Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các dạng văn hóa doanh nghiệp mà bạn cần biết
Các dạng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi tác động đến sự thích nghi và phát triển của nhân viên khi làm việc trong tổ chức/công ty. Mỗi dạng văn hóa doanh nghiệp khác nhau có những ưu điểm khác nhau và tạo ra một sự hài lòng nhất định từ phía khách hàng. Vậy, hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này để luôn là người lãnh đạo hiểu biết và đưa ra những lựa chọn chính xác.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Có nhiều cách khác nhau để diễn giải về khái niệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Một cách dễ hình dung thì văn hóa doanh nghiệp chính là giá trị nội bộ doanh nghiệp. Bao gồm phong tục, niềm tin, tầm nhìn mà doanh nghiệp hướng tới. Nó tương tự như đời sống tinh thần và tính cách của một con người. Hơn nữa, đây là một trong các yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp co xây dựng được thương hiệu tuyển dụng hay không đều do văn hóa doanh nghiệp tạo nên.
Văn hóa doanh nghiệp gồm 3 nội dung chính: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố cơ bản sau:
- Hữu hình: các hoạt động truyền thông, đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, tạp chí nội bộ,…
- Vô hình: là những suy nghĩ, thói quen, phong cách,… của những con người trong doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp
Có thể nói việc hình thành văn hóa doanh nghiệp là một quá trình và chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố, đặc biệt là 3 yếu tố sau:
- Văn hoá dân tộc: Thông thường mỗi doanh nghiệp ở trên mỗi quốc gia phải dựa vào tinh thần văn hóa dân tộc của quốc gia đó. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam phải dựa trên văn hóa dân tộc Việt Nam như tinh thần nhân văn, lá lành đùm lá rách, ý chí phấn đấu, tự cường,…để xây dựng văn hóa cho công ty mình.
- Người lãnh đạo, sáng lập công ty: Mỗi người lãnh đạo sẽ có “gu” của mình về ý thức, niềm tin, định hướng, câu chuyện thương hiệu riêng.
- Ảnh hưởng từ nguồn văn hóa bên ngoài: kinh nghiệm từ cá nhân của doanh nghiệp khác, hay những xu hướng, trào lưu xã hội.
Các dạng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của Kim Cameron và Robert Quinn
Dạng văn hoá doanh nghiệp gia đình
Gia đình nhiều người sẽ liên tưởng đến sự ấm áp thân thuộc và rất nhân văn. Với mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty khá gần gũi, thức bậc trên dưới như gia đình.
Người lãnh đạo được ví như người cha có quyền hành, tài giỏi và nhân viên là người con.
Mô hình này đem lại sự hài lòng, tạo ra động lực làm việc, năng suất cao. Người lãnh đạo cần làm gương, tạo được hình mẫu riêng, thân thiện, ôn hòa và không đe dọa, tạo áp lực.
Người lãnh đạo đem lại nguồn năng lượng dồi dào, sức hấp dẫn từ đó khiến cấp dưới say mê công việc.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình đem lại sự hòa hợp giữa các thành viên.
Áp lực với mỗi nhân viên không phải là tài chính hay pháp lý mà là đạo đức xã hội.
Dạng văn hoá doanh nghiệp thị trường
Văn hóa doanh nghiệp thị trường
Giá trị cốt lõi của mô hình này chính là hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất. Mọi nhân sự đều hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm của mình với công việc và tổ chức, do đó họ sẽ cống hiến hết mình để đạt được mục tiêu đặt ra.
Mô hình văn hóa thị trường phù hợp với doanh nghiệp có đội ngũ làm việc theo nhóm hoặc dự án mang tính tạm thời. Bởi vậy, nhiều thành viên sẽ ngừng kết nối và giảm tương tác với đồng nghiệp mỗi khi có một dự án kết thúc.
- Ưu điểm: Mô hình văn hóa thị trường tạo ra sự bình đẳng tại nơi làm việc, khuyến khích các thành viên chủ động trong công việc với tinh thần tự giác, học hỏi liên tục để nâng cao và phát triển kỹ năng.
- Nhược điểm: Các nhóm làm việc thường có mối quan hệ kém khăng khít, sự gắn kết bắt đầu khi thành viên gia nhập vào dự án và trở nên tách rời khi kết thúc công việc nhóm.
Dạng văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel
Đây là mô hình thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc. Tháp Eiffel có độ dốc đứng, cân đối, hẹp ở đỉnh, rộng ở đáy, chắc chắn. Đây là biểu tượng của bộ máy chính thống với phân chia lao động theo vai trò và chức năng.
Trong mỗi bộ phận sẽ được phân cấp theo vai trò và nhiệm vụ được hoàn thành theo kế hoạch. Có giám sát viên để theo dõi quá trình thực hiện, quản lý theo dõi công việc của các giám sát viên.
Hệ thống cấp bậc trong tháp khách quan dựa trên pháp lý khác hoàn toàn với mô hình gia đình, đòi hỏi mọi người tuân thủ các quy định của công ty.
Vai trò ở cấp độ trong hệ thống được xếp loại theo các mức độ dễ- khó, phức tạp hay trách nhiệm khác nhau với mức lương tương ứng. Do vậy đảm bảo sự công bằng, khách quan để đánh giá năng lực và thăng tiến.
Ưu điểm: Mô hình này được dựa trên các quy tắc và thống nhất giúp cho tổ chức phát triển. Mục tiêu dài hạn kết hợp với nhiệm vụ ngắn hạn hiệu quả, kiếm soát quy trình. Việc quản lý nhân sự tập trung vào KPIs và hiệu suất.
Nhược điểm: Khá khô khan không mang lại cảm hứng cho nhân viên, khiến cho nhân viên làm việc thiếu đam mê vì môi trường cứng nhắc.
Đối tượng phù hợp: Phù hợp với các công ty sản xuất,…
Dạng văn hoá doanh nghiệp sáng tạo
Mang đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ chất lượng là điều mà các doanh nghiệp sở hữu mô hình văn hóa sáng tạo hướng tới. Ban lãnh đạo trong những doanh nghiệp này thường định hướng làm việc với tư duy tiến bộ, sẵn sàng đương đầu với rủi ro. Nhân viên được thỏa sức sáng tạo tự do, không ngừng học tập, đổi mới để phát huy tối đa năng lực của bản thân nên môi trường làm việc đôi khi nhiều áp lực và có tính cạnh tranh cao.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Marketing, công nghệ thường áp dụng mô hình văn hóa sáng tạo bởi cấu trúc đơn giản, không áp lực về hệ thống thứ bậc, đặc biệt là ưu tiên sự sáng tạo và đổi mới. Do đó, mô hình văn hóa sáng tạo được đánh giá là một trong những loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến rộng rãi trong tương lai.
- Ưu điểm: Phát huy tối đa khả năng sáng tạo và đổi mới, nâng cấp kiến thức cho mỗi nhân viên mà không bị ràng buộc bởi các quy trình là nét đặc trưng của loại hình văn hóa doanh nghiệp này.
- Nhược điểm: Môi trường mang tính cạnh tranh cao nên nhân viên dễ rơi vào áp lực và thiếu tinh thần làm việc nhóm. Nếu doanh nghiệp áp dụng mô hình văn hóa này nhưng không có kế hoạch truyền thông nội bộ cụ thể hoặc chế độ đãi ngộ, phúc lợi tốt dễ gây ra sự đứt gãy trong kết nối đội ngũ.
Facebook, Google, Apple có thể được coi là những ví dụ điển hình cho văn hóa sáng tạo. Tại những công ty này, các cá nhân không bị ràng buộc bởi các quy định mà có thể tự phát triển bản thân.
Trên đây là thông tin về các dạng văn hóa doanh nghiệp hiện nay. Hãy đón đọc các bài viết tiếp theo trên CCB OFFICE.
CCB Office trở thành đối tác của 500+ tòa nhà trên toàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm mặt bằng một cách nhanh chóng, cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất để từ đó khách hàng có một cách nhìn tổng quan để đánh giá lựa chọn ra vị trí phù hợp nhất với mình. Bởi chúng tôi hiểu được ưu nhược điểm của từng tòa nhà, nên chúng tôi sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích trong việc quyết định mặt bằng thuê. CCB Office miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn cho khách hàng.
Liên hệ ngay CCB Office để nhận báo giá thuê và diện tích trống văn phòng tại các tòa nhà.
-
Trang web
:
-
Hotline :
0985.575.185
-
Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.