Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng văn hóa doanh nghiệp

Mục lục

Văn hoá là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn. Khi văn hóa tổ chức của doanh nghiệp làm hài lòng nhân viên sẽ kích thích được khả năng sáng tạo, sự cống hiến hết mình của nhân viên để năng suất lao động có được một cách mạnh mẽ nhất. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì và nó có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và tổ chức, hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây để nắm rõ nhé.

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới, cạnh tranh và gắn kết nhân viên và khách hàng của một tổ chức thì văn hóa doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Văn hóa doanh nghiệp là sự kết hợp các giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và các khía cạnh hàng ngày của giao tiếp, tương tác và các mục tiêu hoạt động để tạo ra bầu không khí xuyên suốt trong quá trình làm việc của một tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp chính là các giá trị, chuẩn mực và thói quen được chia sẻ trong bất kỳ tổ chức nhất định nào. Cùng với đó, đây là những điều xác định văn hóa làm việc của một người tại một công ty, cả những gì diễn ra trong và ngoài giờ làm việc.

Dù có được định nghĩa hay không thì mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa. Theo cách này, nó đặc biệt quan trọng, bởi vì văn hóa sẽ tự hình thành ngay cả khi nó không được xác định bởi ban quản lý hoặc bởi tầm nhìn chỉ đạo của một công ty. Một nền văn hóa tổ chức mạnh mẽ và một chiến lược đầu tư vào nó, về cơ bản có nghĩa là đảm bảo rằng mọi nhân viên (từ thực tập sinh đến giám đốc điều hành) đồng nhất với công ty và hiểu những gì công ty đang thực hiện mỗi ngày.

van-hoa-doanh-nghiep.jpg

Văn hóa trong doanh nghiệp là gì? 

 

2. Tầm quan trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Hiểu được văn hóa doanh nghiệp là gì, vậy văn hóa công ty có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và tổ chức. 

Văn hóa công ty làm tăng sự gắn bó của nhân viên

49% nhân viên nói rằng văn hóa công ty ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ nhiều hơn là không gian làm việc thực tế hoặc công nghệ mà họ sử dụng. Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ mang lại cho nhân viên lý do để để họ làm việc một cách say mê. Động lực nội tại đó chính là nguồn cảm hứng để nhân viên gắn bó sâu sắc với công việc của họ. Một nền văn hóa tốt khuyến khích nhân viên hình thành mối liên kết chặt chẽ với các đồng nghiệp, tổ chức và vai trò của họ, nâng cao kinh nghiệm làm việc và tăng cường sự gắn bó của họ.

Văn hóa công ty có thể giúp tăng năng suất

Nhân viên hài lòng có năng suất cao hơn 12% , trong khi nhân viên không hài lòng có năng suất thấp hơn 10%. Văn hóa công ty của bạn sẽ tác động trực tiếp đến cách bạn cấu trúc không gian làm việc, đối xử với nhân viên và tổ chức các gói phúc lợi của bạn. Tạo ra một văn hóa tổ chức thành công sẽ thu hút nhân viên sẽ tuân theo. Những đặc quyền này có ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhân viên .Do đó, sự gắn bó và năng suất làm việc cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa công ty giúp bạn hiểu rõ hơn về trách nhiệm

Đào tạo nhân viên và quản lý quy trình làm việc là hai trách nhiệm chính của một nhà lãnh đạo hiệu quả. Bằng cách có một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, tập trung vào đào tạo và cố vấn, bạn có thể nuôi dưỡng các kỹ năng của nhóm, giảm thiểu sự nhầm lẫn ở nơi làm việc và nâng cao năng lực cung cấp của tổ chức.

Văn hóa công ty cải thiện nỗ lực tuyển dụng

Ở Mỹ, 35% nhân viên khẳng định họ sẽ có cơ hội việc làm lý tưởng nếu văn hóa công ty không hấp dẫn họ. Văn hóa công ty của bạn không phải là thứ bạn có thể che giấu với những người tìm việc – họ sẽ có thể hiểu được tổ chức của bạn gần như ngay lập tức và sử dụng nó để thông báo quyết định của họ. Để tránh làm mất sự quan tâm của các ứng viên hàng đầu, hãy ưu tiên tạo ra một văn hóa công ty truyền tải hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và hấp dẫn.

Các công ty tạo ra trải nghiệm tích cực cho ứng viên được tăng 70% về chất lượng tuyển dụng của họ. Trải nghiệm ứng viên mạnh mẽ bắt đầu từ văn hóa công ty của bạn. Văn hóa tổ chức chiến thắng ưu tiên nhân viên và mối quan hệ của họ với công ty và các mục tiêu của công ty, điều này tạo ra trải nghiệm tích cực cho nhân viên. Những cá nhân này có khả năng gắn bó và đam mê công việc của họ, hai thuộc tính tích cực mà người tìm việc có thể nhận thấy. Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ thu hút các ứng viên có động lực như nhau, điều này sẽ bổ sung vào văn hóa công ty bạn và cải thiện hoạt động kinh doanh.

Văn hoá doanh nghiệp hỗ trợ tuyển dụng hiệu quả

3. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Nhìn chung văn hóa doanh nghiệp được cấu thành bởi các yếu tố như: con người, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, nguyên tắc hóat động. Cụ thể các yếu tố văn hóa doanh nghiệp như sau:

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được ví như linh hồn của doanh nghiệp bởi nó không chỉ mang ý nghĩa thể hiển cho nét văn hóa trong giao tiếp mà còn biểu thị tất cả các khía cạnh khác, trong đó bao gồm giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Văn hóa gắn liền với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thì sẽ xác định được thước đo và xác định được tiêu chuẩn để cân bằng những hành vi, quan điểm đã được đưa ra ở trong tầm nhìn.

Nội dung của giá trị cốt lõi mang đậm những giá trị độc đáo trong sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi vậy nên văn hóa doanh nghiệp nhất định phải bao gồm yếu tố giá trị của doanh nghiệp thì mới thật sự chuyên nghiệp.

Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp

Bên cạnh giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn cũng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp. Có thể nói, tầm nhìn, sứ mệnh chính là yếu tố quan trọng hàng đầu cần phải đặc biệt quan tâm khi xây dựng văn hóa. Bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, hướng phát triển lâu dài. Tầm nhìn, sứ mệnh tạo nền cho quá trình thành lập văn hóa. Nhờ đó, doanh nghiệp định hướng cụ thể được mọi “đường đi nước bước”, quá trình vận hành tổ chức ổn định và rất chuyên nghiệp.

Nguyên tắc và quy tắc hóat động của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi nguyên tắc hóat động của doanh nghiệp. Thông thường các cấp lãnh đạo hay đưa những yếu tố thực hiện vào trong nguyên tắc hóat động hàng ngày của doanh nghiệp nhằm mục đích củng cố thêm sức mạnh. Việc xây dựng văn hóa dựa trên nguyên tắc hóat động sẽ mang tính thực tiễn cao hơn. Từ đó doanh nghiệp thu về được những giá trị nhất định.

Phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp

Nhắc đến các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố con người hay cụ thể hơn là phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo của người đứng đầu sẽ định hình, tác động trực tiếp đến mục tiêu, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp nên cần đặc phải phải chú ý. Để có văn hóa doanh nghiệp mang lại những hiệu quả nhất định, người lãnh đạo nên có phong cách lãnh đạo linh hóat, không cứng nhắc, biết lắng nghe chia sẻ của nhân viên. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo cũng phải phù hợp với quy mô của công ty.

Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

4. Ưu điểm của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp mang lại những lợi ích thiết thực cho chính nhân viên và khách hàng. Cụ thể lợi ích của văn hóa doanh nghiệp như sau:

Tạo động lực cho nhân viên

Văn hóa được xem như là yếu tố cốt lõi để nhân viên xác định được giá trị cốt lõi của mình với doanh nghiệp. Từ đó, khích lệ tinh thần làm việc, tạo động lực làm việc hết mình, quên thời gian để cống hiến cho sự phát triển của công ty. Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực, tính tự giác cho nhân viên để xây dựng một tổ chức chiến thắng, cùng doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn và thử thách

Giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Doanh nghiệp xây dựng được một văn hoá chất lượng không chỉ tạo dựng lên sự chuyên nghiệp trong giao tiếp mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững. Văn hoá bao hàm sứ mệnh, tầm nhìn và chính giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Một nền văn hoá tổ chức mạnh mẽ sẽ giúp cả nhân viên và ban lãnh đạo xác định được hướng đi đúng. Từ đó, định hình phương pháp quảng bá, chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng

Một văn hóa doanh nghiệp hiệu quả không chỉ giúp tạo động lực cho nhân viên, thúc đẩy sự phát triển mà còn giúp tạo niềm tin, lòng trung thành cho khách hàng. Hầu hết các khách hàng đều nhìn vào hành động của doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp có chuyên nghiệp hay không để quyết định lựa chọn, nếu như doanh nghiệp có một văn hoá tốt chắc chắn sẽ gây được sự ấn tượng, tạo thiện cảm tốt cho khách hàng. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng chính là một cách để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng và trung thành.

Tạo sự đồng thuận và thống nhất trong tổ chức

Một nền văn hóa tổ chức mạnh mẽ sẽ đảm bảo rằng tất cả các nhân viên sẽ đồng thuận, thống nhất trong một tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên với nhau, giúp doanh nghiệp tạo nên sức mạnh bền vững trong nội bộ doanh nghiệp. Điều này phần nào sẽ thúc đẩy nhân viên gắn bó lâu hơn và thu hút được những nhân viên đầy tài năng và ưu tú.

Văn hoá doanh nghiệp tạo sự đồng thuận và thống nhất trong tổ chức

5. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bạn cần phải lên kế hoạch và thực hiện các bước theo quy trình khoa học, cụ thể. Bạn cần phải xây dựng theo các bước sau:

Xác định đâu là giá trị cốt lõi 

Đây được xem là một trong những bước quan trọng nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bởi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được xem như là quy chuẩn, là thước đo để giúp doanh nghiệp có thể căn chỉnh những quan điểm, hành vi để đạt được tầm nhìn của đơn vị. Hiện nay, giá trị cốt lõi trong các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở đội ngũ nhân viên và khách hàng (trải nghiệm khách hàng là một trong những giá trị cốt lõi trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty).

Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả thì việc xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp cũng như triết lý kinh doanh đóng vài trò quan trọng hàng đầu. Nó chính là định hướng, là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai. Có thể trong tương lai doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng sẽ hoàn khác biệt so với doanh nghiệp mình đang có. Tuy nhiên, dưới sự biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường, thì việc các doanh nghiệp chuyển tầm nhìn từ tập trung vào công ty sang tập trung vào khách hàng là điều cần thiết để doanh nghiệp định vị được thương hiệu, khẳng định thành công.

Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp

cac-buoc-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep.jpg

Đánh giá xem văn hoá hiện tại của doanh nghiệp như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp ra sao là một một việc cực kỳ khó khăn bởi văn hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên, nếu văn hóa doanh nghiệp xác định  lấy khách hàng làm trung tâm thì việc đánh giá sẽ dễ dàng hơn căn cứ vào chỉ số hài lòng và sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, công ty.

Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa

Trong mỗi doanh nghiệp, khi có bất cứ một sự thay đổi nào thì người lãnh đạo luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi của toàn bộ doanh nghiệp, công ty. Lãnh đạo phải là người truyền bá cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên hiểu đúng, hiểu đủ, xóa tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên để họ tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng công ty. 

Khuyến khích động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi

Sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân viên. Vì vậy, ngoài việc khuyến khích, động viên nhân viên, giúp họ biết được vai trò của mình trong doanh nghiệp, người lãnh đạo còn phải chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi để từ đó tạo động lực cho nhân viên đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp hiệu quả.

Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp 

Khen thưởng cũng là một trong những bước quan trọng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thiết lập một hệ thống khen thưởng phù hợp đối với từng vị trí, phòng ban sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy họ được công nhận, từ đó tiếp thêm động lực để nhân viên làm việc ngày càng hăng say, năng suất.

Đổi mới, sáng tạo chỗ làm việc

Môi trường làm việc lý tưởng tốt thì kết quả làm việc mới tốt, nhân viên mới có tinh thần làm việc để đưa ra ý kiến. Vì vậy, chỗ làm việc của nhân viên cần có những đổi mới, thoải mái với từng cá nhân giúp họ có được khả năng sáng tạo trong công việc đồng thời hiệu suất làm việc cũng tăng lên.

 

van-hoa-doanh-nghiep-1.jpg

Văn hóa tổ chức giúp gắn kết nhân viên

6. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông chia sẻ cho bạn văn hoá doanh nghiệp là gì cùng một số thông tin có liên quan. Chắc chắn với những thông tin này bạn đã biết và hiểu về văn hoá doanh nghiệp là gì rồi phải không, một doanh nghiệp nếu muốn phát triển toàn diện ngoài năng lực nguồn lực thì văn hoá doanh nghiệp tốt cũng thúc đẩy doanh nghiệp đi lên và phát triển hơn rất nhiều. Mời bạn đọc tham khảo thêm khóa học quản lý doanh nghiệp tại Unica để có cho mình những kỹ năng quản lý, duy trì một cách toàn diện giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Đánh giá :

Tags:

Chiến lược kinh doanh

Quản trị doanh nghiệp