Văn hóa công sở là gì?
Trong thời gian gần đây, cụm từ văn hóa công sở càng trở nên quen thuộc khi được nhắc rất nhiều trên các phương tiện truyền thông từ tivi, báo đài, internet, báo mạng, đài phát thanh. Nhắc đến văn hóa công sở người ta sẽ nghĩ ngay đến thái độ, cách cư xử, giao tiếp, hành vi, hình ảnh,… của mỗi người trong hoạt động công sở.
Song mấy ai trong chúng ta khi nhắc đến hiểu được Văn hóa công sở là gì? Cũng như các yếu tố cấu thành văn hóa công sở? Hiểu rõ vấn đề này, chúng tôi thực hiện nội dung bài viết dưới đây để mang đến những thông tin hữu ích cho Khách hàng.
Văn hóa công sở là gì?
Khái niệm văn hóa công sở được quy định như thế nào vẫn chưa được hoàn thiện và định nghĩa rõ ràng thông qua một hệ thống văn bản nào. Song từ khái niệm liên quan đến văn hóa và công sở chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:
Văn hóa công sở là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo.
Văn hóa công sở là kết quả của phương thức thể hiện qua ứng xử, giao tiếp, trang phục… giữa các nhân viên, người lao động, người lãnh đạo trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Văn hóa công sở đặt ra để con người đáp ứng theo những quy định, tiêu chí hay các nhu cầu của tổ chức về cách giao tiếp, tác phong quy định, giờ giấc, thói quen…để môi trường công sở trở nên chuyên nghiệp, hiện đại, mọi người làm việc sẽ thỏa mái và có sự tôn trọng, vui vẻ.
Vai trò của văn hóa công sở
Từ việc tìm hiểu khái niệm văn hóa công sở là gì thì chúng ta có thể nhận biết rõ được những vai trò cơ bản của văn hóa công sở trong hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan như:
Văn hóa công sở tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và nhân dân thông qua quá trình thực hiện công vụ, thủ tục hành chính hoặc qua hoạt động giao tiếp hành chính trở nên đảm bảo, góp phần hình thành nên những chuẩn mực nhất định trong việc lắng nghe.
Như thông qua văn hóa công sở, mỗi người tự biết được giá trị đạo đức trong văn hóa ứng xử thì từng người nhất là những cán bộ, công chức, viên chức sẽ hạn chế, tránh được hành vi quan liêu, hạch sách, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính với người dân;
Văn hóa công sở có vai trò mạnh mẽ trong việc phát triển tinh thần và nhân cách cho con người. Bởi nhờ có văn hóa mà con người sẽ ý thức và trách nhiệm.. trong việc xem xét cần làm gì để phù hợp với môi trường công sở để có thể thích nghi và hòa nhập, giao tiếp với mọi người.
Đồng thời Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện, thoải mái thông qua việc xây dựng được một bầu không khí vui vẻ, nhân viên thể hiện sự phấn đấu trong công việc, mọi người hòa đồng, chia sẻ cùng nhau.
Ngoài ra, Văn hóa công sở vừa là mục tiêu đặt ra mỗi người cần đáp ứng theo đúng quy định yêu cầu, vừa là động lực để phát triển con người theo hướng hoàn thiện bản thân, tích cực.
Bằng việc vận dụng các yếu tố văn hóa công sở sẽ góp phần thúc đẩy mọi hoạt động của công sở như xây dựng chế độ thưởng- phạt rõ ràng nhằm tạo sự công bằng, minh bạch, để phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến của mỗi người. Từ đó sẽ kích thích người lao động và loại bỏ được sự ỉ lại, không chịu tiến thủ trong công việc.
Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở
Văn hóa công sở được cấu thành từ bốn yếu tố sau:
Thứ nhất: Các yếu tố hình thành nên hệ thống giá trị văn hóa công sở như truyền thống, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị vật chất…. Các giá trị này có thể được thể hiện thông qua hành động, cư xử như phải đi làm đúng giờ, phải biết tôn trọng đời tư của đồng nghiệp, phải biết giúp đỡ nhau trong công việc.
Thứ hai: Giá trị truyền thống và hiện đại
Truyền thống là tiếp tục phát huy những hoạt động, nội dung mang tính tích cực, góp phần phát triển cho hoạt động công sở, còn yếu tố hiện đại là công sở biết thay đổi để thích nghi để phù hợp với môi trường và hoàn cảnh thực tế của từng giai đoạn.
Thứ ba: Trình độ học vấn và trình độ văn minh
Học vấn là bước đệm vững để con người tiến đến thành công nhanh nhất, việc nâng cao trình độ là cách giúp con người vươn đến nhanh hơn sự sáng tạo góp phần nuôi dưỡng trí thức toàn vẹn nhất.
Còn trình độ văn minh là sự đánh dấu tại mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử như từ nền văn minh nông nghiệp đến nền văn minh công nghiệp và nền văn minh trí tuệ. Tại mỗi thời kỳ thì sức người và sự sáng tạo cùng vai trò của văn hóa càng được phát huy nếu như được gắn liền với văn minh ngay trong hoạt động công sở của mỗi doanh nghiệp, cơ quan tổ chức.
Thứ tư: Văn hóa công sở cấu thành thông qua giá trị của Chân – Thiện – Mỹ
Giá trị này biểu hiện ở khía cạnh là: giá trị của cái đúng, của chân lý cùng giá trị của nền tảng quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật và giá trị của tri thức khoa học, giá trị của lương tâm, đạo đức cùng cái đẹp qua phong thái, cử chỉ, hành vi trong hoạt động công sở.
Xây dựng văn hóa công sở như thế nào?
Để xây dựng văn hóa công sở hoàn thiện nhất thì khi xây dựng cần chú ý đến các yếu tố về:
+ Xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng trong hoạt động công việc để tạo sự minh bạch rõ ràng ngay trong các hoạt động, quy trình thủ tục của cơ quan, doanh nghiệp.
+ Xây dựng trong phong cách ăn mặc, thái độ ứng xử giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên với người lãnh đạo, nhân viên- người dân…
+ Xây dựng văn hóa công sở theo tiêu chí tạo không khí lành mạnh, đảm bảo sức khỏe để nhân viên có sức cống hiến và lao động.
+ Cần có những chính sách thăm hỏi, động viên khi nhân viên ốm, hoặc khích lệ khi nhân viên có thành tích đóng góp cho đơn vị…
Để tăng sự gắn kết thì các tổ chức, doanh nghiệp nên thiết kế, tạo dựng những chuyến du lịch, những chuyến dã ngoại cuối tuần… để mọi người có thời gian tìm hiểu, trò chuyện với nhau nhiều hơn. Đồng thời tại mỗi đơn vị, nên xây dựng không khi làm việc vui vẻ, chủ động trong công việc để khích lệ sự tự giác trong ý thức của mỗi nhân viên.
Quy định về văn hóa công sở mới nhất
Tùy thuộc vào môi trường làm việc của các công ty, doanh nghiệp khác nhau thì thường mỗi đơn vị sẽ tự xây dựng các quy định về văn hóa công sở sao cho phù hợp nhất với đơn vị của mình.
Quy chế là việc thường có các nội dung như:
– Trang phục: Phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự;
– Giao tiếp, ứng xử: người lao động phải thực hiện nghiêm các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của đơn vị,..
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác tạo sự thống nhất trong công tác để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Văn hóa công sở là gì? Trong thời gian tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có điều gì còn băn khoăn vui lòng liên hệ chúng tôi để được chúng tôi hỗ trợ tận tâm nhất.