Văn hóa ẩm thực Trung Quốc những điều bạn nên biết – Xinvisaquocte
Nghệ thuật văn hóa ẩm thực Trung Quốc được xếp vào hạng bậc nhất thế giới bởi tính đa dạng và độc đáo của một quốc gia lớn thứ 4 thế giới. Sự hình thành của mỗi trường phái ẩm thực Trung Quốc không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Vì nó cũng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, tài nguyên hay thói quen ăn uống của người dân tại vùng miền đó.
Văn hóa ẩm thực Trung Quốc vô cùng đầy đủ và đặc sắc, mặc dù vậy vẫn giữ những nét đặc trung riêng của từng vùng miền, đầy đủ, có sức ảnh hưởng lớn đến ẩm thực của các nước khác trong khu vực. Có thể nói, trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa sự tinh tế trong món ăn được thể hiện đa dạng từ sắc, hương, vị. Món ăn phải ngon, đẹp mắt, có hương thơm ngào nhát, còn nguyên vị tươi ngon của nguyên liệu, cách giải thích tu hút và ấn tượng. Món ăn không chỉ ngon, thích mắt mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa các thực phẩm và các vị thuốc như thuốc bắc, hải sâm,…
Dịch vụ xin visa Trung Quốc trọn gói: Xem Tại đây
Mục lục bài viết
Đôi nét về văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Ẩm thực Trung Quốc có lịch sử đã hàng nghìn năm. Nó xuất phát từ nhiều vùng miền khác nhau và đã lan rộng ra khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc rộng lớn, cảnh vật và địa hình đa dạng. Khí hậu, vùng miền có sự phân hóa sâu sắc. Chính điều này giúp ẩm thực nơi đây đa dạng và phong phú từ nguyên liệu đến cách chế biến. Có rất nhiều loại sản vật khác nhau. Tùy từng địa phương lại có cách nấ nướng riêng biệt. Khám phá văn hóa ẩm thực Trung Quốc, bạn sẽ đến với một bức tranh sống động đầy màu sắc.
Như đã nói ở trên ẩm thực Trung Hoa trải qua hàng nghìn năm phát triển. Đến nay, lương thực chính của người Trung Quốc là cơm hay gạo. Ngoài ra, khu vực phía Bắc sử dụng lúa mì thay thế cho gạo. Từ lúa mì, một loại những món ăn truyền thống đã ra đợi. Có thể kể đến như mì sợi, bánh bao, sủi cảo, hoành thánh. Đặc biệt, bánh bao và sủi cảo là hai món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Ngoài ra, người Trung Quốc cũng rất chú trọng gia vị. Hai loại gia vị phổ biến nhất là xì dầu và ngũ vị hương.
Điều kiêng kỵ
Trong tập quán ăn uống, người Trung Quốc thường kỵ lấy đũa gõ chén, bát vì đó được cho là hành vi của ăn mày. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy. Trong văn hóa Trung Quốc thì dao và dĩa được xem là vũ khí gây thương tích.
Văn hóa đặc trưng
– Người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn. Điều này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn.
– Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự, rụt rè, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc.
– Khi không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới.
– Không chỉ ảnh hưởng đến những phong tục, tập quán, đời sống hàng ngày văn hóa ẩm thực Trung Quốc cũng chịu tác động nhiều từ đạo Khổng.
Đặc điểm chung về những món ăn trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Người Trung Quốc nói chung không quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng như văn hóa phương Tây. Họ quan tâm nhiều hơn đến kết cấu, hương vị, màu sắc và mùi thơm của thực phẩm. Đây là những điểm quan trọng để nấu ăn ngon của Trung Quốc. Bữa ăn hàng ngày của người Trung Quốc bao gồm bốn nhóm thực phẩm: ngũ cốc, rau, trái cây và thịt.
Do không dung nạp lactose, người Trung Quốc không tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm từ sữa. Thay vào đó, người Trung Quốc thay thế những thứ này bằng sữa đậu nành và đậu phụ, cũng chứa một lượng lớn protein và canxi. Rau, trái cây và thịt thường tươi. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ như bắp cải tuyết, mù tạt xanh, trứng ngàn năm, cá khô và cá muối. Người Trung Quốc hiếm khi ăn đồ hộp hoặc đông lạnh. Các món như bánh kem, bánh quy, bánh nướng,.. chỉ được ăn vào những dịp đặc biệt.
Sự toàn vẹn của món ăn trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Người Trung Hoa rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ và có nguyên tắc để mọi việc trong cuộc sống được “đầu xuôi đuôi lọt”. Chẳng hạn như cá thường được chế biến nguyên con, gà được chặt miếng rồi xếp trở lại hình dạng ban đầu trên đĩa để. Món ăn phải đảm bảo có màu sắc đẹp, hương thơm ngào ngạt làm say đắm lòng người, tươi ngon cùng cách trình bày thu hút, ấn tượng. Giúp ẩm thực Trung Hoa khác biệt so với ẩm thực thế giới còn nhờ những nguyên liệu thêm như thảo mộc, các vị thuốc bắc, hải sâm…
Tập quán ăn uống theo vùng miền trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Cũng như đa phần các nước phương Đông khác, Trung Hoa là đất nước thiên về nông nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa chính là gạo (hay mì hoặc màn thầu) và các loại rau, thịt, cá… Một số nền ẩm thực đặc sắc như Bắc Kinh, một mâm cơm ít nhất phải 18 món, 8 bát ăn nguội và 8 bát ăn nóng. Tại tỉnh Hắc Long Giang (Đông Bắc Trung Hoa) khi tiếp khách các món ăn đều phải có đôi có cặp, tức là một món ăn sẽ có 1 đôi.
Cỗ cưới hỏi, tiệc tùng, gặp mặt, đính hôn… là mâm cỗ sung tung nhất, từng món ăn đại diện cho một mục đích, ý nghĩa. Chẳng hạn món thứ nhất là món thịt đỏ – mong mọi điều may mắn, món thứ hai “gia đình phúc lộc”, món thứ 3 có ngụ ý “yêu nhau đến bạc đầu”… Các thói quen, tập quán cũng được hình thành ở từng vùng, từng khu vực khác nhau. Ví dụ như người Tứ Xuyên thích ăn đồ cay, người Sơn Đông thích ăn đồ tươi, ít dầu mỡ. Người Quảng Đông thích ăn đồ nhạt còn trình bày cầu kỳ và bắt mắt nhất thì không đâu sánh bằng Giang Tô. Bên cạnh đó, người Bắc Kinh ăn nhiều nhất các món ăn giòn, có bơ, hương vị thơm ngon được chế biến từ đồ ăn tươi.
1. Văn hóa ẩm thực Trung Quốc trứ danh – Món ăn Tứ Xuyên
Gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh.
Đặc điểm: Lắm mùi vị và nồng đậm.
Đặc sản Tứ Xuyên: vây cá kho khô, cua xào thơm cay, đậu phụ cay Tứ Xuyên.
Nếu bạn sắp đến Trung Quốc, hãy nhớ làm visa đi Trung Quốc và lên lịch chuẩn bị thưởng thức các món ăn trứ danh trên ở Tứ Xuyên nhé. Đặc biệt, trong 8 trường phái ẩm thực của Trung Quốc thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất với lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, được chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo và biến hóa linh hoạt.
Chính vì sự đa dạng và khéo léo trong cách chế biến và pha chế khẩu vị, đồ ăn Tứ Xuyên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị. Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối, v.v.
2. Ẩm thực Sơn Đông
Ẩm thực Sơn Đông với các món ăn được mệnh danh là đệ nhất ẩm thực Trung Quốc. Nơi đây chính là vựa lúa mì lớn của Trung Quốc, do Sơn Đông nằm ở hạ lưu của sông Hoàng Hà, chính vì vậy mà đất đai nơi đây phì nhiêu màu mỡ, rau, củ, quả ở đây lại vô cùng phong phú và đa dạng góp phần làm nên một nền ẩm thực vô cùng độc đáo và đặc sắc.
Những món ăn thuộc trường phái ẩm thực Sơn Đông thường mang vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, mạnh về rán, nướng, hấp, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật, chúng thường có màu sắc tươi và bắt mắt. Đặc biệt, ở vùng Sơn Đông có các món hải sản thường được cho rất nhiều hành, tỏi, hai món ốc kho và cá chép chua ngọt là hai món ăn nổi tiếng nhất của vùng này. Ngoài ra Sơn Đông còn nổi tiếng với các món ăn khác như: Gà hầm Đức Châu, súp sữa ức gà…
3. Ẩm thực Quảng Đông
Là một trong 4 trường phái trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc chính, ẩm thực Quảng Đông không ngừng lĩnh hội tinh hoa các trường phái khác & kết hợp món ăn Tây trong món ăn của mình. Những món ăn Quảng Đông rất đa dạng về thành phần và được chế biến theo 21 cách nấu nướng khác nhau: xào, chiên rán, nướng, quay, hầm, hấp, kho, chao hấp bát úp,…
Người Quảng Đông ăn đến đâu chế biến đến đó. Món ăn cần bảo đảm “4 yêu cầu” sắc, hương, vị, hình và non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt. Món ăn còn cần phải phù hợp với thời tiết, mùa thu hạ cần phải thanh mát, mùa đông xuân cần phải đậm đặc. Về mặt phối hợp nguyên liệu & khẩu vị, người Quảng Đông thích cách chế biến sống. ngày nay, người Quảng Đông rất yêu thích cá sống & cháo cá sống. Quảng Đông có một số món nổi tiếng như: lợn sữa quay, gà hấp muối, ngỗng quay, gà luộc, thịt heo xá xíu, tôm hấp, gà om rắn vv…
4. Trường phái ẩm thực Giang Tô
Ẩm thực Giang Tô được gọi là là Tô Thái (苏菜). Trường phái này đặc biệt chú trọng đến cách chế biến dùng dao để đảm bảo độ tươi mát và thanh đạm của món ăn. Ngoài ra, các đầu bếp đặc biệt quan tâm đến hình thức trình bày món ăn để tạo nên nét riêng trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Những món ăn Giang tô vô cùng bắt mắt khiến thực giả cảm tưởng như một tác phẩm nghệ thuật.
Món ăn Giang Tô chủ yếu được dùng đường, giấm để tạo nên vị chua, ngọt đặc trưng của khẩu vị thanh đạm. Vì chuộng khẩu vị này nên đa phần thường làm món hấp, ninh, tần. Đặc biệt, họ không sử dụng xì dầu trong nấu nướng. Ở đây có những món nổi tiếng đáng để trải nghiệm như thịt cua hấp, đậu hũ văn tứ, tôm phượng hoàng, tam bộ áp,… Ngay cả cách đặt tên cũng đã toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng.
5. Ẩm thực Phúc Kiến
Các món ăn ngon của tỉnh Phúc Kiến nổi tiếng với sự tinh tế cũng như sự chuẩn bị công phu cùng cách chế biến đặc biệt trong từng món ăn. Ẩm thực Phúc Kiến đã được hình thành trên nền ẩm thực của 3 thành phố bao gồm Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn. Những món ăn ở Phúc kiến có vị hơi ngọt và chua, ít mặn, màu sắc bắt mặt, hương vịtươi ngon với nguyên liệu chủ yếu của các món ăn tại đây là hải sản tươi ngon bổ dưỡng cùng các món ngon đặc trưng từ vùng núi. Khu vực Phúc Kiến nổi tiếng với các món ngon nổi tiếng như: Kim phúc thọ, súp cá viên, mỳ xào Phúc Kiến, cá kho khô, Phật nhảy tường và đặc biệt nổi tiếng hơn cả là món Phật nhảy tường trứ danh…
6. Ẩm thực Chiết Giang – Trường phái món ăn thanh đạm trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Trường phái ẩm thực Chiết Giang bao gồm đặc sản của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Kỹ thuật nấu ăn của các đầu bếp rất đa dạng, nhất là món ăn hải sản. Trường phái món ăn thanh đạm này mang một nét khó lẫn trong nền văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Món ăn Chiết Giang luôn đảm bảo độ tươi, độ giòn và độ mềm thanh đạm, không ngấy. Những nguyên liệu thường được duy trì màu sắc và hương vị trong quá trình chế biến. Các món ăn được trình bày khá tinh tế và trang nhã. Cá chua ngọt Tây Hồ, thịt Đông Pha, tôm Long Tỉnh là những món ăn làm nên tên tuổi của trường phái ẩm thực này.
7. Ẩm thực Hồ Nam
Ẩm thực Hồ Nam thường chú trọng độ thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi, trải qua hơn 2000 năm lịch sử tồn tại và phát triển tại Trung Quốc, ẩm thực Hồ Nam đang ngày càng hoàn thiện và dần khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo. Ở Hồ Nam, những món ăn thường được chú trọng đến độ thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi, thường được sử dụng nhiều ớt, tỏi, hẹ tây và nước sốt để tăng thêm hương vị cho món ăn, kho vây cá là món ăn nổi tiếng ở đây. Những món ăn nổi tiếng tại Hồ Nam như: Thịt xông khói xào ớt, đầu cá hấp, đậu phụ thối hỏa cung điện…
8. An Huy – Trường phái văn hóa ẩm thực Trung Quốc mang nét độc đáo riêng
Bạn đã từng nghe nhắc đến Vịt hồ lô bao giờ chưa? Nếu đã từng thì đây chính là một món ăn vô cùng nổi tiếng trong trường phái ẩm thực An Huy. Những món ninh hầm, quay, hun khói và nấu nhiều với lửa chính là điểm nổi bật nơi này. Ngoài ra, ẩm thực An Huy cũng chú trọng việc sử dụng các nguyên liệu hoang dã và các loại thảo mộc. Món ăn luôn gồm các vị mặn, thơm ngon, hương thơm dễ chịu. Cá quế ngâm muối chua, bồ câu hầm Hoàng Sơn cũng là những món ăn đặc sản An Huy.
Văn hóa ẩm thực Trung Quốc được xem là đề tài đáng được khám phá khi nhắc đến xứ sở nghìn hồ này. Những món ăn từ các trường phái khác nhau tạo nên một nền văn hóa ẩm thực vẹn toàn, đặc sắc và khác biệt. Cũng chính vì vậy mà ẩm thực Trung Quốc rất đa dạng và hấp dẫn. Hy vọng Giải pháp du học toàn diện mang lại cho bạn những hiểu biết mới trong nền văn hóa nước Trung Quốc.