều thế kỷ. Mỗi món ăn hay toàn thể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng. Ẩm thực Thái Lan là một phần của văn hóa Thái Lan và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch.

Gia vị: Người Thái sử dụng các loại rau thơm hay còn gọi là thảo mộc (đinh hương, nghệ tây, rau mùi, húng quế, lá bạc hà, gừng, ớt, sả, lá chanh…) để chế biến món ăn, vừa làm tăng thêm mùi vị cho món ăn vừa có lợi cho sức khỏe.

Các loại rau thơm có tác dụng làm tăng thêm mùi vị cho món ăn và ngoài ra chúng có các tác dụng về mặt chữa bệnh. Chanh là loại gia vị mà người Thái ưu ái. Trong chả cá của họ cũng nặng mùi lá chanh. Chanh được vắt vào rất nhiều món ăn, là nguyên liệu chế biến và để trang trí lên món ăn. Húng cũng là một thứ không thể thiếu được, với 3 loại thường thấy: hương nhu trắng thường xuất hiện trong món súp và hải sản, húng quế chanh lá nhỏ hơn thường đi kèm với món súp và là một thành phần của món xa lát và húng quế khác thì lại có trong các món xào. Lá bạc hà lục được dùng trong các món xa lát và thường làm rau sống, như cây bạc hà. Củ sả là một nguyên liệu đồng hành với hầu hết các món ăn của Thái. Gừng được để tươi hay nghiền bột và riềng củ được cho vào món súp và cà ri. Ớt chính là gia vị chính trong các bữa ăn ở Thái và chiếm ưu thế hơn hẳn là 3 loại ớt: ớt chuối – loại ớt to, ớt chỉ thiên, dài và mảnh có 3 màu đỏ, vàng và xanh; và loại ớt nổi tiếng (ớt phân chuột), vị cay thành phần chính trong món.

Nước chấm phổ biến của người Thái là nước mắm ớt pha loãng hay không pha loãng. Đặc biệt là xì dầu, sa tế và các lọai nước chấm khác cũng được sử dụng trong các món ăn. Người Thái thích sử dụng nước mắm cà cuống – trích tinh dầu con cà cuống pha với nước mắm.

Phong cách ẩm thực

Cùng nhau chia sẻ các bữa ăn chính là một yếu tố quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Thái. Theo truyền thống một mảnh vải được trải trên nền nhà và trong nhà người Thái luôn có một phòng lớn đủ chứa nhiều người. Người phụ nữ ngồi gập chân về một phía, còn người đàn ông thì ngồi khoanh chân. Tất cả các món ăn sẽ được bày lên cùng một lúc, nên mọi người có thể lấy thức ăn từ một đĩa đựng thức ăn lớn chung vào đĩa của mình có kèm theo một cái thìa riêng, trên mỗi đĩa của mỗi người đều đã có sẵn cơm. Mọi người ngồi chung bàn, quây quần bên nhau, cùng nhau ăn uống, trò chuyện sẽ làm không khí thêm thân mật, ấm cúng.

Người Thái Lan quan niệm bữa ăn là nơi giao tiếp thân mật của mọi người. Lối ăn chung và lòng hiếu khách là phong tục truyền thống của người Thái. Câu chào chung chung thường thấy nhất của người Thái là: “anh/chị đã ăn chưa?”. Nếu câu trả lời là (chưa ạ) thì có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ được mời vào nhà và được tiếp đón bằng một món snack hay được mời ăn cơm cùng. Còn nếu bạn đang đi và gặp một nhóm bạn, hay một nhóm người quen hoặc thậm chí là một nhóm người đang ăn uống vui vẻ ở một quán mỳ ven đường, bạn cũng sẽ được họ mời tham gia.

Lòng hiếu khách thấm sâu vào văn hóa của người Thái. Người Thái luôn mong muốn mang lại sự nồng ấm cho các vị khách của mình, luôn khao khát chào đón và giúp đỡ người khác, cùng nhau chia sẻ niềm vui chung. Đây chính là phần không thể thiếu trong nhân cách con người Thái.

Bữa cơm người Thái ngồi quây quần theo vòng tròn ngay trên nền nhà, xung quanh một cái bàn nhỏ và thấp. Các món cari và đồ ăn được sắp lên mặt bàn như bắp cải, đậu xanh, thịt nướng, thịt chiên, cua hay cá…

Món canh chua nóng sốt là món không thể thiếu trong bữa ăn Thái. Canh chua được nấu trong nồi đất và được đặt ngay giữa bàn. Cơm được xới vào từng chén nhỏ cho từng người. Kèm theo một chén riêng để múc canh từ trong nồi vào.

Đặc trưng 4 vùng miền ẩm thực của Thái

Ẩm thực Thái Lan chịu ảnh hưởng từ ẩm thực của các nước lân cận như Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, Myanma, v.v… Vùng Đông Bắc Thái Lan thì mang đậm phong cách tương tự Lào. Vùng núi phía Bắc mang đậm phong cách Myanma, trái lại vùng phía nam Thái Lan chịu ảnh hưởng của ẩm thực Hồi Giáo từ Maylaysia. Riêng vùng núi Korat vùng phía Đông ảnh hưởng của Campuchia. Mỗi vùng đều có nét đặc trưng riêng trong cách chế biến truyền thống ẩm thực.

Miền Bắc: ảnh hưởng từ Myanmar, món ăn của người miền Bắc thường là món vừa chín tới, ít gia vị nồng, ít cay và hầu như không có vị ngọt và chua. Xôi là món ăn được ưa thích cùng nhiều loại nước chấm (namprik noom, namprik dang, namprik ong) các loại súp cay khác nhau (gang hangle, gang hoh, gang kae). Các món ăn phổ biến: kaeng hang le: món cà ri chế biến từ thịt lợn, gừng, me, nghệ và món khao soy: cà ri nấu với mì trứng, thịt cùng hành tây, bắp cải dầm dấm và lá chanh thái chỉ. Người miền Bắc thích ăn thịt lợn nhất, sau dó là thịt bò, gà, vịt, chim…hải sản có rất ít.

Miền Đông Bắc: ảnh hưởng từ Lào, xôi là món ăn chính, kết hợp cùng với thịt, tiết lợn, nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng…Cá và nước ngọt là nguồn cung cấp protein chủ yếu của miền này. Người Đông Bắc thích ăn thịt rán như cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng, kiến đỏ, côn trùng…, ngoài ra thịt lợn, bò, gà cũng được ưa thích.

Miền Trung: ẩm thực miền Trung là sự kết hợp những món ngon nhất từ các vùng. Người miền Trung thích ăn cơm gạo tẻ thơm, trung bình có từ 3 -5 món như gang phed (cà ri đỏ Thái), tom yam (canh chua), rau, nước mắm, cá trích, trứng rán theo kiểu Thái, thịt lợn nướng. Thức ăn được nấu theo kiểu Hoàng gia: cách chế biến phức tạp, phong cách nghệ thuật nấu nướng cầu kỳ hơn, món ăn thường được nấu mềm nhừ và thiên về độ ngọt và cách bày biện món ăn cũng mang tính nghệ thuật

Miền Nam: Ẩm thực miền Nam ảnh hưởng của Ấn Độ và Indonesia như mãn kaeng matsaman, món cà ri mang phong cách Ấn nấu cùng bạch đậu khấu, đinh hương, quế và những xiên thịt nướng với nước xốt đậu phộng cay bắt nguồn từ Indonesia. Thường món ăn rất cay, sử dụng nhiều gia vị. Các món ăn mang hương vị đặc trưng của miền Nam là các món canh xúp, cà ri (gang liang, gang tai pla) , món khao yam gồm cơm trộn với nước sốt budu. Hải sản tươi sống phổ biến như: cá, tôm, tôm hùm, cua, mực ống, sò, trai.

3. Món ăn truyền thống Thái

Canh chua tom yam gung: được nấu với tôm hoặc hải sản. Vị chính trong món là lá chanh. Canh chua có nước cốt dừa khiến cho vị canh chua dịu dàng hơn chua miền Nam với chua me, mạnh hơn chua miền Trung và gắt hơn chua miền Bắc một chút.

Tom Yum Goong - món ăn nhất định phải thử một lần trong đời

Cà ri Thái: không quá nồng mùi quế hồi, không nhiều thịt như cà ri Ấn, cà ri Thái có vị béo và thơm nhẹ của nước cốt dừa với nhiều loại rau như măng tre, cà pháo, cà tím, lá chanh, ớt xanh, hành tỏi, sả, riềng nấu với hải sản, gà hoặc bò. Sự đa dạng về nguyên liệu khiến cho món cà ri có mùi thơm nồng nàn, rất lạ mà vẫn giữ được nguyên hương vị nguyên thủy của các món rau.

Cách Làm Vịt Nấu Cà Ri Kiểu Thái Ngon Mê Ly

Lẩu Thái: là món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng. Lẩu Thái không thể thiếu vị cay của ớt tươi, vị thơm của lá chanh, gừng tươi và một chút vị ngọt của đường; hương vị dễ quen, và dễ “ghiền”. Những thành phần không thể thiếu trong món lẩu là tôm sú bóc vỏ, nấm rơm, cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá chanh, sả, riềng, rau muống…Ngoài ra còn có lẩu hải sản với cua biển, mực tươi, sò điệp, tôm sú, cá chẻm, hỗn hợp hải sản, hành, lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường, nước chanh.

ThaiExpress - Ẩm thực Thái Lan: Xuýt xoa lẩu Thái chua cay ngày đông với  ThaiExpress

Các món gỏi của Thái: ngon tuyệt với vị chua, cay, mặn như món gỏi xoài cá trê, từng sợi thịt cá trê chiên giòn thấm đẫm trong nước sốt xoài xanh, điểm thêm vị béo giòn của những hạt đậu phộng, vị đậm đà của tôm khô. Món gỏi miến tôm thịt chua chua cay cay, gỏi đu đủ cùng mắm ruốc hay tôm khô hoặc ba khía đều hợp.

2 món gỏi trứ danh của Thái Lan không nên bỏ qua

Cá chình nướng: cá được ướp với hàng chục loại gia vị cho thấm trước khi được bọc giấy bạc nướng cùng húng quế. Từng miếng cá nướng vàng ươm, mùi thơm phưng phức của gia vị, lá quế xanh, xả trắng, ớt đỏ tươi .

Du Lịch Thái Lan Giá Rẻ: Thơm ngon cá chình nướng Thái Lan

Món tráng miệng: Rất phong phú với xôi kết hợp cùng hoa quả: xoài, sầu riêng… và nước cốt dừa; bánh lọt sữa dừa, thạch khoai môn nước cốt dừa. Đặc biệt thực khách không thể quên được hương vị món xôi xoài: nếp được nấu mềm trong nước cốt dừa, béo thơm và ngọt ăn kèm xoài chín vàng.

Nguồn: Giáo trình Văn hóa ẩm thực