Văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đâu là phương hướng cải thiện để doanh nghiệp ngày càng vững mạnh? Mời bạn xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!

Văn hóa doanh nghiệp là gì? 

duy-tri-van-hoa-doanh-nghiep

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp bao gồm các nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, và các phẩm chất chỉ có trong một doanh nghiệp. Một công ty hay tổ chức sẽ có các cá nhân (nhân viên, ban quản trị vv…). Mỗi người sở hữu lối sống, tính cách, nền tảng xã hội và nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, khi cùng ở trong môi trường của doanh nghiệp, họ Có cùng tần số với nhau ở nhiều phương diện công việc. Những điểm chung đó tạo thành văn hoá doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp là gì? 

Văn hóa doanh nghiệp như tấm áo nhận diện của một công ty đối với bên ngoài. Cũng là trụ cột, kim chỉ nam vững chắc cho mỗi nhân viên.

Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là gì?

Giá trị cốt lõi của văn hóa DN là bàn đạp tạo ra sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình. 

Văn hóa doanh nghiệp mạnh là gì?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là tạo ra giá trị về niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại trong doanh nghiệp. Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là cái còn thiếu khi ta có tất cả và là giá trị còn lại cuối cùng khi tất cả đã mất.

Văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh sở hữu nền văn hóa có nhiều tác động một cách tích cực đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của cả một công ty, tổ chức. 

Kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh là lợi thế giúp doanh nghiệp tăng cạnh tranh và được chú trọng trên thị trường. Điều này giúp tăng sức mạnh gắn kết giữa các thành viên trong công ty. Văn hóa doanh nghiệp là những định hướng hành động của nhân viên sao cho phù hợp với môi trường làm việc. Từ đó xây dựng một đội ngũ làm việc ăn ý và hòa nhập.

Xem thêm: Tiện ích văn phòng là gì? Xu hướng tiện ích văn phòng hiện đại

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

van-hoa-cua-doanh-nghiep

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa trong doanh nghiệp hình thành và đi song song với quá trình phát triển doanh nghiệp. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp không chỉ nằm ở văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm: các giá trị cốt lõi, các quy tắc, tác phong quản lý, đường lối kinh doanh và hành vi, các ứng xử của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp. Vai trò văn hóa doanh nghiệp trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh được phát huy khi nó là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Công ty có giá trị văn hóa doanh nghiệp mạnh và phù hợp với chiến lược dài hạn sẽ mang đến sức mạnh vô hình. Duy trì văn hóa doanh nghiệp, tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp. Nhờ vào đó mọi người luôn làm việc, phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung một cách tự nguyện. 

Văn hóa của doanh nghiệp giúp cho ban lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty. Đồng thời nhân viên thoải mái và chủ động trong cách nghĩ và cách làm của mình. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh như: 

  • Chi phí

  • Chất lượng sản phẩm, 

  • Phản ứng linh hoạt (trước sự thay đổi của thị trường)..

Là nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực vững mạnh chính là lợi ích của văn hóa doanh nghiệp. Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt tạo ra nguồn nhân lực vững mạnh. Đây là yếu tố tham gia toàn bộ quá trình chuyển hoá các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra. Song song đó, nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố cốt lõi góp phần trong việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.

Thu hút nhân tài

Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp gắn kết nhân tài và thu hút người lao động. Văn hóa thể hiện ở các yếu tố giúp tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động và việc sử dụng đội ngũ. Văn hóa của doanh nghiệp góp phần giúp đội ngũ làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy và tiến thủ.

Tạo chất riêng cho doanh nghiệp

Chất riêng của doanh nghiệp chính là di truyền, bảo tồn cái bản sắc của DN qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững. Văn hóa trong doanh nghiệp truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó. Hướng đến tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu của tổ chức, lớn hơn lợi ích của từng cá nhân. Từ đó góp phần tạo nên sự ổn định của tổ chức.

Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp như một sợi dây gắn kết các thành viên trong tổ chức. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là cách để giúp phát triển việc quản lý tổ chức. Bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì. Văn hoá tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của doanh nghiệp.

Xem thêm: Các loại phúc lợi nhân viên, xây dựng chính sách phúc lợi cho nhân viên

Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

gia-tri-van-hoa-doanh-nghiep

Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp

Tất cả nhân viên cần phải hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp. Để mỗi nhân viên có thể thấu hiểu được, doanh nghiệp cần xác định rõ những câu hỏi:

  • Tầm nhìn sứ mệnh và mục tiêu tương lai của doanh nghiệp là gì?

  • Hình ảnh thương hiệu, cá tính doanh nghiệp muốn xây dựng là gì?

  • Những chiến lược, mục tiêu kinh doanh hiện tại và tương lai có phù hợp với tập thể không?

  • Đặc trưng văn hóa mà doanh nghiệp muốn hướng tới là gì?

Khảo sát nhân viên

Sau khi đã triển khai cho nhân viên hiểu về văn hóa doanh nghiệp. Hãy khảo sát ý kiến của họ về việc xây dựng đóng góp văn hóa công ty. Liệu rằng hiện tại doanh nghiệp còn cần cải thiện, thay đổi gì không. Với những biến động của thời đại, liệu rằng nó còn xứng đáng để giữ lại hoặc nên điều chỉnh để tốt hơn.

Có nhiều cách để phân tích, đánh giá văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ: trực tiếp lấy khảo sát từ nhân viên hay quan sát thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Một vài dấu hiệu có thể nhận ra ngay và cần mau chóng cải thiện:

  • Tuyển dụng liên tục

  • Tác phong, hành xử các cả tập thể vi phạm các quy định

  • Giao tiếp nội bộ kém, không có sự thấu hiểu và kết nối

  • Quản lý và nhân viên là 2 nhóm tách biệt, hiếm khi tương tác với nhau, chỉ là giao tiếp một chiều.

  • Biện pháp kỷ luật và những cuộc phê bình có rất ít sự ủng hộ và công nhận.

  • Không có ý kiến thảo luận, tương tác trong các cuộc họp, mong cuộc họp kết thúc.

  •  Hạn chế giao tiếp, gặp mặt với sếp.

Xây dựng giá trị cốt lõi

Để phát triển văn hóa doanh nghiệp lâu dài và bền vững thì doanh nghiệp cần xác định những giá trị cốt lõi. Từ những điều đó, doanh nghiệp có thể tạo nền móng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Lưu ý là cần phát triển và xây dựng chúng theo một cách thống nhất trên nhiều hoạt động khác nhau

Nhà lãnh đạo phải xây dựng được giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. Những giá trị này sẽ được truyền bá để mọi nhân viên tin tưởng vào những giá trị chung đó. Những giá trị này cần được coi như là “kim chỉ nam” hướng dẫn mọi hoạt động của nhân viên, phải ăn sâu vào tiềm thức của họ.

Bạn đang tìm phương án tăng giá trị văn hóa doanh nghiệp? Còn điều gì tuyệt vời hơn những tiện ích dành cho nhân viên. Thử ngay máy bán hàng Kootoro để tăng tiện cho văn phòng. Hợp tác đặt máy ngay tại đây!

dang-ky-hop-tac

Truyền thông giá trị cốt lõi

Để có thể truyền thông văn hóa doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên phụ trách. Thông thường, là phòng nhân sự và truyền thông nội bộ sẽ theo dõi và đưa ra những hành động. Sau đó, triển khai giá trị văn hóa doanh nghiệp đến từng thành viên trong từng bộ phận trong công ty.

Quá trình này luôn cần được duy trì, cần rất nhiều thời gian để “tích tụ”, “bồi đắp”. Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp được xây dựng qua các hành động:

  • Tất cả nhân viên mới đều được giới thiệu và nhấn mạnh văn hóa doanh nghiệp.

  • Áp dụng vào các hoạt động công ty: thiết kế văn phòng, đồng phục, trò chơi, hệ thống khen thưởng, team building,…

  • Tuyển dụng đúng người, đúng việc

Triển khai kế hoạch

Sau khi đã bàn bạc thống nhất, doanh nghiệp hãy đưa ra quyết định và triển khai chúng đến toàn thể nhân viên. Quá trình triển khai cần thực hiện một cách nhất quán và có thời gian dài

Bộ phận phụ trách sẽ phổ biến về các quy định, chính sách chung. Tổ chức các buổi hội đàm giữa ban lãnh đạo và nhân viên để phổ biến về văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp toàn thể nhân viên hiểu văn hóa có ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp.

Thiết lập chế độ khen thưởng

Một văn hóa doanh nghiệp có tồn tại vững bền và nhận được sự trung thành của nhân viên thì chế độ khen thưởng là không thể thiếu. Đây cũng là một cách tốt để lan truyền văn hóa doanh nghiệp ra bên ngoài thông qua những hình ảnh buổi khen thưởng hay những buổi động viên thiết thực.

Khen thưởng đó là cách để công nhận tài năng, sức lực cũng như là động lực để họ có thể phát huy tiềm lực. Một nhân viên được khen thưởng sẽ là tấm gương cho những nhân viên khác cố gắng phấn đấu. Vô hình trung sẽ tạo nên sự chuyển biến chất lượng làm việc tốt hơn của đội ngũ nhân viên.

Đánh giá và duy trì giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa cần được bồi dưỡng và hoàn thiện từng ngày. Để làm được điều đó thì bộ phận phụ trách cần có sự đo lường, đánh giá định kỳ. Điều này giúp bộ phận nhân sự có thể cải thiện, thay đổi văn hóa doanh nghiệp nếu cảm thấy không phù hợp. Góp phần giải quyết, xử lý được những vấn đề phát sinh, tồn đọng.

Xem thêm: Máy bán nước ngọt tự động Kootoro thông minh, tiện lợi

Thêm tiện ích cho doanh nghiệp với máy bán hàng Kootoro

ke-hoach-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep

Thêm tiện ích cho doanh nghiệp với máy bán hàng Kootoro

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp luôn là điều quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tận tâm. Văn hóa doanh nghiệp mạnh tạo ra những giá trị vô hình, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh những buổi hội đàm, chế độ khen thưởng, teambuilding, hay các hoạt động hấp dẫn. Việc tăng tiện ích trong văn phòng cùng khiến văn hóa doanh nghiệp trở trên phát triển và gắn kết nhân viên lại với nhau.

Máy bán hàng tự động Toro không quá chiếm diện tích.

  • Sức chứa 300-600 sản phẩm

  • Nhiều chủng loại máy khác nhau, phục vụ 24/7. 

  • Hoàn toàn tự động, không gây ra âm thanh, tiếng ồn. 

Đặc biệt TORO rất cần thiết trong những buổi tối tăng ca, cần ở lại văn phòng.

Các hình thức thanh toán phong phú từ tiền mặt đến các loại ví điện tử thông dụng. Máy bán hàng tự động đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong bất kì văn phòng công ty nào.

Đặt máy bán hàng tự động, giúp nhân viên thoải mái, luôn đầy đủ năng lượng khi làm việc. Góp phần gắn kết giúp văn hóa doanh nghiệp được phát huy.


𝐓𝐎𝐑𝐎 – Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Căn 00.12 và 00.13 Lakeview 1, số 19 đường Tố Hữu, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

Xổ số miền Bắc