Văn hóa doanh nhân (Business culture) là gì? Nhân tố cấu thành

Văn hóa doanh nhân (tiếng Anh: Business culture) là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức.

business-culture

Hình minh hoạ (Nguồn: cuisine)

Văn hóa doanh nhân

Khái niệm

Văn hóa doanh nhân trong tiếng Anh được gọi là business culture.

Văn hóa doanh nhân là:

– Một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp

– Văn hóa của người làm nghề kinh doanh, là văn hóa để làm người lãnh đạo doanh nghiệp

– Văn hóa của người đứng đầu doanh nhân, văn hóa của “thuyền trưởng” con thuyền doanh nhân

– Chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức

Ảnh hưởng của văn hoá doanh nhân đến văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là phản ánh văn hóa của người lãnh đạo doanh nghiệp.

Doanh nhân là người tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy tính sáng tạo, là người góp phần mang đến không gian tự do, bầu không khí ấm cúng trong doanh nghiệp. Doanh nhân có khả năng thay đổi hẳn văn hóa của doanh nghiệp và tạo ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt động của doanh nghiệp.

Các nhân tố tác động đến văn hoá doanh nhân

Nhân tố văn hóa

– Là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa doanh nhân

– Là điều kiện để văn hoá doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt động kinh doanh

– Có vai trò như một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân

– Tạo ra đặc trưng riêng biệt cho mỗi doanh nhân (do kết hợp văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức, tính cách cá nhân)

Nhân tố kinh tế

– Văn hoá của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh.

– Hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong những yếu tố kinh tế quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân/

– Một nền kinh tế mở, thông thoáng từ bên trong và hội nhập với bên ngoài là động lực cho doanh nhân hoạt động.

Nhân tố chính trị – pháp luật

– Các thể chế chính trị – pháp luật cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay không, được khuyến khích hay hạn chế phát triển.

– Môi trường kinh doanh lành mạnh được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lí rõ ràng, công bằng.

Các bộ phận cấu thành văn hoá doanh nhân

Năng lực của doanh nhân 

– Trình độ chuyên môn của doanh nhân bao gồm bằng cấp chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kĩ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ.

– Là tổng hoà những hiểu biết, nhận thức, kĩ năng và khả năng giải quyết vấn đề của doanh nhân

– Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lí với những vướng mắc có thể xảy ra

– Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Tố chất của doanh nhân

– Tầm nhìn chiến lược

– Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo

– Tính độc lập, quyết đoán, tự tin

– Năng lực quan hệ xã hội

– Có nhu cầu cao về sự thành đạt

– Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh

Đạo đức của doanh nhân 

– Đạo đức của một con người

– Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động

– Nỗ lực vì sự nghiệp chung

– Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội

Phong cách của doanh nhân

– Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân:

– Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo

– Vượt qua mọi rào cản để tim ra chân lí một cách nhanh chóng

– Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc

– Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người

– Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết

– Không tự thoả mãn

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá doanh nhân, ĐH Kinh tế Quốc dân)