Văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc chi tiết và đúng chuẩn nhất

Miếu bà chúa xứ Châu Đốc là một trong những công trình kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đó, nói đây cũng trở thành chốn thờ cúng linh thiêng. Bởi vậy hàng năm có nhiều người đến đây làm lễ cúng khấn để cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn. Vậy khi hành lễ chúng ta cần chuẩn bị những gì? Văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể qua bài viết nhé.

Miếu bà chúa xứ Châu Đốc nằm ở đâu trên đất nước Việt Nam? 

Miếu bà chúa xứ Châu Đốc nằm ở dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một trong những di tích kiến trúc và tâm linh nổi tiếng được nhiều người biết đến. Ngôi miếu được thiết kế độc đáo với hình chữ “Quốc”, mang dạng khối tháp giống như bông hoa sen đang nở. 

Bên cạnh đó, công trình gây ấn tượng với thiết kế kiểu tam cấp ba tầng với ngói lợp màu xanh và góc mái cao vút lên giống như mũi thuyền. Hàng năm, nơi đây thu hút số lượng lớn người đến viếng và cầu khấn may mắn, bình an. Ngoài ra còn có lễ hội bà chúa xứ Châu Đốc tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm. 

Miếu bà chúa xứ Châu Đốc nằm ở dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt NamMiếu bà chúa xứ Châu Đốc nằm ở dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam

Cách chuẩn bị lễ vật cúng khấn bà chúa xứ núi Sam đầy đủ và tươm tất 

Trong phong tục của người Việt, khi thực hiện bất kỳ nghi lễ cúng bái nào, chúng ta cũng phải dâng lên đầy đủ các lễ vật. Đối với việc cúng khấn bà chúa xứ núi Sam, bạn cần chuẩn bị một số đồ lễ gồm: 

Xem Thêm >> Bài văn khấn cúng động thổ

  • Heo quay nguyên con (1 con) 

  • Mâm trái cây ngũ quả 

  • Hương, hoa tươi 

  • Đèn cầy 

  • Hũ gạo, hũ muối 

  • Trà, rượu trắng 

  • Bánh kẹo, trầu cau tươi 

  • Xôi chè, bánh bao 

Trong số những lễ vật này thì heo quay nguyên con đóng vai trò quan trọng nhất. Theo quan niệm thờ cúng cũng như phong tục tập quán ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Heo quay dùng để cúng sẽ được cắm thêm 1 con dao nhỏ ở sống lưng. Vì vậy, gia chủ có thể thực hiện tùy theo nơi mình sinh sống sao cho phù hợp.

Cách chuẩn bị lễ vật cúng khấn bà chúa xứ núi Sam đầy đủ và tươm tất Cách chuẩn bị lễ vật cúng khấn bà chúa xứ núi Sam đầy đủ và tươm tất 

Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc chi tiết và đúng chuẩn 

Bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc không quá phức tạp và cầu kỳ. Theo đó, khi vào miếu, các bạn có thể dâng lễ vật và tiến hành cúng theo nội dung sau:

“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: ………………………………………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………..

Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó). Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”. 

Xem Thêm >> Bài Văn Khấn Cúng Rằm Hàng Tháng Chuẩn Nhất

Xin lộc và hướng dẫn cách sử dụng lộc bà chúa Xứ linh nghiệm 

Hầu hết mọi người khi dâng lễ cúng bà chúa xứ Châu Đốc đều xin về một phong bao lì xì. Nó được xem như vật tài lộc mang đến may mắn cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, các bạn cần sử dụng lộc đúng cách như sau:

  • Khi rước lộc về nhà hãy thỉnh lộc của bà chúa xứ lên 1 cái đĩa. Sau đó, đặt 4 ly nước suối bên cạnh và lần lượt cầm lên từng ly để cầu khấn. Mỗi ly nước khi khấn xong mang đổ ra một góc nhà.

  • Tiếp theo, chúng ta đặt lộc này lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm và thực hiện theo đúng phong tục 9 ngày thay nước, 3 ngày thay trầu cau tươi 1 lần. Chú ý không được để quá số ngày quy định.

  • Gia chủ cũng phải thường xuyên cúng bái bà chúa xứ Châu Đốc để cầu xin sự phù hộ độ trì, che chở bình an cho các thành viên trong gia đình.

  • Khi muốn hóa lộc của bà chúa thì nên chọn hóa vào ngày 23 âm lịch. 

Khi muốn hóa lộc của bà chúa thì nên chọn hóa vào ngày 23 âm lịchKhi muốn hóa lộc của bà chúa thì nên chọn hóa vào ngày 23 âm lịch

Lời kết

Hy vọng những thông tin mà Đồ Cúng Trọn Gói chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ về các nghi lễ và văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc như thế nào đúng chuẩn. Qua đó, chúng ta sẽ tiến hành làm lễ một cách trọn vẹn, chu đáo nhất để nhận về cho gia đình mình nhiều điều may mắn, tốt lành trong tương lai. 

Rate this post

Xổ số miền Bắc