Văn hóa đặc trưng miền Nam
Mục lục bài viết
Văn hóa đặc trưng của miền nam
Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau. Chính sự phong phú của mỗi vùng miền đã kết hợp thành một bức họa muôn vẻ cho nền văn hóa quê hương Việt Nam. Bài hôm nay sẽ noi về văn hóa đặc trưng miền Nam. Đến với miền Nam, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên trù phú ;được thả mình vào bãi biển xanh mát của hòn đảo Phú Quốc, Quy Nhơn hay Bình Thuận mà còn có cơ hội hiểu thêm nhiều về văn hóa và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân khu vực phía nam đất nước.
Nói đến văn hóa đặc trưng miền Nam; chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến những món ăn quá đổi hấp dẫn như lẩu mắm, cá lóc nướng trui, hủ tiếu, … Mỗi món ăn đều rất dân dị; nhưng chứa đựng nhiều đặc trưng văn hóa, thể hiện phong tục của người dân phía Nam
Ấn tượng đầu tiên khi thưởng thức những món ăn của người miền Nam đó chính là dân dã và bình dị. Nơi đây có một miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với thiên nhiên phong phú; đã giúp cho người dân tsáng tạo ra nhiều món ăn tuy dân dã nhưng thơm ngon khó cưỡng. Vậy những nét đặc trưng trong văn hóa của người dân Nam Bộ là gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới nhé.
Văn hóa đặc trưng của miền Nam
Phong tục tập quán
Nhận thấy rằng, phong tục tập quán là một trong những yếu tố quan trọng không thể quên khi nói về nét đặc trưng của văn hóa miền Nam. Giống như miền Bắc; mọi phong tục, lễ nghi đều được thấy rõ nét nhất qua ngày Tết truyền thống của người Việt Nam đó chính là Tết Nguyên Đán.
Đối với người dân khu vực phía Nam; mâm ngũ quả không thể nào thiếu được đôi dưa hấu và bốn loại quả là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài bởi vì cầu – dừa – đủ – xoài theo tiếng người miền Nam đọc tương tự “cầu vừa đủ xài”. Ba ngày tết trong Nam sẽ là ba ngày thoải mái vui chơi, ăn uống, đến nhà và chúc mừng nhau những điều tốt lành nhất. Một tập quán thông dụng là trong những ngày đầu năm; mọi người đều chỉ nói ra những lời đẹp, gặp nhau chào mừng, cầu cho nhau mọi điều như ý.
Dọc theo đất nước Việt Nam là 3 vùng miền với những nét đặc trưng khác nhau. Mỗi nơi có mang một màu sắc khác nhau và không thể nào lẫn với nhau được. Đặt chân lê mỗi vùng đất nhưng chỉ khi thưởng thức qua ẩm thực của mỗi vùng; mọi người mới cảm nhận được rõ sự khác biệt ; góp phần tạo nên bản sắc khác biệt; cho nền ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực miền Nam luôn được đánh giá là mang nét giản dị, dân dã mà luôn khiến khách du lịch không thể quên.
Món ăn ở miền Nam thường được thêm đường hoặc mang vị ngọt của các loại rau, củ, quả và vị ngậy; vì sử dụng nước dừa. Chỉ cần vài nguyên liệu đơn sơ nhưng qua bàn tay nấu đầy khéo léo, tinh tế của những người nấu; là đã tạo nên một phong thái rất khác cho các món ăn của vùng đất này. Món ăn góp phần tô điểm thêm nét đặc trưng cho văn hóa miền Nam có thể nhắc như; canh chua , cá kho tộ, thịt kho nước dừa, lẩu mắm, bánh canh cá lóc, bánh xèo, cơm tấm…..
Lễ hội miền Nam
Mỗi một miền trên đất nước; đều có những lễ hội truyền thống khác nhau. Chính sự khác biệt này đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tổng thể bức tranh văn hóa Việt Nam. Giống như miền Bắc, hầu hết các lễ hội đều được tổ chức vào tháng Giêng đầu năm mới. Vì vậy, người dân trong Nam thường sẽ đi du xuân trẩy hội vào thời điểm này.
Đây không chỉ là dịp để đi chơi du xuân mà còn để cầu may mắn, tài lộc và bình an. Ở miền Nam chỉ cần khi xuân về các lễ hội sẽ diễn ra sôi nổi; với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho đến tín ngưỡng tôn giáo. Một trong những lễ đặc trưng làm tạo nên sự thu hút cho văn hóa miền Nam; phải nhắc đến như lễ hội núi Bà Đen, lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, lễ hội Đền Đức Thánh Trần.
Văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng, đặc sắc từ Bắc vào Nam. Mỗi nơi đều có những nét truyền thống văn hóa đặc sắc với những sự khác biệt, không thể nhầm lẫn với nhau được. Đó cũng chính là một phần quan trọng; thu hút tất cả mọi người trên khắp thế giới đến với tăm quan Việt Nam.
Nguồn : Vietnamtours247.com