Văn hóa ứng xử trong trường học và thực trạng hiện nay
Môi trường giáo dục gắn liền với văn hóa ứng xử thể hiện nét đẹp kiến thức nhân văn với thế hệ học sinh. Trong chuyên mục bài viết hôm nay tìm hiểu về văn hóa ứng xử trong trường học là gì? Cách ứng xử giữa mối quan hệ thầy trò và phụ huynh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Văn hóa ứng xử trong trường học là gì?
Văn hoá ứng xử trong trường học bao gồm hệ thống các giá trị, chuẩn mực để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục. Trong đó phải kể đến cách ứng xử thầy trò, phụ huynh học sinh và giữa đồng nghiệp với nhau.
Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học thực chất đề cập đến những giá trị, chuẩn mực văn hóa nhằm giúp để điều chỉnh nhận thức, hành vi và thái độ, tác phong, lời nói, cử chỉ đối với những giáo viên, cán bộ, học sinh trong cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Những yếu tố này thực sự quan trọng nhằm để rèn luyện nhân cách đồng thời để giáo dục các thế hệ học sinh.
Trong môi trường giáo dục thì ngoài kiến thức khoa học – xã hội, đời sống thì xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường được đặt lên hàng đầu. Nếu thiếu đi nét đẹp của văn hoá ứng xử thì sẽ không thể hoàn thiện được những giá trị kiến thức nhân văn đối với thế hệ trẻ.
Văn hóa ứng xử trong trường học hiện nay được thể hiện qua hành vi ứng xử giữa thầy cô và học sinh, với bạn bè và môi trường xung quanh. Trong đó thì người thầy phải mẫu mực, chuẩn chỉnh trong hành vi, với đồng nghiệp luôn khiêm tốn, nhân ái và đoàn kết. Trong đó với học trò luôn yêu thương, chỉ bảo, mẫu mực và giản dị. Trong công việc thì họ luôn phải sáng tạo, kỹ luật, tận tụy đồng thời giữ gìn được nét đẹp trong sạch với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
Đối với học sinh luôn có thái độ khiêm tốn, trung thực, cầu thị và khiêm tốn. Luôn biết kính trọng, biết ơn thầy cô, đoàn kết và thân ái với bạn bè. Theo đó thì môi trường giáo dục là nơi đào tạo đối với lớp người có tri thức để phục vụ xã hội.
Đó chính là yếu tố xây dựng môi trường lành mạnh để hướng đến mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài đức vẹn toàn.
2. Các mối quan hệ văn hóa ứng xử trong trường học hiện nay
2.1. Văn hóa ứng xử giữa thầy với thầy
Đảm nhiệm công tác giảng dạy trong trường học sẽ phải đối mặt với áp lực khi yêu cầu xã hội cao từ phía học sinh và phụ huynh. Bởi vậy điều đó rất dễ dẫn đến nảy sinh xung đột.
Nếu như với người làm giáo viên mà còn hạn chế về ứng xử với năng lực giao tiếp thì khiến cho học rất dễ rơi vào trạng thái bị động về mặt tâm lý. Họ sẽ phản ứng theo những cách thức không phù hợp, từ đó gây ra hậu quả đáng tiếc.
Để cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp trong môi trường giáo dục thì phải có giải pháp giúp giáo viên nâng cao năng lực giao tiếp, văn hóa ứng xử học đường với ứng xử sư phạm của thầy cô đối với đồng nghiệp.
2.2. Văn hóa ứng xử giữa thầy với trò
Từ xưa đến nay thì quan hệ thầy trò vốn thiêng liêng và đáng được kính trọng. Tuy nhiên một thực tế, văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay chưa thể đủ lễ nghi với người thầy, thiếu sự tôn trọng và coi thường việc học.
Tuy nhiên, nhìn lại thi ở đâu đó cũng có những người thầy giáo thiếu trách nhiệm, không đủ tư cách làm tấm gương. Điều này khiến cho học sinh bàng quan với việc học mà không thể hiện sự tôn trọng với người thầy của mình. Điển hình là những vụ bạo hành học đường đang ngày càng diễn biến nhiều hơn, điều này gây ảnh hưởng xấu đến chuẩn mực đạo đức thầy-trò.
Mặt khác thì có những thầy giáo chưa đáp ứng về mặt năng lực, không theo kịp được sự biến động về tâm lý của học sinh, không mang lại hiệu quả trong công tác giảng dạy. Trong đó có những trường hợp thiếu trách nhiệm, cứng nhắc, chưa có sự chia sẻ với học sinh khiến cho mối quan hệ bế tắc và dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Bởi vậy cần phải đẩy cao về văn hóa ứng xử trong trường học, người thầy trước tiên phải có cách ứng xử chuẩn mực, nghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, cảm thông, chia sẻ, thể hiện sự bao dung, độ lượng giúp cho học sinh cảm thấy yêu lớp, yêu trường.
Điều đó sẽ thể hiện được niềm say mê, tin yêu, hứng khởi đối với cả người dạy và học, đồng thời thúc đẩy văn hóa ứng xử trong trường học cải thiện tích cực. Mà hiệu quả giáo dục đảm bảo tốt hơn.
2.3. Văn hóa ứng xử giữa thầy cô với phụ huynh học sinh
Trong những năm gần đây, ngày càng xảy ra sự mâu thuẫn giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Điều đó khiến cho dư luận càng bức xúc, nguyên nhân xuất phát từ cách ứng xử, khả năng giao tiếp chưa tốt cho thầy cô giáo.
Nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ không tốt giữa thầy trò và phụ huynh là do nghiệp vụ còn hạn chế với giáo viên đồng thời chưa có sự chia sẻ, sát sao với phụ huynh học sinh.
Với những thầy cô giáo mắc lỗi, họ thường không tạo dựng được sự liên kết tích cực với phụ huynh học sinh. Từ đó khiến cho phụ huynh hiểu sai về thầy cô và những khúc mắc không giải quyết triệt để gây ra những điều không mong muốn.
Chắc chắn, muốn giải quyết vấn đề này thì cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên cũng như việc văn hóa ứng xử học đường đối với giáo viên, cán bộ trong nhà trường bằng những giải pháp căn cơ.
Mỗi trường cần phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử học đường cần thiết, qua đó giúp định hướng đúng cho các mối quan hệ nhà trường, phụ huynh, thầy trò với học sinh.
Muốn xây dựng không gian văn hóa học đường thân thiện, vui vẻ, cởi mở mà vẫn đảm bảo được sự nghiêm túc, thì mỗi người thầy cần phải thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, đảm bảo được chuẩn mức sư phạm trong dáng điệu, lời nói đến cử chỉ diễn đạt.
Bài viết trên đây giúp bạn nắm được về văn hóa ứng xử trong trường học để trở thành người thầy tốt, trò giỏi. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!