Văn hóa ứng xử với môi trường sông nước của người Việt miền Tây Nam Bộ | Tuyền | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – KHOA HỌC XÃ HỘI

Mục lục bài viết

Tóm tắt

Trong các vùng văn hóa ở Việt Nam, vùng văn hóa Nam Bộ có những nét đặc thù rất riêng mà vẫn giữ được tính thống nhất của văn hóa Việt Nam. Nói tới miền Tây Nam Bộ, người ta nghĩ ngay đến những cánh đồng tít tắp tận chân trời, một miền đất với chằng chịt hệ thống kinh rạch. Trước một môi trường tự nhiên như vậy, cách ứng xử của người Việt ở đây có những nét đặc trưng. Bên cạnh lối ứng xử tích cực đậm nét truyền thống, những năm gần đây, các biểu hiện lệch lạc trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên đã diễn ra với mức độ ngày càng gia tăng và lan rộng, trong đó môi trường sông nước bị tác động nhiều nhất. Chính những ứng xử tiêu cực đó đã quay trở lại gây tác hại to lớn cho con người. Trước tình hình này, việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa ứng xử với môi trường sông nước của người Việt miền Tây Nam Bộ – như một thành tố của hệ thống văn hóa – vừa mang tính thời sự, vừa mang tính bức thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Trước mắt, góp phần vào việc định hướng và thực thi những chính sách về kinh tế – xã hội liên quan trực tiếp đến Tây Nam Bộ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về lâu dài, việc gìn giữ và nâng cao nhận thức để có thái độ ứng xử hài hòa với tự nhiên cũng là một trong những biện pháp bảo tồn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.