Văn hóa giao thương Hà Nội xưa và nay
Nhắc đến Hà Nội xưa, là nhắc đến 36 phố phường tấp nập với nét văn hóa buôn bán, kinh doanh Kẻ Chợ nức tiếng một thời. Từ những khu chợ nhỏ, Hà Nội hình thành nên văn hóa giao thương độc đáo mà không đâu có được, đi kèm theo đó là cộng đồng cư dân đông đúc, quy tụ những thương nhân, những người thợ thủ công tinh hoa bậc nhất.
Văn hóa bán buôn nơi Kẻ Chợ
Hà Nội xưa còn được gọi là Kẻ Chợ với ý nghĩa là nơi hội tụ các ngành nghề, nơi họp chợ. Chợ Thăng Long thời ấy bao gồm một mạng lưới thương nghiệp lớn nhỏ rải rác khắp đô thành. Mật độ chợ dày đặc nhất tập trung quanh khu 36 phố Hàng, mà nay thường gọi là “khu phố cổ”.
Theo mạch giao thương, người dân tứ xứ cũng bắt đầu đến các khu chợ định cư, trước là để buôn bán, sau dần tụ họp theo phường nghề, hình thành cộng đồng cư dân. Văn hóa giao thương đặc trưng của Hà Nội còn thể hiện ở việc chuyên môn hóa theo các ngành nghề khác nhau. Từ chỗ buôn bán vật phẩm tứ xứ, nhiều khu chợ bắt đầu kinh doanh theo ngành nghề, là nguồn gốc của 36 phố Hàng ngày nay.
Văn hóa giao thương Hà Nội còn có đặc trưng bởi tinh thần bán buôn đoàn kết, tương trợ hình thành suốt bao đời. Nhiều người dân buôn bán ở khu phố cổ cho rằng, việc buôn bán ở đây chủ yếu xuất phát từ lòng tin tưởng bạn hàng, mọi người cùng hỗ trợ nhau. “Buôn bán ở đây là tuyệt đối tin tưởng nhau. Đôi khi không cần vốn cũng bán được, gọi điện là người ta mang đến, ghi sổ, bán xong lấy tiền”, ông Phạm Văn Phú ở phố Hàng Buồm chia sẻ.
Áp lực nội đô co cụm không gian giao thương phố cổ
Đi cùng thời gian, Hà Nội đang dần thay đổi để thích nghi với nhịp sống hiện đại. Không gian dành cho giao thương cũng đổi thay nhiều và đâu đó đã nhạt phai những nét xưa, một thời là bản sắc riêng của Hà Nội.
Những căn nhà phố cổ đang “oằn mình” gánh nhịp giao thương hiện đại. (Ảnh: Shutterstock)
Dạo quanh một vòng phố cổ, không khó nhận ra sự hiện đại đang dần xâm lấn nét truyền thống vốn có. Dọc các tuyến phố, xuất hiện thêm những cửa hàng, dịch vụ hiện đại, những quán bar, cafe mọc lên ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ. Những khu phố từng chuyên danh một mặt hàng này cũng, không còn nhiều phố chỉ chuyên bán một mặt hàng như xa xưa.
Nếu như trước đây, những khu buôn bán kinh doanh tấp nập luôn quy tụ công đồng cư dân sầm uất, sống quây quần nhiều thế hệ từ đời này qua đời khác, thì khu phố cổ hiện nay đa phần lại là dân nhập cư, không còn nhiều thế hệ cùng nhau sinh sống. Không ít gia đình “Hà Nội gốc” đã buộc phải chuyển đến nơi khác sinh sống, nhường diện tích cho kinh doanh.
Giới chuyên gia cho rằng, thực trạng này xuất phát từ việc không gian Hà Nội đang ngày càng chật chội, không đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân. Đằng sau vẻ hào nhoáng hiện đại của những dãy phố tấp nập lại là những ngôi nhà nhỏ bé, sập sệ, thậm chí quanh năm không thấy ánh sáng mặt trời. Dù biết cuộc sống vất vả, khó khăn, nhiều gia đình vẫn cố bám trụ lại nơi đây vì họ sẽ không biết phải làm gì và làm như thế nào để nuôi gia đình, khi phải gánh thêm các khoản chi phí mặt bằng, nhân công (nếu không thể tận dụng nơi ở để kinh doanh).
Không gian lý tưởng phát triển xu hướng văn hóa giao thương hiện đại
Bài toán tìm kiếm không gian sống vừa gìn giữ văn hóa giao thương, vừa hội nhập quốc tế được đặt ra nhiều năm gần đây. Bên cạnh những nỗ lực của Nhà nước và các cơ quan chức năng, nhiều doanh nghiệp cũng chung tay xây dựng không gian sống mới cho người Hà Nội, trong đó có Bitexco với Khu đô thị The Manor Central Park.
The Manor Central Park – “Kỷ nguyên mới của 36 phố phường”.
Đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho người dân, Bitexco phát triển The Manor Central Park trở thành không gian sống hiện đại nhưng vẫn gìn giữ nét đặc trưng của phố Hàng với tâm huyết kiến tạo “kỷ nguyên mới của 36 phố phường”.
Các căn nhà phố thương mại ở đây có thiết kế rộng rãi, đảm bảo cả hai mục đích là “an cư và lạc nghiệp”. Việc quy hoạch các căn liền nhau, không có tường bao ngăn cách giúp cư dân vừa có không gian riêng tư, vừa giao lưu cộng đồng, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, kinh doanh, kế thừa nếp sống tương thân tương ái của người Việt.
“The Manor Central Park không chỉ tạo không gian sống chuẩn mực, tiện nghi, sang trọng, môi trường lý tưởng cho hoạt động mua bán, kinh doanh, mà còn hướng đến mục tiêu lâu dài và mang giá trị bền vững hơn là xây dựng nền văn hóa giao thương trong cộng đồng, hình thành xu hướng về văn hóa giao thương” – đại diện chủ đầu tư cho biết.
Với những nét độc đáo riêng có, The Manor Central Park khi đi vào hoạt động chắc chắn sẽ thu hút cộng đồng cư dân ưu tú cùng về đây sinh sống, kinh doanh, tạo nên không gian giao thương, buôn bán sầm uất mới tại Tây Nam Hà Nội.
Theo
Nhịp sống kinh tế
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/search.htm?keyword=V%C4%83n+h%C3%B3a+giao+th%C6%B0%C6%A1ng+H%C3%A0+N%E1%BB%99i+x%C6%B0a+v%C3%A0+nay