Văn hóa là gì? Những hành vi “vô văn hóa” trên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính đến 20.000.000 đồng?
Chào anh/chị, hiện nay là thời đại công nghệ số, giới trẻ sử dụng mạng xã hội ngày một nhiều. Một số bộ phận cư xử thiếu đạo đức, “vô văn hóa” trên mạng xã hội gây ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ tiếp theo. Vậy có quy định nào về xử phạt đối với hành vi thiếu chuẩn mực, “vô văn hóa” trên mạng xã hội hay không?
Mục lục bài viết
Văn hóa là gì? Có các lĩnh vực văn hóa nào?
Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, tuy nhiên cần nhìn nhận văn hóa dưới vài góc độ sau đây:
– Theo quan điểm của UNESCO: Dựa theo khung thống kế văn hóa Unesco 2009 (FCS) định nghĩa văn hóa như sau: UNESCO định nghĩa văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin (UNESCO, 2001). Mặc dù không phải lúc nào cũng đo lường được niềm tin và giá trị một cách trực tiếp, thì lại có thể đo lường được các thói quen và hành vi liên quan. Vì thế, Khung thống kê văn hóa UNESCO định nghĩa văn hóa thông qua việc xác định và đo lường hành vi và tập quán được sinh ra từ niềm tin và các giá trị của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
– Các Lĩnh vực Văn hóa được định nghĩa trong FCS là một tập hợp chung các hoạt động kinh tế (như sản xuất hàng hóa và dịch vụ) và xã hội (như sự tham gia vào các hoạt động văn hóa) mà theo truyền thống được cho là “văn hóa”. Ngoài ra, các Lĩnh vực Liên đới bao gồm các hoạt động kinh tế và xã hội khác mà được cho là “một phần văn hóa” hoặc thường được nói đến như là “có tính giải trí hay thư giãn” hơn là “văn hóa thuần túy”. 10 Mặc dù, xuất phát điểm, hầu hết các chuẩn hiện thời dùng để xây dựng các khái niệm này đều dựa trên khía cạnh kinh tế, nhưng cần phải hiểu tất cả các khía cạnh khác của lĩnh vực được tạo ra chứ không chỉ đơn thuần xem xét các khía cạnh kinh tế của văn hóa. Vì thế, định nghĩa để đo lường “biểu diễn” bao gồm tất cả các cuộc biểu diễn, nghiệp dư hay chuyên nghiệp và diễn ra trong phòng hòa nhạc trang trọng hay trên sân khấu ngoài trời ở một làng quê. Bên cạnh đó, khung văn hóa nhấn mạnh vào các lĩnh vực chuyển tiếp được đo lường ở nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Lưu giữ và Bảo tồn, và Di sản văn hóa phi vật thể được phân loại là lĩnh vực chuyển tiếp; sự có mặt của ba lĩnh vực trên là hết sức quan trọng để đo lường một cách đầy đủ các biểu đạt văn hóa.
– Theo quan điểm văn hóa vật chất: Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện trong sản phẩm vật chất. Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người.
– Văn hóa mang bản chất giai cấp: nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế – chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.
Văn hóa truyền thống của Việt Nam như thế nào?
Do ảnh hưởng bởi các yếu tố như vị trí địa lý, kinh tế, chính trị và trải qua quá trình dài chịu sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau nên nền văn hóa của Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng và là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau như nền văn hóa Phù Nam, Chăm pa ở miền Trung, văn hóa Ấn Độ ở miền Nam, văn hóa Trung Quốc ở miền Bắc. Ngoài ra văn hóa Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Chính bởi sự kết hợp và giao lưu bởi nhiều nền văn hóa làm cho nền văn hóa của Việt Nam rất giàu bản sắc.
Văn hóa là gì? Những hành vi “vô văn hóa” trên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính đến 20.000.000 đồng?
Xử phạt đối với những hành vi “vô văn hóa” trên mạng xã hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với các hành vi “vô văn hóa” trên mạng xã hội như sau:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội”.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”
Như vậy, đối với những hành vi “vô văn hóa” như cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống,…các cơ quan, tổ chức khác thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.