Văn học dân gian là gì? Đặc trưng, các thể loại văn học dân gian

Văn học dân gian là một phần không thể tách rời trong văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn chưa hiểu rõ về loại hình văn học này. Trong bài viết này Bamboo School sẽ chia sẻ về đặc trưng và các thể loại của văn học dân gian, cùng theo dõi nhé!

Văn học dân gian là gì? Khái niệm văn học dân gian

Văn học dân gian được hiểu là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng được cả tập thể sáng tạo nhằm phục vụ trong đời sống sinh hoạt thường ngày.

Hay nói 1 cách chi tiết hơn, loại văn học này học này chủ yếu là truyền miệng và ít khi ghi chép lại. Nó không có 1 khái niệm tiêu chuẩn nào cả, chỉ mang tính đặc trưng truyền miệng từ ngừoi này sang người khác, từ đời này sang đời kia. Trong đó, bao gồm cả những câu chuyện kể, sử thi, truyền thuyết lưu hành bởi biết bao thế hệ.

Văn học dân gian là gì? Khái niệm văn học dân gian

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian chính là nguồn sữa lành nuôi dưỡng nên biết bao nhiêu thế hệ trẻ, trong chiếc nôi tre, trong tiếng ầu ơ ru ngủ. Nó góp phần diễn tả lại hiện thực đời sống lao động và những tâm hồn bình dân trên mảnh đất cày màu mỡ tràn ngập yêu thương.

Có thể nói, văn học dân làm cho độc giả cảm nhận được một cách chân thực về sự diệu kỳ của tình yêu, thương những hình ảnh từ con trâu, cái cày đến gốc lúa vườn rau và cả cuộc sống xung quanh.

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Đặc trưng của văn học dân gian

Mục lục bài viết

Tính nguyên hợp

Nó được thể hiện ở sự dung hoà nhiều khía cạnh xã hội và phản ánh được tình trạng từ ý thức xã hội nguyên thuỷ.

Văn học dân gian được xem là một bộ bách khoa toàn thư của nhân dân từ xưa đến nay. Từ đại bộ phận nhân dân, các tác giả văn học hoàn toàn không có điều kiện tham gia các hoạt động tinh thần cũng như tri thứ về tư tưởng tình cảm. Tuy nhiên, họ vẫn có thể cảm nhận được nghệ thuật thuần tuý của văn học dân gian. Bởi lẽ, nhưng gì thể loại văn học này đề cập đều nói lên mọi nỗi lòng của họ

Tính tập thể

Các tác phẩm văn học dân gian đa phần là sáng tác của nhân dân. Tính tập thể được thể hiện chủ yếu trong quá trình truyền nhau. Quan trọng nhất là khi nó được thuật lại có chặt chẽ với nhau và có đủ sức ảnh hưởng để truyền miệng nhau mãi về sau hay không.

Gắn liền với sinh hoạt của những người nông dân. Có thể nói, đây chính là thể loại văn học gắn liền nhất đối với đời sống của những người nông dân. Từ hoạt động sinh hoạt, môi trường sống, những truyền thống, tín ngưỡng, dân ca cho đến những bài hát ru từ trong nôi đã tạo nên nhiều tác phẩm mang dấu ấn đặc biệt.

Đặc trưng của văn học dân gian

Các thể loại văn học dân gian

Thần thoại: Kể lại các sự tích của các vị thần tạo nên thế giới tự nhiên và thiên nhiên. Phản ánh nhận thức của con người về thời cổ đại và nguồn gốc của thế giới con người.

Truyền thuyết: Những câu truyện được truyền miệng nói về các nhân vật lịch sử thần thoại không xác định có thật hay không. Hoặc giải thích về nguồn gốc các linh vật theo quan điểm có nhân. Dùng các biện pháp tu từ, nhân hoá,.. nói phóng đại một cách phô trương về các nhân vật huyền ảo.

Sử thi: Là các tác phẩm tự sự với nội dung bao quanh đời sống hằng hoặc một nhân vật trung tâm nào đó ví dụ như những anh hùng, dũng sĩ…

Truyện cổ tích: Đây là thể loại hư cấu gồm các câu chuyện cổ tích, phiêu lưu, loài vật. Là loại chuyện ngắn kể về nàng tiên, thần tiên, ông bụt, phù thuỷ,…

Truyện ngụ ngôn: Có thể là văn xuôi hoặc thơ,  lấy loài vật, đồ vật,… làm phép ẩn dụ, hoặc chính chuyện người khác để nói bóng nói gió về chuyện người khác, nhằm nêu lên bài học nào đó.

Truyện cười: truyện cười khá dạng, nó có tác dụng mua vui giải trí cho người đọc. Những câu chuyện này thường khá đơn giản và hài hước.

Các thể loại văn học dân gian - Truyện cười

Tục ngữ: là những gì được đúc kết từ dân gian, là nhưng câu ngắn gọn, có vần có điệu dễ nhớ và dễ truyền miệng nhắc nhở con cháu đời sau.

Câu đố: phản ánh về sự vật hiện tượng theo lối nói lái. Sánh tạo câu đố nhờ đặc trưng và chức năng của từng vật thể cá biệt và phản ánh tương thông qua hình ảnh so sánh.

Ca dao: Được truyền miệng dưới dạng câu hát không theo một điệu nhất định nào, thường phổ biến theo thể thơ lục bát dễ nhớ, dễ thuộc.

Vè: Đây là hình thức tự sự dân gian, có vần, phản ánh kịp thời các sự kiện xảy ra qua đó thể hiện thái độ khen chê đối với các sự kiện đó.

Truyện thơ: được sáng tác bằng chữ Nôm và phần lớn viết theo thể lục bát.

Chèo: là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam.

Các thể loại văn học dân gian - chèo

So sánh văn học dân gian và văn học viết

Giống nhau

  • Đều là những tác phẩm lao động trí óc và sáng tạo nghệ thuật
  • Phản ánh được bộ mặt của xã hội, thể hiện được tâm tư và tình cảm
  • Sử dụng ngôn ngữ xây dựng và tạo hình nghệ thuật từ đó nói lên quan điểm và bày tỏ tâm tư qua loại hình nghệ thuật đó
  • Tác động trực tiếp đến thực tiễn.

Khác nhau

Văn học dân gian

Văn học viết

Lực lượng sáng tác

Là sáng tác tập thể, không có tác giả cụ thể

Là sáng tác của một hoặc một nhóm mang dấu ấn riêng

Cách thức lưu truyền

Truyền miệng từ đời này sang đời khác

Được lưu truyền dưới dạng chữ viết

Hình thức tồn tại

Gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, trong đời sống xã hội

Là một tác phẩm cố định dưới dạng chữ viết, mang tính độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm

Vai trò, vị trí

Là nền tảng của văn học nước nhà

Là sự tiếp thu những cái mới, đồng thời kết hợp với cái hay, cái đẹp của văn học dân gian

Nội dung phản ánh

Do đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã. Đó là những vấn đề thiết thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động, chẳng hạn qua thể loại ca dao – dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị.

Thể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ mang nét riêng của tác giả

Lịch sử hình thành và phát triển

Văn học dân gian: Ra đời từ khi con người bắt đầu có tiếng nói, nhận thức

Văn học viết: Ra đời vào thế kỉ 10, chia làm 2 giai đoạn là văn học trung đại và văn học hiện đại

Cách phản ứng hiện thực

Dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng hình ảnh biểu tượng để phản ánh hiện thực….

Dùng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật….

So sánh văn học dân gian và văn học viết

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Để có thể làm được văn học viết cần phải hiểu rõ về văn học dân gian. Khi chưa có chữ viết, văn học chỉ có văn học dân gian.

Văn học viết thừa hưởng nhiều nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật của văn học dân gian. Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc.

Văn học viết cũng có ảnh hưởng đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Ví dụ như tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao (những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên…)

Như vậy, trong quá trình phát triển nền văn học, cả hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Ngược lại, văn học viết có tác động văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Các tác phẩm văn học dân gian

  • Truyện cổ tích: Tấm cám, Sọ dừa
  • Truyện cười: Lợn cưới áo mới, Tam đại con gà
  • Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng
  • Thần thoại: Lạc Long Quân và Âu Cơ, Cuộc tu bổ các giống vật
  • Sử Thi: Sử thi Dăm Săn, Đẻ đất đẻ nước
  • Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh

Các tác phẩm văn học dân gian

Xem thêm:

Sau những thông tin mà Bamboo School chia sẻ chắc hẳn rằng bạn đã hiểu thêm được về nét đẹp của văn học dân gian. Ngoài ra, Bamboo School còn thường xuyên chia sẻ các kiến thức liên quan khác. Hãy theo dõi để cập các tin tức mới nhất bạn nhé!