Văn hóa tây nguyên – Địa lí – Trần Văn Thanh – Thư viện Giáo án điện tử

Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Trần Văn Thanh
Ngày gửi: 10h:42′ 08-06-2009
Dung lượng: 9.4 MB
Số lượt tải: 508

Số lượt thích:

0 người

10h:42′ 08-06-20099.4 MB508

THỰC HIỆN : NHÓM BILADEN
Nội Dung Bài Thuyết Trình
KHÔNG GIAN VĂN HÓA
CHỦ THỂ VĂN HÓA
THỜI GIAN VĂN HÓA
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
KHÔNG GIAN VĂN HÓA
Vùng văn hóa Tây Nguyên trải rộng trong không gian địa lý bao gồm 5 tỉnh là: Gialai, Komtum, Daklak, DakNong, và Lâm Đồng
Là khu vực có diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng. Với hơn 20 dân tộc anh em, Tây nguyên là nơi có nền văn hóa dân gian rất phong phú và độc đáo.
Địa hình đồi núi và cao nguyên, sông ngòi ít, thời tiết 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa.
Chủ Thể Văn Hóa
Đây là địa bàn sinh sống của hơn 20 dân tộc anh em, thuộc hai nhóm ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ cổ nhất Đông Nam Á, nhóm Môn-khơme, và Nam Đảo .
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn –khmer gồm có các tộcngười:Bana,Xơđăng,M`nô,H`ho,Xtiêng,Bruvânkiều,cơtu,Tôi,Mạ,Co,GỉeTriêng,chơRo,RơMâm.Thuộc nhóm Nam Đảo (Mã lai –Đa Đảo) gồm các tộc người : Êđê,Gia Rai,chu Ru.
bana
Cơtu
Ê đê
Ê đê
Xơ đăng
Dân tộc gia rai
Thời Gian Văn Hóa
Vùng Văn hóa Tây Nguyên có lịch sử hình thành từ lâu đời gắn liền với các dân tộc bản địa đã sinh sống lâu đời ở vùng đất này, có mối quan hệ nguồn gốc với người chăm và người Khmer của Vương quốc campuchia, người lào và người Việt. Từ thế kỷ XVII-XVIII, các dân tộc người Tây Nguyên đã gắn bó mật thiết với các triều đại phong kiến Đại Việt
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
Văn hóa vật chất
Văn hóa xã hội
Văn hóa tinh thần.
Văn hóa vật chất
Trên vùng đất đỏ tây nguyên các dân tộc tây nguyên sinh sống bằng phương pháp canh tác nông nghiệp nương rẫy là chủ yếu ngoài ra còn dựa vào hái lượm săn bắt các sản phẩm của rừng.
Kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc, buôn bán trao đổi chưa phát triển. Đời sống vật chất còn ở mức thô sơ

Nhà ở chủ yếu là nhà sàn, thường là nhà dài đủ sinh sống cho cộng đồng gia đình lớn, nhà cửa kiến trúc thô sơ bằng các vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ…

Trang phục đặc trưng của người tây nguyên là váy mảnh, tấm choàng khố, loại áo chuôi đầu , trang sức cà răng, căng tai, xăm mình….
Trang phục ê đê
Trang phục ba na
Trang phục
Dân tộc Mạ
Trang phục
Dân tộc K’ho
Tục căng tai của người Brâu
Vòng đeo cổ của cô gái K’ho
Khi đi lại vận chuyển thì dùng gùi đeo qua vai, dùng voi để chuyên chở. Nơi sông hồ lớn dùng thuyền độc mộc
Với nhiều món đặc sản như: cơm lam thịt thú rừng, rau rừng. Đặc biệt uống rượu cần là một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của tây nguyên
ẨM THỰC
Gỏi lá
Cơm lam- thịt thú rừng
Rượu cần
Rượu cần
VĂN HÓA XÃ HỘI
Các tộc người tây nguyên cư trú thành từng buôn làng (bon plây). Buôn làng là một đơn vị cơ sở xã hội là một công đồng độc lập và hoàn chỉnh có ranh giới không gian và bộ máy tự quản gồm trưởng làng và hội đồng bô lão ( gồm các già làng) có vai trò quyết định các hoạt động của làng( nhà Rông, nhà Gơi)
Trong quan hệ gia đình nhiều tộc người tây nguyên còn tồn tại chế độ gia đình theo huyết thống mẫu hệ, hôn nhân theo tục nối dây.
Già Làng
Buôn làng tây nguyên
Văn hóa tinh thần

Các dân tộc tây nguyên co vồn văn hóa dân gian rất phong phú và độc đáo

Thờ đa thần coi trọng các vị thần tự nhiên không thờ cúng tổ tiênthần nhà (Yàng Seng), thần làng (Yàng Alabôn), thần nước (Yàng Pênla)… Đồng bào quan niệm đó là những vị thần gần gũi với người dân có nhà ở, giúp người dân có nhà ở, bảo vệ mùa màng, làng mạc… Ngoài ra, người Jrai còn thờ cúng các vị thần khác vào những ngày lễ như thần đất, thần sét…
trong thế giới tinh thần của cư dân bản địa Yàng là một vị thần có mọi quyền lực chi phối đến con người, là nơi trừng phạt cũng như làm phúc cho bất kỳ một người nào
Ngoài ra còn theo đạo phật, ki tô giáo…
CHÙA KHẢI ĐOAN
NHÀ THỜ kOMTUM

Vùng Tây Nguyên Việt Nam vốn nổi tiếng với các lễ nghi, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số như Ê đê, Gia Rai, Ba Na, Mơ Nông. Một trong những nét văn hóa đặc trưng của họ là các lễ hội: Lễ đâm trâu, lễ bỏ mã, lễ hội đua voi, Lễ hội mừng Nhà rông mới, Lễ cúng Đất làng tục mừng lúa mới của người ba na lễ cúng bến nước của đồng bào ê đê
Lễ đâm trâu

Lễ hội đâm trâu (người Ba Na gọi là x`trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật.
Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan.

Lễ hội đâm trâu

lễ hội bỏ mã (còn gọi là bỏ ma). Có thể nói, lễ bỏ mã là lễ hội lớn và là nghĩa vụ cuối cùng mà người sống làm cho người chết. Sau khi làm lễ bỏ mã, người sống coi như đã hoàn thành mọi trách nhiệm với người chết. Sau ngày này người thân không phải cúng tế, thăm nom phần mộ. Vợ hoặc chồng của người chết sau khi làm lễ bỏ mã xong, có thể đi lấy vợ, chồng khác, tự do chọn lựa cuộc sống mới cho mình.

Đặc trưng cho tang lễ ở đây là nhà mồ
Hội đua voi

Hội đua voi thường diễn ra vào mùa Xuân, trên một dãi đất rộng dài hay một khu rừng, cụ thể hơn vào
dịp tháng ba âm lịch, đó lá tháng đẹp nhất trong năm. Đặc điểm Tinh thần thượng võ và chất hùng tráng hội cổ truyền của người M`Nông.
Hội đua voi
Lễ cúng bến nước
Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.

Phong tục
Mỗi tộc người tây nguyên đều co những phong tục riêng độc đáo, luật tục có sức mạnh rất ghê gớm trong việc chi phối đời sống sinh hoạt như tục nối dây,
Nghệ thuật đặc sắc
Kho tàng sử thi vô cùng phong phú cùng với nghệ thuật kể khan là một một di sản văn hóa tinh thần quý giá và độc đáo của văn hóa tinh thần
Các tác phẩm sử thi như: Đam sam, Cướp chiêng cổ bon Tiăng: Sử thi Mơ Nông Lêng nghịch đá thần của Yang: Sử thi Mơ Nông.
Udai – Ujà: Sử thi Rag Lai.
Bắt con lươn ở suối Dak Huck: Sử thi Mơ Nông
Binh con Mănh xin làm vợ Yang: Sử thi Mơ Nông
Chi Bri – Chi Brít: Sử thi Chăm.
Con đỉa nuốt bon Tiăng: Sử thi Mơ Nông.
Cướp chăn lêng của Jrêng, Lêng con Ôt: Sử thi Mơ Nông.

NHẠC CỤ
Có nhiều loại như: cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng, krôngđuk, đàn Chapi
ĐÀN ĐÁ
Đàn T’rưng
CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Nhạc khí đặc thù của các dân tộc tây nguyên là Cồng Chiềng. Trong tất cả các lễ hội ở tây nguyên cả trong các nghi lễ của từng gia đình đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng xuyên suốt cả đời người , là linh hồn là máu thịt của các dân tộc ở đây.. Ngày 25-11-2005 cồng chiêng tây nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên nhiều nắng, nhiều gió này từ bao giờ chưa ai biết được. Nhiều người ước đoán văn hóa cồng chiêng có từ thời cổ đại bắt nguồn từ nền văn minh Đông Sơn (cách đây 3500-4000 năm), được biết đến với những chiếc trống đồng nổi tiếng.
Nghệ nhân đánh cồng
chiêng dân tộc Êđê
Lễ đâm trâu diễn ra trong âm thanh cồng chiêng
Đánh cồng chiêng cổ
vũ cho ngày hội đua voi ở Bản Đôn (Đăk Lăk
Các thanh niên Giarai
luyện tập nghệ thuật
đánh cồng chiêng.
Thực hiện: Nhóm BINLADEN
Trần Văn Thanh 0855040075
Nguyễn Văn An 0855040106
Phạm Dũng Tiến 0855040089
Nguyễn văn Tấn 0855040062
Nguyễn Thị Hoài Thu 0855040083
Nguyễn Thái Phương Thảo 0855040071
Lê Thị Thảo 0855040070
Đặng Hoa Trang 0855040091
Ngô Thị Tuyết 0855040098
Dương Thị Thư 0855040063

Thực Hiện: Nhóm Philaden
Trần Thị Tuyết Nga 0855040237
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 0855040234
Bùi Thị cẩm Lệ 0855040042
Trương Thị Giang 0855040015
Nguyễn Thị Sang 0855040239
Phạm Thị Thanh Thúy 0855040081
Lê Thị Trang 0855040092
Vũ Thị Thanh 0855040076
Đỗ Thị Thanh Tâm 0855040059
Đoàn Vũ Thùy An 0855040104

THE END