Văn hóa chào hỏi của người Nhật

Tại Việt Nam chào nhau bằng cái bắt tay được xem như sự hân hoan và niểm vui mến khách, còn đối với Nhật Bản thì cúi đầu lại thể hiện sự khiêm tốn và kính trọng. Cúi đầu chào có đơn giản như vậy không? Hôm nay VIC VINA sẽ cùng các bạn tìm hiểm về văn hóa cúi đầu của người Nhật.

Nhận Bản là một đất nước rất coi trọng văn hóa, nghi thức và lễ nghĩa, đối với người Nhật việc đánh giá một người đối diện không chỉ dựa vào cách nói chuyện mà còn dựa vào cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện có nhã nhặn, lịch sự hay không. Nhật Bản không giống như người dân các nước phương Tây, khi gặp nhau người Nhật Bản không bắt tay hay ôm hôn mà thay vào đó là cúi chào nhau, đây cũng là một nét văn hóa cúi chào của người Nhật Bản.

Cúi chào là một nghi thức khá phức tạp nhưng rất quan trọng trong giao tiếp. Bạn phải học cúi chào đúng cách để thể hiện sự tôn trọng đối với người Nhật Bản.

Nghi thức cúi chào ở Nhật Bản được gọi là Ojigi. Ojigi bao gồm nhiều mức độ, từ một cái gật đầu khẽ đến tư thế cúi gập người 90 độ. Tư thế cúi chào của Ojigi phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị thế của người bạn chào đối với bạn, và phụ thuộc vào bạn là nam hay nữ.

Ojigi không chỉ được dùng khi gặp nhau, mà còn thể hiện sự biết ơn, biết lỗi, nhờ vả… Vì vậy, khi cảm ơn hay xin lỗi người Nhật, bạn cũng phải hành lễ Ojigi. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh 2 người cúi chào khi gặp nhau, Hai bàn tay duỗi thẳng, khép các ngón lại và đặt trước mặt, hai bàn tay không chĩa thẳng về phía người đối diện mà hơi chụm vào nhau, cách nhau khoảng 10-20cm. Khi ngẩng dậy cũng làm thật từ tốn hành đồng cúi chào để thể hiện sự cảm kích và sự tôn trọng với người đối diện, đồng thời bạn nói những câu như ohayo gozaimasu” có nghĩa là “Chào buổi sáng” và  “Konnichiwa” (chào buổi chiều), “Arigatou gozaimasu” (cám ơn), “Sumimasen” (xin lỗi), “Onegaishimasu” (làm ơn)..

Trong thực thế ojigi có 3 kiểu như sau:

  1. Cúi 15 độ trong xã giao hàng ngày đối với những người ngang bằng mình như là bạn bè, đồng nghiệp…
  2. Cúi 30 độ trang trọng, lịch sự hơn khi lần gặp mặt đầu tiên
  3. Cúi 40 độ để cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn bằng cả tấm lòng

Khi đứng chào, đối với nam: hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón tay, khép hai cánh tay sát bên sườn, và cúi xuống

Đối với nữ: hai tay duỗi thẳng, đặt trước  người tạo thành hình chữ V sao cho bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại, rồi từ từ cúi chào.
Đối với sếp của mình và những người lớn tuổi hơn, nếu bạn cúi càng thấp thì càng thể hiện sự kính trọng. nghĩa là, người bạn chào có cấp bậc hay tuổi tác hơn bạn càng nhiều thì bạn càng phải cúi sâu và giữ ở tư thế đó lâu hơn bình thường.

Tuy nhiên, không phải cứ nhìn thấy nhau là người ta lại hành lễ Ojigi, thông thường chỉ lần gặp đầu tiên trong ngày, người Nhật sẽ cúi chào theo đúng chuẩn, còn những lần gặp tiếp theo họ sẽ chỉ khẽ gật đầu chào nhau, để khỏi phức tạp, phiền phức và tốn thời gian.

Nghi thức cúi chào này của người Nhật đã kết hợp một cách cách tinh tế những đức hạnh cổ xưa như sự tôn trọng, lòng thành kính, biết ơn và nét hiện đại của một xã hội phát triển bậc nhất thế giới, và biến nó thành một loại hình nghệ thuật mang bản sắc đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Vic Vina chào các bạn chúc các bạn một tuần mới năng động.