Văn hóa giao tiếp của người Nhật – luôn chú trọng từng chi tiết nhỏ nhất

880
0

5/5 – (1 bình chọn)

Nhắc đến Nhật Bản chúng ta liền nhớ ngay đến một quốc gia luôn coi trọng về lễ nghĩa. Đặc biệt điều đó luôn được thể hiện trong văn hóa giao tiếp của người nhật. Là một du học sinh Nhật Bản, bạn nên tìm hiểu kỹ cách giao tiếp của người nhật để tránh nhắc các sai lầm không đáng tiếc.

Hôm nay, Sunny sẽ giúp bạn tìm ra những điều cần lưu ý trong văn hóa giao tiếp nhật bản nhé!

Văn hóa giao tiếp của người nhật

Văn hóa giao tiếp ứng xử của người nhật bản – 9 điều cần nhớ rõ

Mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chuẩn riêng trong giao tiếp, hãy tìm hiểu xem các phong cách giao tiếp của người nhật như thế nào nhé!

Quy tắc chào hỏi

Trong từng hoàn cảnh khác nhau, chúng ta sẽ dùng những kính ngữ khác nhau để thể hiện sự kính trọng đối phương cũng như hợp với hoàn cảnh

  • Chào buổi sáng: おはようございます

  • Chào buổi trưa: こんにちは

  • Chào buổi tối: こんばんは

  • Chúc ngủ ngon: おやすみなさい

Đó chính là những lời chào căn bản trong ngày mà bạn cần nắm rõ để có thể sử dụng trong những tình huống khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các cụm từ khi mời ăn cơm: いただきます, khi tan làm về: おつかれさまです.

Việc sử dụng các lời chào, lời cảm ơn đúng lúc sẽ giúp bạn có thiện cảm hơn với đối phương.

Văn hóa giao tiếp ứng xử của người nhật bản

Phân biệt được lời nói đùa và lời nói thật trong câu nói

Người Nhật luôn tỏ ra lịch thiệp trong giao tiếp, vẫn luôn đặt vấn đề khen ngợi đối phương lên hàng đầu. Cụ thể, trong những buổi gặp mặt, sau khi ra về, dù có muốn hay không thì người Nhật vẫn sẽ nói “hẹn gặp lại lần sau nữa”. 

Tuy nhiên đó không phải là lời mờ chắc nịch đến bạn, bạn hãy coi nó như lời chào tạm biệt bình thường. Nếu muốn gặp lại họ sẽ liên lạc lại với bạn.

Tránh trực tiếp nói “không” với đối phương

Người Nhật luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đối phương. Vì vậy khi phải từ chối một lời mời hay lời đề nghị gì đó, thay vì nói “không” họ sẽ nói như: 行きたいですが (Tôi muốn đi lắm nhưng…). Như vậy họ sẽ không làm đối phương bị hụt hẫng.

Luôn luôn quan tâm đến bầu không khí trong đám đông

Nhật Bản là một quốc gia luôn coi trọng những tổ chức, đoàn thể, vì vậy mỗi người đều tự giác để không làm ảnh hưởng đến không khí của đám đông.

Người Nhật sẽ không để vấn đề riêng trong cuộc sống của mình làm ảnh hưởng đến công việc chung. Mặc dù trước đó bạn có xảy ra một chuyện buồn nhưng một khi đã đến cơ quan, bạn bắt buộc phải gác đó qua một bên để tập trung vào công việc chính. 

Phụ nữ Nhật Bản không thích “khoác tay”

Các cô gái Nhật Bản thường không thích hành động khoác tay thân mật, nhất là đến từ con trai. Bởi vì đó là phép lịch sự, họ thường không thích động vào người lạ, hoặc có những hành động quá thân mật.

Vì vậy, khi các du học sinh có bạn học là các họ sinh Nhật Bản thì hãy chú ý đến điều này nhé!

Không chỉ thẳng tay vào người khác

Đây là hành động rất bất lịch sự. Cho dù bạn đang nói chuyện với bất cứ ai, ở độ tuổi nào thì hành động chỉ thẳng tay vào người khác là rất vô lễ.

Chia tiền nhau rõ ràng sau những bữa tiệc

Khi mọi người cùng nhau ăn chung, người Nhật sẽ thường chia nhau một cách sòng phẳng để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như xem như có cơ hội để có thể đi tiếp trong lần sau nữa.

Số lượng quà tặng

Ở Nhật Bản, số 4 và 9 là biểu tượng cho cái chết và sự đau khổ. Vì vậy khi tặng quà, bạn nên hạn chế số 4 và 9, thay vào đó số 3-5-7 chính là những con số may mắn đối với người Nhật.

Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người nhật

Là đất nước rất quan trọng về văn hóa giao tiếp, hãy cùng Sunny tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của người nhật trong kinh doanh nhé!

Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người nhật

Văn hóa cúi chào

Trong văn hóa Nhật Bản không thể thiếu hành động cúi chào. Có 3 kiểu chào đặc trưng: Saikeirei, Keirei và Eshaku. Tùy vào đối tượng giao tiếp mà chúng ta sẽ thực hiện những động tác cúi chào phù hợp

Ngoài ra, khi bắt tay với đối phương, tránh siết quá mặt hoặc nhìn chằm chằm vào mặt đối phương. Đây được cho là bất lịch sự.

Văn hóa giữ lời hứa, lời hẹn

Người rất coi trọng chữ tín. Vì vậy nếu như bạn đã hứa bất cứ việc gì thì phải cố gắng hoàn thành nó. Không nên thất hứa vì như vậy họ sẽ mất lòng tin ở nơi bạn.

Coi trọng giờ hẹn

Đối với người Nhật, không gì quan trọng bằng thời gian. Nếu như trong bất cứ cuộc họp hay dịp gì bạn đến muộn thì người khác sẽ coi đó là không tôn trọng họ cũng như bạn có lối sống không được tốt. Vì vậy, chú ý ĐÚNG GIỜ

Cấp bậc được thể hiện rõ ràng

Trong các buổi gặp mặt, những lời giới thiệu sẽ bắt đầu từ những người có vị trí cao nhất đến các vị trí thấp nhất. Đó chính là thể hiện cũng như tôn trọng sức lao động của họ.

Văn hóa tôn trọng danh thiếp

Trong các cuộc gặp gỡ đối tác, thay vì trao đổi trực tiếp với nhau, người Nhật sẽ trao đổi danh thiếp với nhau vì trong đó có tất cả các thông tin cũng như số điện thoại, họ có thể dễ dàng liên lạc với nhau.

Cẩn trọng trong việc trao đổi thông tin

Người Nhật luôn tỉ mỉ trong bất cứ việc gì, học luôn ghi chép lại các thông tin trong suốt cuộc họp, cũng như lưu trữ các bản cứng, bản mềm của các quyết định quan trọng để làm bằng chứng cho sau này.

Những lưu ý trong văn hóa giao tiếp của người nhật

Dưới đây là những lưu ý trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người nhật bản, các bạn hãy đọc kỹ nhé!

Những lưu ý trong văn hóa giao tiếp của người nhật

Hạn chế giao tiếp bằng mắt quá lâu

Khi giao tiếp với nhau, nên tránh nhìn thẳng mắt của đối phương trong thời gian lâu. Đây được xem là hành động bất lịch sự vì sẽ tạo ra sự bối rối trong buổi giao tiếp.

Không nói quá to, quá nhiều

Người Nhật thường nói chuyện rất nhẹ nhàng, từ tốn và luôn lắng nghe người khác. Nếu như bạn cứ nói quá to và quá nhiều thì sẽ tạo cho người khác cảm giác không thoải mái. Bên cạnh đó, tránh việc phản bác trực tiếp ý kiến của người khác.

Cách vẫy tay đúng mực

Tại Nhật Bản, khi vẫy tay với người khác, bạn nên để thẳng bàn tay, các đốt và ngón tay chạm vào nhau. Nếu như cánh tay và bàn tay hời hợt sẽ thể hiện bạn đang bất lịch sự với đối phương.

Biếu quà cho người khác

Khi bạn mới vào làm việc cho một công ty, chuyển đến một khu ở mới, thì việc tặng những món quà cho những người cùng bộ phận và hàng xóm là rất cần thiết. Đó như là một thông báo rằng bạn đang có mặt tại đây cũng như trong tương lai sẽ cần sự giúp đỡ lẫn nhau.

Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, địa điểm

Trong mỗi dịp lễ, hoàn cảnh, địa điểm, người Nhật sẽ có cho mình những bộ quần áo với các thiết kế và màu sắc khác nhau. Nhưng nhìn chung, họ luôn giữ cho quần áo của họ thẳng, mượt mà, không nhàu nát quá nhiều.

Lời kết: 

Vừa rồi, Sunny đã đem đến cho bạn những thông tin về văn hóa giao tiếp của người nhật, và các lưu ý để bạn có thể giao tiếp một cách đúng mực hơn. Nếu như các bạn vẫn cần thêm sư tư vấn, hỗ trợ thì đừng ngần ngại hãy liên hệ theo địa chỉ sau đây:

Văn phòng Hà Nội:

Địa chỉ: Số 32, ngách 376/12 đường Bưởi, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: Số 14, đường 11, Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

  • 024.7777.1990

  • 098.480.3302 (Ms. Trang – Hà Nội)

  • 039.372.5155 (Ms. Cẩm Tú – HCM)

Email: [email protected]