Văn khấn Nôm truyền thống
Xưa nay từng lưu truyền nhiều lời khấn hết sức linh nghiệm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi được một bài khấn của vua Lý Thái Tổ. Lời lẽ rất linh thiêng cảm động cả quỷ thần. Ấy là điều được ghi trong chính sử, còn trong dân gian thì lưu truyền biết bao câu chuyện linh ứng nhờ lời kêu, tiếng khấn của người làm lễ dâng hương với gia tiên Thánh thần và chư Phật, chư Bồ Tát, Thánh Hiền.
Vậy, khấn là thế nào? Điều cốt yếu của một lời khấn là gì? Xin giới thiệu bạn tìm đọc cuốn sách Văn Khấn Nôm Truyền Thống để tìm hiểu về vấn đề này.
Sách gồm tập hợp các bài văn khấn: Văn khấn Táo quân (ngày 23 tháng Chạp), Văn khấn lễ Tất niên (ngày 30 Tết); Văn khấn lễ giao thừa; Văn khấn ngày Tết Nguyên Đán; Văn khấn tiết Thanh minh (3-3); Văn khấn rằm tháng Bảy; Văn khấn vào các ngày tuần tiết, sóc vọng; Văn khấn khi cúng giỗ v.v…
Để tiện sử dụng, tác giả đã chia các bài văn khấn nôm thường dùng làm ba loại: Văn khấn tại gia; Văn khấn tại Chùa; Văn khấn tại Đình, Đền, Miếu, Phủ. Cuối sách có thêm phần giải thích và bảng chú giải các từ thường dùng, để giúp mọi người hiểu rõ thêm về ý nghĩa của các bài văn khấn.