Văn hóa ứng xử là gì? Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử
Khi đứng trước bối cảnh phát triển của nền kinh tế chúng ta dường như cũng trở nên bận rộn hơn, không có nhiều thời gian dành cho những việc ngoài lề. Và từ khi nào định nghĩa “văn hóa ứng xử là gì?” lại trở nên xa xỉ đối với cộng đồng, thậm chí là những người tri thức cũng không biết cách ứng xử sao cho đúng phép, đôi khi tôi còn coi họ là những đứa trẻ mãi chưa lớn về nhận thức. Tuy nhiên trong bài viết này tôi không lên án hay đưa ra những nhận định khách quan một chiều về vấn đề này nhưng tôi sẽ cố gắng truyền tải những nội dung liên quan để các bạn có cái nhìn chính xác và đầy đủ nhất về văn hóa ứng xử. Các bạn cùng đón đọc nhé!
1. Quan niệm văn hóa ứng xử là gì?
Khi chỉ mới là cô bé 3 tuổi thì tôi đã ngấm trong mình câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, mặc dù không nhiều nhưng đó cũng là một trong những cách ứng xử phải phép theo đúng truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta. Bất kể chúng ta đi đâu gặp ai lớn tuổi hơn thì đều cần phải biết cách chào hỏi thật lễ phép, đó chính là bài học về văn hóa ứng xử đầu tiên mà tôi được học, còn các bạn thì sao?
Tôi tin các bạn cũng sẽ không còn xa lạ gì với môn học Luân lý – Đạo đức thời cấp 1, nó dường như là “món ăn tinh thần” của tuổi thơ tôi. Những bài học sâu sắc về cách hành xử giữa con với cha mẹ, ông bà; giữa anh chị em với nhau; giữa bạn bè; giữa người với người trong đó đều từng chút một để lại ấn tượng trong tôi về những chuẩn mực của văn hóa ứng xử, mà đến bây giờ tôi cũng không hề quên.
Quan niệm văn hóa ứng xử là gì?
Vậy Văn hóa ứng xử là gì? Vừa dễ vừa khó để có thể đưa ra câu trả lời. Văn hóa là một phạm trù rộng lớn, nó bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần, nó sẽ được tạo nên bởi những chuẩn mực mà con người đề ra trong quá trình lịch sử. Còn ứng xử là biểu hiện của giảo tiếp, là sự phản ứng của con người khi đứng trước một bối cảnh nào đó, đương nhiên nó sẽ thể hiện rõ nét nhất khi thông qua thái độ, hành vi, cách nói năng của con người. Và đôi khi văn hóa ứng xử đã được hình thành dựa trên tính cách, lối sống, suy nghĩ của một cá nhân trong thời điểm nhất định. Bởi có thể sau một khoảng thời gian khi cá nhân đó có lối sống hay suy nghĩ thay đổi thì đương nhiên văn hóa ứng xử cũng có thể thay đổi theo, điều đó không ai có thể khẳng định được và đây đều là những nhận định được dựa trên bình diện nhân cách con người. Và chuẩn mực về văn hóa ứng xử cũng sẽ được thay đổi theo thời gian của từng thời kỳ kinh tế. Giống như thời xa xưa khi chúng ta được sống trong nền giáo dục khuôn phép của gia đình, cùng với những tư tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì thời nay điều đó đã không còn đúng với văn hóa ứng xử hiện nay. Bởi thời đại đã thay đổi cùng kéo theo sự thay đổi về tư tưởng, chúng ta không còn bị đặt nặng vấn đề phong tục đó nữa.
2. Văn hóa ứng xử – Chìa khóa thành công
Các bạn có biết kim chỉ nam của quy tắc ứng xử chính là sự tôn trọng giữa người với người không? Và nó cũng giống như là mối liên kết giúp mối quan hệ của con người trong xã hội được tốt đẹp hơn.
2.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình
Với nền văn minh lúa nước từ xưa đến nay của nước ta thì chúng ta cũng có thể nhìn nhận về cái nôi văn minh loài người. Những chuẩn mực về văn hóa ứng xử cũng từ đó mà được hình thành, hạnh phúc gia đình được gìn giữ cũng là nhờ vào điều đó. Cùng với đó là nền giáo dục Nho giáo của nước ta không chỉ thiên về việc “bình thiên hạ” mà còn có khuynh hướng rèn luyện ý thức về con người trong ứng xử giữa mọi người trong gia đình. Vào thời đó chế độ phụ quyền có phần hơi hà khắc với nữ nhân nhưng với thời đại hiện nay điều đó đã gần như được xóa bỏ.
Trước kia, khi khách của chồng đến chơi nhà thì vợ sẽ chỉ cúi chào rồi vào trong nhà, chứ không hề được phép ngồi cùng trà nước trò chuyện. Và đó là văn hóa ứng xử của khoảng 30 chục năm về trước. Đến thời nay, việc vợ ngồi trò chuyện cùng với chồng tiếp khách thì lại là điều bình thường và nó không làm giảm đi văn hóa ứng xử. Tuy nhiên điều mà tôi muốn nói đến ở đây, chuẩn mực về văn hóa giao tiếp mặc dù có phần đã thay đổi nhưng về bản chất ứng xử thì không có nhiều biến đổi, chúng ta đều cần phải tôn trọng, yêu thương và hành động đúng mực đối với mọi người trong gia đình.
Tóm lại, giữa chồng với vợ là mối quan hệ bình đẳng, cùng đóng góp công sức cùng nhau hưởng thụ niềm vui của cuộc sống. Người chồng sẽ phụ giúp vợ mình một phần việc nhà, luôn coi trọng giá trị của người vợ, hòa thuận chung sống… Mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ thì yêu thương nhau, con cái luôn thể hiện sự tôn trọng, nghe lời bố mẹ; còn bố mẹ thì luôn biết cách chỉ dạy con cái những điều hay lẽ phải. Ngoài ra cũng có mối quan hệ giữa cháu với ông bà, anh chị em với nhau thì văn hóa ứng xử cũng được dựa trên tình yêu thương, hòa thuận và tôn trọng người lớn hơn trong gia đình. Đó chính là chiếc chìa khóa giúp cho cuộc sống gia đình của chúng ta luôn được hạnh phúc.
Văn hóa ứng xử – Chìa khóa thành công
2.2. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
Văn hóa ứng xử là gì trong bộ máy doanh nghiệp? Có lẽ nó giống như một chất keo dính mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau vào cùng chung một mục tiêu. Và hiệu ứng của văn hóa ứng xử chính là xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, các bạn cũng có thể liên hệ thực tế bằng cách tưởng tượng ra một bức tranh nhân viên đang ngồi trò chuyện vui vẻ với nhau, hay sự ôn hòa khi họ giao tiếp cũng như ứng xử với cấp trên, cấp trên. Thì điều đó có nghĩa là hình ảnh của doanh nghiệp đang ngày càng được cải thiện nhờ vào văn hóa ứng xử. Hay các bạn cũng có thể coi đó giống như là tấm gương phản chiếu về văn hóa doanh nghiệp. Chính những văn hóa ứng xử đúng mực đó trong doanh nghiệp đó đã tạo nên những động lực vô hình giúp cho nhân viên có tinh thần nỗ lực làm việc hơn. Bởi môi trường làm việc thoải mái cùng với cách ứng xử phải phép của cấp trên, sự hòa đồng của đồng nghiệp cũng giúp cho bộ máy doanh nghiệp được gắn kết chặt chẽ hơn.
Như vậy, văn hóa ứng xử còn có chức năng xây dựng được bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Và điều đó cũng thật tuyệt vời, văn hóa của doanh nghiệp sẽ được cải thiện hoàn hảo hơn, mang màu sắc riêng của mình. Từ đó bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa.
3. Văn hóa ứng xử – Định hình những giá trị căn bản
Muốn định hình những giá trị căn bản cho toàn xã hội, thì cái nền tảng cũng như gốc rễ của vấn đề cốt lõi chính là nằm ở cách giáo dục nhưng trách nhiệm lớn nhất chúng ta không thể nói đến sách vở, trường lớp hay thầy cô giáo; mà nó nằm cả ở xã hội. Bởi không hiếm khi gặp những người tri thức nhưng lại không biết cách ứng xử với người khác cho phải phép, vì họ cho rằng mình là người có địa vị mọi hành vi của mình là chuẩn mực.
Văn hóa ứng xử – Định hình những giá trị căn bản
Không biết các bạn đã từng nghe đến vụ việc của một vị Đại úy LTH. chưa? Chị đã gây náo loạn ở sân bay Tây Sơn Nhất và đã có những hành vi ứng xử cùng với lời lẽ không đúng mực với nhân viên an ninh. Điều đó cũng đã phần nào làm nhúng động đến văn hóa ứng xử của bộ phận không nhỏ hiện nay, nó liệu có quá xa xỉ đến vậy không? Và tôi đã từng có suy nghĩ rằng, đây có lẽ chính là một cú trượt dài về văn hóa ứng xử của cộng đồng hiện nay. Khi mà thời đại của nền văn minh lên ngôi vậy tại sao chúng ta không cùng nhau cải thiện, nâng cao được giá trị ứng xử lên nhiều lần hơn nữa.
Trong khi đó đối với các doanh nhân thì việc giữ gìn văn hóa ứng xử rất được coi trọng, giờ đây họ dường như đều đang có xu hướng tạo dựng hình ảnh doanh nhân thân thiện, tràn đầy tinh thần và họ thường sẽ không có những hành động cực đoan. Vì sao ư? Vì họ luôn là người đề cao tâm lý của người đối diện, có thể là đối tác, khách hàng hay thậm chí là nhân viên – người trực tiếp mang lại nguồn lợi nhuận cho họ. Đương nhiên họ cũng không thể đánh đổi bất cứ điều gì chỉ vì văn hóa ứng xử của họ chưa đúng. Tức là họ đã biết cách định hình được những giá trị cơ bản từ nhỏ nhất trong vấn đề văn hóa giao tiếp, và họ được lòng mọi người xung quanh và dần việc kinh doanh của họ cũng sẽ như diều gặp gió.
Có lẽ chúng ta cũng nên học tập văn hóa ứng xử mà các doanh nhân họ đang áp dụng và cùng nhau chung tay loại bỏ những suy nghĩ “có tiền” là “có văn hóa”!
4. Khi văn hóa ứng xử của mỗi người hoàn thiện thì văn minh xã hội sẽ tự tin sải bước
Khi văn hóa ứng xử của mỗi người hoàn thiện thì văn minh xã hội sẽ tự tin sải bước
Đúng vậy, khi hiện đại hóa thì suy nghĩ cũng như chuẩn mực của chúng ta đều đã có những thay đổi. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần biết đâu chính là giá trị cốt lõi, đâu là giá trị văn hóa dân tộc mà chúng ta cần bảo vệ, duy trì và phát triển chúng. Thay vì chúng ta làm mất đi nét đẹp văn hóa ứng xử của dân tộc thì tại sao chúng ta lại không thử tuyên truyền những giá trị văn hóa đó với cường độ tăng dần cùng sự quyết tâm thay đổi những cách ứng xử chưa đúng, chưa hay. Cùng nhau thay đổi từng chút chút một, để rồi không còn phải thấy những hình ảnh “xấu xí” về cách hành xử của ai đó trên các trang mạng.
Tuy nhiên để xây dựng được cho bản thân văn hóa ứng xử đúng mực với thời buổi hiện nay thì trước tiên các bạn cần phải có tâm lý chừng mực, giống như với câu nói nổi tiếng từ rất xa xưa đó là quý nhân có thể tự hiểu mình. Tức là trong quá trình trưởng thành cũng chính là lúc chúng ta cần phải hiểu được chính bản thân của mình. Thứ hai là lời nói có chừng mực, có lẽ đây cũng là yếu tố mà chúng ta nên tuân thủ, khi đã đủ trưởng thành để hiểu thì các bạn cũng thấy rằng lời nói giống như con dao hai lưỡi nó có thể gây “sát thương” đối với ngời nghe nếu chúng ta không biết cách ứng xử cho đúng mực. Cuối cùng chính là hành động có chừng mực, đại não sẽ thay cho động tác và những suy nghĩ của bạn cũng sẽ đi trước với tay chân. Chính vì vậy, các bạn cũng không quá khó để có thể kiểm soát được hành động của mình và đây cũng là điều mà các bạn cần nhớ kỹ.
Mong rằng chỉ với đôi lời chia sẻ về “văn hóa ứng xử là gì?” đã phần nào giúp các bạn khắc cốt được những giá trị của văn hóa ứng xử và đừng quên hành động nhỏ, giá trị lớn! Để theo dõi thêm những tin tức khác các bạn có thể truy cập timviec365.vn lựa chọn danh mục Blog nhé!
Chia sẻ: