Văn hóa trên bàn ăn của người Nhật Bản
Trước khi đến bất cứ một nơi nào sinh sống và làm việc bạn cần phải tìm hiểu về văn hóa, phong tục của nơi đó. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập và không bị kém duyên trong nhiều trường hợp.
Bài viết này, KJVC Việt Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu văn hóa trên bàn ăn của người Nhật Bản.
Văn hóa trên bàn ăn của người Nhật khá giống với người Việt Nam. Vì vậy, bạn sẽ không quá khó khăn để hòa nhập. Nếu lỡ vi phạm quy tắc nào đó thì hãy cười thật tươi và nói xin lỗi. Đừng quá lo lắng vì người Nhật sẽ hiểu là do bạn chưa biết hết, chưa quen với những quy tắc của họ. Hãy lưu ý những quy tắc dưới đây:
1. Cách dùng đũa
Thay vì để đũa dọc, người Nhật thường có đồ gác đũa còn được gọi là hashioki và để ngang song song với người ngồi. Đầu tiên, bạn hãy cầm đũa bằng cả hai tay! Nếu không có bất cứ dụng cụ nào khác trong bữa ăn gia đình, hãy lấy thức ăn từ bát trên bàn bởi đầu nhọn nhưng không được cho cả đầu đũa vào miệng. Tránh làm những việc sau đây:
– Chỉ đũa vào người khác khi nói chuyện
– Gẩy đũa để tìm thức ăn mình thích
– Hút nước sốt từ đũa
– Cọ đũa vào nhau hoặc nghịch nếu không cần thiết
– Dùng đũa đâm vào thức ăn
– Gác đũa lên ngang miệng chén khi đang ăn, hành động này được hiểu là tôi không muốn ăn nữa, hay món ăn không ngon.
Văn hóa trên bàn ăn của người Nhật Bản
Đặc biệt, bạn không được dùng đũa để lấy thức ăn từ một đũa khác, hoặc chuyển thức ăn từ đũa này sang đũa khác. Trong truyền thống lễ an táng của người Nhật, sau khi hỏa táng, theo phong tục, xương của người chết sẽ được người trong gia đình chuyền từ đôi đũa này sang đôi khác, chính vì vậy mà người Nhật luôn tránh để hai đôi đũa tiếp xúc trực tiếp trong lúc thưởng thức bữa ăn.. Tương tự với việc người Việt Nam cấm kị cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm vì đó là cơm cúng người chết trong đám tang.
Nếu bạn ăn bằng đũa tái chế, hãy đặt chúng trong những chiếc túi nhỏ và gập lại. Nếu không thì hãy đặt chúng bên cạnh đĩa của bạn.
2. Quy tắc khi ăn
-
Khăn ướt chỉ dùng để lau tay của bạn, dùng xong hãy gập lại và đặt sang bên cạnh.
-
Hãy bắt đầu bữa ăn bằng việc nói “Itadaki-masu” – nghĩa là “Cảm ơn vì bữa ăn”.
-
Đừng dúng nước sốt trực tiếp vào thức ăn của bạn, đặc biệt là gạo thường. Thay vào đó, bạn hãy đổ một lượng nước sốt vừa đủ vào bát khác và nhúng thức ăn của mình vào đó. Bạn cũng có thể thêm nhiều nước sốt vào bát, nhưng đừng lãng phí!
-
Khi ăn Ramen hoặc súp, bạn có thể húp từ bát. Hãy nhâng bát lên miệng với cả hai tay, tránh việc một tay vừa cầm đũa vừa cầm bát. Đừng ngạc nhiên khi nghe thấy những âm thanh sụp soạt. Không giống như ở Việt Nam, khi ăn mà phát ra tiếng được coi là “vô ý”, ở Nhật, âm thanh xì xụp không chỉ được chấp nhận mà còn chỉ ra rằng bạn đang thưởng thức bữa ăn.
-
Không cắn thức ăn làm đôi, bởi người Nhật làm thức ăn thành những miếng nhỏ rồi, nên hãy ăn thức ăn chỉ bằng một miếng.
-
Ăn thật sạch sẽ, thậm chí ăn hết đến hạt gạo cuối cùng được cho là lịch sự, đừng bao giờ lãng phí thức ăn bạn để lại trên đĩa. Nếu như người Việt Nam hay “ngại’ nếu mình là người gắp miếng cuối cùng thì người Nhật lại cho rằng đó là điều lịch sự. Vì người Nhật nổi tiếng với nền giáo dục dạy học sinh tiết kiện từ nhỏ, không được bỏ thừa thức ăn.
Bữa ăn thường đi kèm với đồ uống, bia hoặc rượu sake. Nhưng đừng bao giờ uống một mình! Bạn hãy đợt khi cốc đầy, nâng cốc hoặc đơn giản là nói “kanpai” – “cạn ly”. Nâng cốc lên cao, lập lại từ “kanpai” một lần nữa và uống.
Người Nhật thường rót rượu cho nhau, bạn cũng nên làm điều này. Rót rượu cho người ngồi xung quanh bạn, đừng bao giờ tự rót cho mình!
3. Sau bữa ăn
Khi đã ăn xong, bạn có thể cảm ơn chủ nhà bằng việc nói “Gochisosama – deshita” (trang trọng) hoặc đơn giản hơn “Gochisosama” (ít trang trọng).
Nếu dùng bữa ở nhà hàng, người chủ tiệc sẽ mời bạn. Còn nếu bạn trả tiền, hãy đặt tiền trên một chiếc khay nhỏ, không nên đưa tận tay cho người phục vụ. Trong trường hợp không có chiếc khay nào, bạn hãy đưa tiền bằng cả hai tay và nhận lại tiền thừa. Nếu như ở phương Tây hay ở Việt Nam, “boa” thêm cho người phục vụ thể hiện bạn là người hào phóng thì tiền “boa” không phổ biến và được coi là khiếm nhã tại Nhật.
Tìm hiểu kĩ càng văn hóa trên bàn ăn của người Nhật sẽ giúp bạn hòa nhập thật nhanh chóng và được quý mến. Nhớ và vận dụng các quy tắc thật tốt nhé!
Xem thêm :
Học Tiếng Nhật – Hành trang quan trọng nhất khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Covid-19, cơ hội để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản dễ dàng hơn!
Bí quyết hay nhất để đỗ phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngay lần đầu tiên
Tuyển cộng tác viên kinh doanh tuyển dụng lao động