Văn hóa tâm linh người Việt qua các lễ hội truyền thống

Văn hóa tâm linh người Việt qua các lễ hội truyền thống hướng con người ta đến với giá trị đoàn kết dân tộc, là nét đẹp văn hóa Việt.

Lễ hội truyền thống là hình thức văn hóa dân gian mang tính cộng đồng rất cao. Các lễ hội được ví như là “cuộc sống thứ hai” không thể thiếu của người Việt. Văn hóa tâm linh người Việt cũng được thể hiện rất rõ ràng qua các lễ hội truyền thống. Không đơn giản chỉ là tái hiện văn hóa cổ xưa. Qua các lễ hội sự khát khao nhân bản sẽ được tiếp nối cũng như phát huy sức mạnh. Tinh thần đoàn kết dân tộc cùng những giá trị nhân văn sâu sắc cũng được thể hiện. 

Vì sao văn hóa tâm linh người Việt gắn với các lễ hội truyền thống?

Lễ hội nói chung, đặc biệt các lễ hội cổ truyền, đều xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Các lễ hội diễn ra như một cơ hội để qua đó con người ta thể hiện tấm lòng sùng kính của mình với đức tin mà mình đã chọn. Hay nói theo cách khác, tín ngưỡng và lễ hội có một mối quan hệ rất mật thiết với nhau.

>>> Xem thêm: 

Tín ngưỡng thờ cúng gia tộc, dòng họ tổ tiên là tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt. Cùng với đó là tín ngưỡng và nghi lễ liên quan tới sự sinh nở, thờ cúng ông Tơ bà Nguyệt, thờ bản mệnh, lễ tang ma và thờ cúng người chết… Tín ngưỡng nghề nghiệp  thờ tổ nghề, thờ Thần Tài, thờ cá ông. Cùng với đó liên quan mật thiết đến các lễ hội là tín ngưỡng thờ thần: thờ thành hoàng làng, thờ mẫu, thờ các anh hùng dân tộc, thờ thổ thần (thổ công), sơn thần, thuỷ thần (hà bá, Long Vương).

Văn hóa tâm linh người Việt gắn với các lễ hội truyền thống

Văn hóa tâm linh người Việt gắn với các lễ hội truyền thống

Hầu hết các lễ hội dân gian truyền thống đều có phần liên quan mật thiết với tín ngưỡng. Lễ hội chính là một hiện tượng văn hoá tâm linh sinh động, tín ngưỡng sẽ có khả năng lan toả và tạo nên linh hồn của lễ hội. Một số lễ hội tín ngưỡng dân gian của các dân tộc thiểu số còn lưu giữ những dấu ấn của sự hình thành tín ngưỡng. Văn hóa tâm linh của người Việt gắn liền với các yếu tố tâm linh chính là như vậy.

Ý nghĩa văn hóa tâm linh người Việt được thể hiện qua các lễ hội truyền thống

Lễ hội là sự cộng hưởng của các giá trị lịch sử, phong tục tập quán, văn chương và cả nghệ thuật. Đó là bảo tàng sống về các giá trị tinh thần linh thiêng đã được kết tinh trong suốt chiều dài của lịch sử. Đó cũng chính là sự thỏa mãn được các nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh và cả về giải trí. Đó cũng là nhu cầu giao lưu, là sự đoàn kết học hỏi. Quan trọng nhất chính là nhu cầu sáng tạo và thụ hưởng giá trị văn hóa. Từ đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng dân cư.

Lễ hội chính là sự kết tinh của một quá trình văn hóa tâm linh lâu dài, bền bỉ. Qua hình ảnh các lễ hội sẽ nhìn thấy ra ước mơ, nguyện vọng của cả một cộng đồng dân tộc hướng về những điều tốt đẹp. Có thể coi tinh hoa văn hoá tâm linh của một cộng đồng được lắng đọng trong lễ hội.

Với sự phát triển của lễ hội, văn hóa tâm linh của người Việt sẽ được xây dựng trong cộng động. Dễ dàng lan tỏa những ý nghĩa tích cực. Nói cách khác, phát triển lễ hội sẽ làm phong phú đời sống tâm linh văn hóa Việt. Bên cạnh đó, chính các giá trị văn hóa tâm linh cũng góp phần vào việc tổ chức lễ hội.

Lễ hội gắn với các văn hóa tâm linh người Việt
Caption

Một số lễ hội gắn với các văn hóa tâm linh người Việt đặc trưng

Lễ hội gắn liền với văn hóa thờ cúng tổ nghề

Thờ cúng tổ nghề chính là thái độ đẹp, là một lối sống đẹp. Đây là biểu hiện của lòng biết ơn và tri ân đối với người đã khai nghề lập nghiệp. Hàng năm tại các đình làng trên khắp cả nước, có hàng ngàn các lễ hội tôn vinh tổ nghề được diễn ra. Từ đó tạo nên một nét văn hóa tâm linh đẹp đẽ của người Việt.

Lễ hội gắn với các văn hóa tâm linh người Việt

Lễ hội gắn với các văn hóa tâm linh người Việt

Lễ hội gắn với văn hóa thờ cúng các vị thần

Tín ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt gắn liền với văn hóa đình làng. Hay các lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của ngư dân miền biển. Lễ hội góp phần tạo nên phong cách đặc trưng cho một vùng duyên hải.

Lễ hội thờ cúng thần rừng hay lễ cúng thần rừng,của nhiều dân tộc thiểu số tại miền núi phía Bắc. Các lễ hội gắn với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp như: thần suối, thần sông, thần núi, thần rừng, thần cây… Từ đó đã tạo ra sắc thái văn hóa riêng trong từng tộc người.

Văn hóa tâm linh của người Việt nói chung và văn hóa tâm linh qua các lễ hội nói riêng chính là nét văn hóa đặc sắc mang đậm giá  trị cổ truyền dân tộc. Việc gìn giữ và phát huy những nét văn hóa đó chính là trách nhiệm của mỗi người dân.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC PHONG THỦY TAM NGUYÊN

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:
– Hà Nội: Số A12/D7 Khu đô thị mới, Ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
– Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
– Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 đường Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
– HCM: Số 778/5 đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. HCM.