Văn hóa xưa cũ trong người trẻ hiện đại

Xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam thời kỳ mới rất cần sự đóng góp trí tuệ của toàn xã hội Xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam thời kỳ mới rất cần sự đóng góp trí tuệ của toàn xã hội

TTTĐ – Việc xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam thời kỳ mới có thành công hay không rất cần sự vào cuộc …

Tiếp tục giữ gìn, củng cố và phát triển hệ giá trị

Theo GS. TS Từ Thị Loan, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, tại Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”, việc thực hiện một số giá trị trong hệ giá trị quốc gia này không phải là mới. Chúng ta đã tiến hành trong quá trình lâu dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ ngày nay của chúng ta là tiếp tục giữ gìn, củng cố và phát triển hệ giá trị ấy đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới. Công cuộc này rất cần tới sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết, sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị cũng như mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh, hệ giá trị quốc gia là nền tảng để phát triển xã hội, hệ giá trị này để soi chiếu lại các hành vi về đạo đức, văn hóa ứng xử; Qua đó để khắc phục những điểm hạn chế và tăng cường điểm mạnh để xã hội phát triển bền vững.

Đoàn viên, thanh niên thời đại mới Đoàn viên, thanh niên thời đại mới làm những việc cụ thể , đặc thù giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc

Hệ giá trị quốc gia, giá trị văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhận thức của con người, nhất là đối với thế hệ trẻ. Nhờ sự phát triển của truyền thông mà văn hóa đại chúng đến với con người một cách nhanh nhất, tiện ích và đa dạng.

Bạn trẻ Nguyễn Ngọc Linh (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Mình rất thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc. Vì thế mình thường tìm kiếm những sản phẩm truyền thông về lĩnh vực này để xem, bên cạnh đó, cũng tìm hiểu thêm về những nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc thông qua những việc đọc sách. Với mình, việc lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc là điều hết sức cần thiết, bởi văn hóa truyền thống chính là cốt lõi, là “hồn cốt” của dân tộc”.

Theo bạn trẻ Nguyễn Ngọc Hà (thanh niên huyện Thanh Oai, Hà Nội), trong bối cảnh hiện nay, văn hoá ngoại quốc đang du nhập vào nước ta một cách mạnh mẽ mà những người tiếp nhận nhanh nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bản thân người trẻ luôn thích tìm tòi cái mới, việc học hỏi văn hóa ngoại lai cũng sẽ là một cách giúp cho vốn văn hóa của dân tộc thêm dày dặn và phong phú.

Tìm hướng đi mới cho những điều xưa cũ

Ngọc Hà chia sẻ: “Mình nhận thấy, bản thân cũng như nhiều bạn trẻ khác thường thích sự sáng tạo, thay đổi, không thích sự khuôn khổ, cứng nhắc. Chúng mình vẫn đang cố gắng tìm ra những sân chơi phù hợp hơn với quan điểm và suy nghĩ mới của thế hệ ngày này, chứ không lãng quên văn hóa truyền thống. Tìm hướng đi mới cho những điều “xưa cũ” là cách mà giới trẻ tiếp nhận và phát triển văn hóa dân tộc”.

Những người trẻ vẫn âm thầm cống hiến Những người trẻ vẫn âm thầm cống hiến

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, để hình thành nên giá trị, bảng giá trị của một cộng đồng thì phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nên giá trị thường mang tính ổn định và khá bền vững. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa giá trị là cái gì trường tồn mà với tư cách là thước đo cũng mang tính biến động, cùng với sự biến động xã hội. Bản thân những người trẻ đã và đang nỗ lực thay đổi nhưng không làm “biến dạng” những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Việc làm cụ thể của nhiều bạn trẻ, thanh niên tình nguyện là một minh chứng cho sự phát huy, giữ gìn văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mỗi mùa hè đến, những chiến sĩ áo xanh xông pha khắp mọi nẻo đường, làng quê xa xôi của Tổ quốc để giúp đỡ đồng bào, làm đường, sửa điện, xây trường, dọn vệ sinh, gặt lúa, thu hoạch hoa màu, dạy chữ cho thiếu nhi…

Hay trong thời đại công nghệ số, cách mạng 4.0 bùng nổ, các bạn trẻ đến từng nhà hướng dẫn người dân thực hiện chuyển đổi số, cải cách hành chính. Nhiều người trẻ nỗ lực hết mình trên con đường chinh phục tri thức, thể thao… giành nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế, làm rạng danh Tổ quốc. Chính những hành động dù nhỏ của giới trẻ hiện nay đã góp phần định hướng tích cực cho sự phát triển của xã hội. Tất cả, cũng minh chứng rất rõ ràng thể hiện tinh thần dân tộc, đồng thời khẳng định các bạn thanh niên đang gìn giữ phát huy giá trị văn hoá truyền thống một cách sáng tạo, mang cá tính của người trẻ.

Không tung hô phải bảo vệ hay duy trì giá trị văn hóa dân tộc, thay vào đó người trẻ trên mọi lĩnh vực công tác đã và đang âm thầm cống hiến để gìn giữ gìn, kiến thiết, phát triển quê hương, đất nước.