Văn hóa doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn xây dựng văn hoá doanh nghiệp | CakeResume

xây dựng văn hóa doanh nghiệpĐược tạo bởi CakeResume

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị và hành vi chung, ảnh hưởng đến quy tắc ứng xử và cách thức vận hành trong tổ chức. Vì vậy, vai trò của văn hóa công ty là rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất nhiều công ty gặp phải là làm thế nào để tạo ra văn hóa công ty tích cực, phù hợp với mọi thành viên trong doanh nghiệp. Cùng CakeResume tìm hiểu về cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững nhé!

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp bao gồm sứ mệnh, giá trị, mục tiêu và kỳ vọng của một công ty. Kiến tạo một văn hóa làm việc hiệu quả đồng nghĩa với việc xây dựng và thiết lập các hệ thống từ cơ sở vật chất đến tư tưởng, nhằm thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên. Quan trọng hơn cả, văn hóa tổ chức, doanh nghiệp cần hướng tới mục tiêu khuyến khích nhân viên tham gia tích cực trong vai trò và nhiệm vụ được giao.

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

1. Củng cố mối liên kết giữa nhân viên với công ty

Văn hóa công ty truyền cảm hứng cho nhân viên và củng cố mối liên kết giữa họ và công ty. Sức mạnh đó còn trở nên mạnh mẽ hơn nữa khi được cộng hưởng với tinh thần đồng đội. 

2. Phát triển hình ảnh thương hiệu

Từ những giá trị cốt lõi, văn hóa tổ chức giúp doanh nghiệp định vị và xây dựng hình ảnh thương hiệu (employer branding) – ngay cả khi trên thị trường có công ty khác cùng lĩnh vực, điển hình như Apple và Samsung.

3. Giảm tỷ lệ nghỉ việc vì “drama công sở”

Khi công ty có văn hóa công ty mạnh mẽ, giữa các nhân viên sẽ tồn tại một mối quan hệ khăng khít, đoàn kết. Chỉ cần sợi dây liên kết này còn đó, nhân viên sẽ ở lại công ty lâu hơn.

4. Tăng hiệu quả công tác nhân sự

Xây dụng văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong các cách tuyển dụng hiệu quả khi vừa giúp tuyển được nhân tài phù hợp, giảm thời gian cần người mới làm quen với công ty. Công tác quản trị nhân sự cũng theo đó thuận lợi, hiệu quả hơn.

5. Thúc đẩy cộng tác vì mục tiêu chung

Ở công ty có văn hóa doanh nghiệp khuyến khích tinh thần đồng đội, các nhân viên sẽ không ngần ngại hợp tác để làm việc năng suất hơn, cùng hướng tới mục tiêu chung của công ty.

Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp

Dưới đây là 6 yếu tố góp phần tạo nên văn hóa tổ chức. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ từng yếu tố này để thực hiện

các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

sao cho hiệu quả.

📍Giá trị cốt lõi: 

Đây là những giá trị chung được chia sẻ bởi toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp. Giá trị này thường là nền tảng cho các quyết định, hành động và sự lựa chọn của doanh nghiệp.

📍Tầm nhìn và sứ mệnh: 

Đây là mục tiêu và ý định dài hạn của doanh nghiệp. Tầm nhìn và sứ mệnh giúp doanh nghiệp xác định hướng đi và định hướng phát triển của mình.

📍Môi trường làm việc: 

Môi trường làm việc được xem như là bề nổi của văn hóa công ty. Một môi trường làm việc lý tưởng thể hiện qua không gian làm việc, tinh thần làm việc, tính chất công việc; và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhảy việc của nhân viên (employee turnover rate).

📍Con người:

  • Lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành, định hướng, truyền cảm hứng cho các thành viên trong tổ chức.
  • Nhân viên: Sự đồng thuận, đồng cảm và sự đoàn kết của nhân viên là một phần không thể thiếu để tạo ra một văn hóa doanh nghiệp thống nhất.
  • Khách hàng và cộng đồng: Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng và cho cộng đồng.

📍Đạo đức kinh doanh: 

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là hai khái niệm liên quan mật thiết. Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp tích cực rất quan trọng để đảm bảo thực hiện đạo đức kinh doanh.

📍Quy trình vận hành: 

Đây là các chính sách và hệ thống quản lý được áp dụng trong doanh nghiệp. Cách quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả sẽ giúp tạo ra một văn hóa tổ chức và làm việc hiệu quả.

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tham khảo các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp dưới đây nếu như bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu!

#1 – Tuyên bố sứ mệnh

Văn hóa công ty có thể được hình thành ngay từ lời tuyên bố sứ mệnh của công ty. Đây là một tuyên bố ngắn về lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại và mục tiêu hoạt động là gì.

#2 – Xác định kiểu văn hóa tổ chức

Kết hợp văn hóa doanh nghiệp với hình ảnh thương hiệu rất quan trọng. Bạn cần xác định đâu là kiểu văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đường lối kinh doanh cũng như nguyện vọng  của nhân viên.

#3 – Xây dựng bộ tài liệu văn hóa doanh nghiệp

Tài liệu văn hóa doanh nghiệp tổng hợp các giá trị và nguyên tắc mà doanh nghiệp đang thực hiện và tuân thủ. Dựa vào đây,khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và nhân viên có thể hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.

#4 – Tuyển dụng nhân sự

Duy trì văn hóa công ty là một trong các vai trò của bộ phận nhân sự. Hãy chắc chắn rằng quá trình tuyển dụng của bạn phản ánh các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, thể hiện qua việc đăng tin tuyển dụng hay giao tiếp với ứng viên.

#5 – Soạn thảo bộ quy tắc chung

Bộ quy tắc này thường đi kèm với tài liệu văn hóa doanh nghiệp, giúp quản lý và nhân viên tham chiếu trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp của Apple

Văn hóa doanh nghiệp của Apple dựa trên các giá trị cốt lõi của Steve Jobs từ khi thành lập: 

  • Đổi mới: Luôn luôn tìm kiếm và đầu tư vào công nghệ mới, sáng tạo và đột phá.
  • Thẩm mỹ: Chú trọng vào thiết kế đẹp và tinh tế trong tất cả sản phẩm của mình, từ phần cứng đến phần mềm và dịch vụ.
  • Kiên định: Đặt mục tiêu cao và luôn kiên định trong việc đạt được mục tiêu đó.
  • Tôn trọng và độc lập: Tôn trọng và khuyến khích nhân viên độc lập trong sáng tạo ra các ý tưởng đột phá.

Văn hóa doanh nghiệp của Google

Văn hóa doanh nghiệp của Google được xây dựng hướng tới môi trường làm việc năng động, sáng tạo:

  • Tinh thần tiên phong: Đặt mục tiêu dẫn đầu trong ngành công nghiệp, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến nhất cho người dùng.
  • Tôn trọng và hỗ trợ: Coi nhân viên là tài sản quý giá nhất và luôn hỗ trợ họ đạt được tiềm năng tối đa.
  • Tinh thần đồng đội: Tinh thần đồng đội là rất quan trọng, và luôn khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ giữa các nhân viên.
  • Cởi mở và minh bạch: Google luôn đảm bảo mọi người được cập nhật thông tin nhanh nhất, dễ dàng và rõ ràng nhất.

Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk

Vinamilk đã xây dựng rất rõ ràng các giá trị trong văn hóa doanh nghiệp của mình, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp: Nỗ lực mang lại lợi ích cho các cổ đông, đồng thời sử dụng hiệu quả và bảo vệ mọi nguồn tài nguyên.
  • Đối với nhân viên: Xây dựng và duy trì môi trường làm việc thân thiện, an toàn và cởi mở cho nhân viên, để họ luôn thấy bản thân được tôn trọng, công bằng.
  • Đối với khách hàng: Cung cấp sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh và trung thực với mọi giao dịch.
  • Đối với cộng đồng – xã hội: Đặt trách nhiệm xã hội lên hàng đầu, đóng góp tích cực vào cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Văn hóa doanh nghiệp của Viettel

Với slogan “Theo cách của bạn”, ba giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Viettel là: 

  • Quan tâm: Lấy con người làm trung tâm phát triển, thúc đẩy tinh thần quan tâm và và khuyến khích gắn kết giữa các thành viên, cũng như giữa Viettel với khách hàng.
  • Sáng tạo: Sự sáng tạo không dừng lại ở các sản phẩm và dịch vụ cụ thể, mà còn là ở các ý tưởng mới và tư duy đột phá.
  • Khát khao: Khao khát cống hiến và vươn xa, giúp Viettel vượt qua thách thức, phát triển và đạt đến đỉnh cao.

Văn hóa doanh nghiệp của Vingroup

Là tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa dạng, văn hóa doanh nghiệp của Vingroup gồm:

  • Tín: Nỗ lực hết mình để đảm bảo đúng cam kết với khách hàng và đối tác.
  • Tâm: Lấy khách hàng làm trung tâm, nỗ lực mang đến dịch vụ hoàn hảo nhất.
  • Trí: Coi sáng tạo là đòn bẩy phát triển, hướng tới tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng.
  • Tốc: Lấy tốc độ và hiệu quả trong từng hành động làm tôn chỉ.
  • Tinh: Tập hợp những tài năng và tinh hoa để góp phần xây dựng xã hội tinh hoa.
  • Nhân: Tôn trọng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp và xã hội.

Văn hóa doanh nghiệp của CakeResume

Cá tính nổi bật nhất của CakeResume là tinh thần không ngừng đổi mới, phát triển, thể hiện ở:

  • Trung thực và năng suất: Đề cao mối quan hệ chân thành với khách hàng, luôn lắng nghe, tôn trọng và phản hồi tích cực để cùng nhau phát triển.
  • Cởi mở và tự quyết: Tôn trọng quyền tự quyết của mỗi thành viên và khuyến khích giao tiếp cởi mở giữa đồng nghiệp với nhau.
  • Kiên định và hiệu quả: Không ngừng đổi mới để ngày một xuất sắc, hoàn thiện hơn; tạo điều kiện để các thành viên liên tục phát triển chuyên môn.
  • Đa dạng và đoàn kết: Chào đón mọi nhân tài đến từ nhiều nền đất nước với cá tính đa dạng. 

Với kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng, CakeResume tự tin đem đến các chiến lược employer branding hiệu quả. Hợp tác với chúng tôi để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh và thu hút thêm nhiều nhân tài!

Click here

— Tác giả bài viết: Yifang —