Văn khấn bốc bát hương thần linh, thổ địa, thổ công, gia tiên
Mục lục bài viết
Văn khấn bốc bát hương thần linh, thổ địa, thổ công, gia tiên
Bốc bát hương là việc quan trọng trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Hướng dẫn cách cúng, văn khấn bốc bát hương thần linh, thổ địa, thổ công, gia tiên chi tiết.
Việc bốc bát hương là một trong những việc quan trọng nhất trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Cùng Bách hóa XANH xem ngay văn khấn bốc bát hương thần linh, thổ địa, thổ công, gia tiên trong bài viết bên dưới.
1 Ý nghĩa của văn khấn bốc bát hương
Bát hương là vật quan trọng nhất trên bàn thờ thần linh, thổ địa, thổ công, gia tiên vì đây là nơi linh hồn tổ tiên, thần linh ngự trị. Vào những dịp cuối năm, nhiều gia đình thường hay thay bát hương mới cầu mong những điều lành, tốt, sự mới mẻ, thay đổi vận mệnh.
Bát hương là vật vô cùng linh thiêng vì vậy mà trước khi bốc bát hương thì gia chủ phải sử dụng văn khấn thật cẩn thận để xin phép các bậc tâm linh mới được phép thay bát mới. Nếu không thì có thể mạo phạm thần linh, tổ tiên, mang đến điều xui rủi cho gia đình.
2 Cách sắm lễ vật, mâm cúng bốc bát hương
Lễ vật, mâm cúng bốc bát hương sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình cũng như tập tục của từng vùng miền, tuy nhiên cơ bản sẽ có:
- 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt
- 1 đĩa hoa quả theo mùa
- 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
- 3 chén rượu nhỏ
- 1 tách nước sôi để nguội
- 3 lễ tiền vàng
- 2 lọ hoa hai bên
3 Ngày tốt để bốc bát hương thần linh, thổ địa
Ngày tốt để bốc bát hương thần linh, thổ địa thường là những ngày hoàng đạo, công việc có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Thông thường thì người ta sẽ chọn ngày giờ tốt trong tháng chạp âm lịch để bốc bát hương, đa số từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp.
4Quy trình bốc bát hương
Chuẩn bị
Bước 1 Lau rửa bát hương sạch sẽ
Giã nhỏ gừng, cho rượu trắng vào, dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp rượu gừng này để lau bát hương, sau đó để khô tự nhiên.
Bước 2 Chuẩn bị cốt
Cốt chính là tro bằng rơm nếp (hiện có bán sẵn tại các cửa hàng đồ thờ cúng, vàng mã). Bên cạnh đó, có thể cho thêm một trong các thất bảo của nhà Phật, ưu tiên đá quý, các loại ngọc như hổ phách, thạch anh, lưu ly… vì những vật phẩm này có trường khí cao.
Lưu ý: Không nên cho giấy trang kim, các loại hạt nhựa… bán sẵn ở các hàng mã. Tránh cho bùa chú, linh phù của đạo giáo, mật tông… vào bát hương, gây từ trường khí âm không tốt.
Cách làm cụ thể
Bước 1 Bốc lần lượt từng nắm và đếm theo số lần lượt là “sinh, lão, bệnh, tử”. Khi đến số “sinh” thì dừng lại khi gần đầy bát hương.
Bước 2 Sau khi bốc xong các bát thì nên để riêng từng vị trí để tránh bị nhầm lẫn.
Bước 3 Tiếp đến, đặt bát hương lên bàn thờ. Đặt sao cho khi nhìn từ phía ngoài vào thì bát hương thờ thần linh ở giữa, bát thờ bà cô ông mãnh ở phía tay trái, bát thờ gia tiên bên tay phải.
Bước 4 Cuối cùng đó là khấn lễ. Bày lễ vật lên sau đó bắt đầu bày hoa tươi, quả tươi và nước sạch lên ban thờ. Lúc mới đầu, thắp mỗi bát hương 3 nén nhang, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ.
Lưu ý: Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương.
5 Văn khấn bốc bát hương thần linh, thổ địa, gia tiên
Văn khấn bốc bát hương bàn thờ thần linh, thổ công thổ địa
Trong nghi lễ bốc bát hương, gia chủ sẽ chuẩn bị bài văn khấn để thực hiện nghi lễ. Để nghi lễ diễn ra trôi chảy, êm đẹp, gia chủ có thể in bài khấn ra giấy rồi đọc. Nội dung bài khấn như sau:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày … tháng … Năm … âm lịch. Tín chủ con là… trú tại địa chỉ…
Con làm lễ đọc văn khấn thay bát hương cũ, mục đích con xin cầu gia đạo bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ đọc bài khấn xin dời bát hương để bỏ bát hương cũ thay bát hương mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho tín chủ chúng.
Văn khấn bốc bát hương bàn thờ thần linh, thổ công thổ địa
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. Tên con là … (Tín chủ của … địa chỉ …).
Con làm lễ bốc bát hương mới cho bàn thờ ông Thần Tài (Thổ Công), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy Ông Thần Tài (Thổ Công), hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới, kính xin Chư Vị phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
6 Lưu ý và kiêng kỵ khi bốc bát hương thần linh, thổ địa, gia tiên
Không được tự ý di chuyển bát hương, nếu muốn di chuyển thì phải xin phép thần linh trước.
Phía sau bát hương là phần thờ cúng vì vậy chỉ nên để ảnh gia tiên.
Các đồ thờ dâng lên như cần để ở phía trước hoặc bên cạnh bát hương.
Bàn thờ thần tài thì không nên sử dụng những vật có mang nét văn hóa của nước khác vì nó phản ánh sự hời hợt trong thờ cúng.
Trên đây là văn khấn bốc bát hương thần linh, thổ địa, thổ công, gia tiên mà Bách hóa XANH muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.
Chọn mua đồ thờ cúng tại Bách hóa XANH cho việc thờ cúng nhé:
Bách hóa XANH