[Văn khấn Tứ Phủ]: Chuẩn Tâm Linh, Ngắn Gọn và Đầy Đủ Nhất

Bài văn khấn Tứ Phủ Công Đồng (gọi tắt là văn khấn Tứ Phủ) hay còn gọi là văn khấn điện tại gia. Nó thuộc truyền thống tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam. Xoay quanh lễ cúng Tứ Phủ Công Đồng cũng có nhiều thắc mắc không chỉ riêng về văn khấn mà còn về lễ vật, cách cúng,…

Hiểu được điều này, ở bài viết, Đồ Cúng Việt sẽ lần lượt giải đáp một cách chi tiết về lễ cúng Tứ Phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Với những kinh nghiệm qua nhiều năm làm bên dịch vụ mâm cúng và tài liệu tham khảo được, Đồ Cúng Việt hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho quý khách hàng.

Ý nghĩa của lễ cúng tứ phủÝ nghĩa của lễ cúng tứ phủ

Tứ Phủ Công Đồng là ai? Ý nghĩa của lễ cúng Tứ Phủ Công Đồng

Theo tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Tứ Phủ bao gồm:

  • Thiên phủ (miền trời): Mẫu Đệ Nhất cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng, mây mưa, sấm chớp…
  • Thủy phủ (miền sông nước): Mẫu Đệ Tam có quyền cai trị các miền sông nước, giúp ích cho nghề lúa nước và ngư nghiệp.
  • Nhạc phủ (miền rừng núi): Mẫu Đệ Tam trông coi rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
  • Địa phủ (Miền đất): Mẫu Địa, quản lý các vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.

Các vị thần Tứ Phủ được thờ cúng phổ biến tại các đền thờ, miếu, đình,.. ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Miền Nam và miền Trung gần như rất hiếm.

Lễ vật và cách cúng tứ phủLễ vật và cách cúng tứ phủ

Lễ vật và cách cúng Tứ Phủ gồm những gì?

Thật ra cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào quy định một cách cụ thể về các lễ vật cần có trong mâm cúng Tứ Phủ. Theo quan niệm của ông bà ta, khi gia chủ đến đền, miếu, đình,… dâng lễ vật lớn nhỏ, đơn giản hay sang trọng điều được. Nhiều gia chủ chỉ dâng hoa quả, hương giấy,… cũng điều được. Quạn trọng nhất vẫn là sự thành kính, thành tâm của người dâng lễ.

Sau đây, Đồ Cúng Việt xin lưu ý một số lễ vật trong mâm cúng Tứ Phủ cụ thể như sau:

  • Lễ vật mặn: Gia chủ nên mua đồ chay hình tượng con gà, giò, chả.
  • Lễ chay: ngoài lễ chay dâng lên bàn thờ Thánh Mẫu thì có thể chuẩn bị thêm lễ vật chay ở bàn thờ Phật và Bồ Tát (nếu có).
  • Điều cấm kị tuyệt đối là gia chủ không được cúng đồ sống, chưa nấu chín tại các bàn thờ quan Bạch Xà, Ngũ Hổ và Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ
  • Lễ bàn thờ cô, thờ cậu: nên dâng bánh kẹo, lược, gương,… những món đồ mà trẻ nhỏ thích.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: gia chủ nên dâng đồ chay thì mới có ý nghĩa, những điều cầu nguyện mới linh nghiệm.

Văn khấn tứ phủVăn khấn tứ phủ

Văn khấn Tứ Phủ Công Đồng đầy đủ và chính xác nhất

Sau đây, Đồ Cúng Việt xin gửi đến quý gia chủ nội dung bài văn khấn Tứ Phủ Công Đồng một cách chính xác nhất như sau. Nội dung các bài văn khấn tương đối dài và khó nhớ, do vậy để lễ khấn diễn ra được suôn sẻ thì quý gia chủ nên in ra khổ giấu A4.

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế

Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

Con lạy Tứ phủ Khâm sai

Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan Chầu gia.

Con lạy: ( Tên thánh chủ bản đền)

Hương tử con là:

Tuổi:

Ngụ tại:

Hôm nay là ngày….. tháng….. năm. Tín chủ con về đây……… thành tâm kính lễ, có chút hương hoa, quả, lễ mặn ( tùy theo lễ cúng của bạn mà bạn nêu ra, tuy nhiên nên nhớ chỉ nêu ra những lễ có mặt. Đặc biệt, không được dân đồ mặn trên bàn thờ Phật) xin dâng lên các chư tiên, chư tiên thánh để cảm tạ ơn đức của các Ngài đã phù hộ, độ trì cho chúng con trong suốt thời gian qua.

Nhờ sự lưu tâm độ trì của các Ngài mà công việc ( Nếu có thể bạn nên trình bày những việc cụ thể mà bạn đã xin và đã thành công vừa qua) của con vừa qua thêm thuận lợi. Chúng con xin được cảm tạ các Ngài. Hôm nay con đến đây với tất cả lòng thành kính xin các Ngài phù hộ độ trì cho các việc sau. ( Lúc này, bạn hãy nêu cụ thể các việc mà bạn mong muốn, các khó khăn gặp phải và cũng nên nêu ra các định hướng giải quyết)

Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, xin các ngài đưa tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ…( tên thánh bản đền) và toàn thể các vị chư tiên, chư thánh.

Nam mô a di đà phật ( lặp lại 3 lần, lạy 3 lần)

Cần lưu ý gì khi cúng Tứ Phủ Công ĐồngCần lưu ý gì khi cúng Tứ Phủ Công Đồng

Cần lưu ý gì khi thực hiện văn khấn Tứ Phủ?

Khấn Tứ Phủ là khấn các vị thần, do vậy, để tránh phạm phải những điều không hay thì quý gia chủ cần phải lưu ý những điều sau:

  • Trước khi đến khấn, bạn phải khấn trước tại Ban chủ của đền hoặc Ban Công Đồng trước, sau đó mới đến các ban khác.
  • Điều tuyệt đối không thể quên khi khấn đó chính là phải khấn tên vị thánh chủ đền.
  • Khi thực hiện khấn, gia chủ phải khấn theo thứ tự: Ngôi chư Phật, Tiên, Thánh trước, bởi vì đây chính là những cấp bậc lớn hơn. Khi khấn bên cung Phật thì bạn chủ cần khấn tới chư Phật là được, còn bên cung Thánh thì nên khấn Chư Tiên, Chư Thánh.
  • Khi khấn xong, trước khi ra về phải xin phép chủ nhà, đến chư tiên và chư thánh.

Cách khấn Tứ Phủ Công Đồng hiệu nghiệm nhất

  • Sự thành tâm thể hiện qua ánh mắt nhìn của quý gia chủ. Mắt của bạn phải hướng vào các tượng thánh.
  • Khi khấn nên quỳ chứ không nên đứng, chỉ đứng khi nào không có không gian để quỳ mà thôi. Thật ra, ông bà ta quan niệm rằng, quỳ là thể hiện sự thành tâm, kính trên nhường dưới.
  • Đừng quá nặng nề về câu chữ,chỉ cần khấn sao cho mạch lạc là được.
  • Khi cầu, quý gia chủ hãy nói thật rõ ràng những gì mình cần cầu xin để các vị thần thánh chứng minh.

Tóm lại là:

Mỗi lễ cúng, mỗi tín ngưỡng điều mang những ý nghĩa khác nhau. Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về văn khấn Tứ Phủ Công Đồng. Thờ cúng là tín ngưỡng tâm linh, cơ bản nhất là thể hiện được lòng thành của mình. Mọi thông tin chi tiết, quý gia chủ có thể gọi về số Hotline 1900.3010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

>> Xem thêm chi tiết:

[Bản gốc] Văn Khấn Ông Hoàng Bảy Để Cầu Xin “Linh Nghiệm”

[Đầy Đủ] Bản gốc Văn Khấn Đền Phủ Chuẩn phong tục người Việt