Văn khấn bốc bát hương thổ công
Văn khấn bốc bát hương thổ công
Văn khấn bốc bát hương thổ công và bốc bát hương Thổ Công là nghi thức quan trọng và thiêng liêng của người Việt. Vì thế mọi công việc và bước chuẩn bị trong buổi lễ này đều cần chuẩn bị chu đáo nhất từ văn khấn bốc bát hương Thổ Công, mâm lễ vật và những thứ khác. Tất tần tật đều sẽ được Thánh Cúng đề cập trong bài viết này để mọi người có thể hiểu và làm tốt hơn tại gia đình mình.
Mâm Cúng Thay Bàn Thờ Mới, Bốc Bát Hương
Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cúng sau:
+ 1 con gà lễ.
+ 1 chân giò trước làm sạch đã luộc chín.
+ 1 đĩa xôi trắng..
+ ½ lit rượu trắng
+ 5 quả trứng gà ta
+ 3 quả cau
+ 3 chén nước,
+ 5 quả tròn
+ 9 bông hồng màu hồng son,
+ 1 đĩa gạo, muối
+ 1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá,
+ 5 lễ vàng tiền,
+ 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng,
+ 1 mâm cơm canh (không hành tỏi).
Có thể mỗi vùng miền thì lễ vật có thể khác nhau nhưng đây là những lễ vật cơ bản nhất cần chuẩn bị.
Cách Bốc Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên
Quy trình thực hiện như sau:
-
Chuẩn bị bát hương, lau rửa sạch
Việc lựa chọn và chuẩn bị bát hương bằng sứ giúp cho bàn thờ của gia đình hội tụ đủ ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, đây là điều tốt trong việc chiêu tài lộc, vượng khí cho gia chủ.
- Bên trong bát hương cần chuẩn bị gì?
Thông thường bên trong bát nhang đầy đủ thì phải được đặt 1 bộ dị hiệu gồm có:
Tờ hiệu
– Được viết tên gia chủ và tên người được thường
– Tờ hiệu thường có màu vàng, chữ đỏ, ô chính giữa được dành để ghi tên người được thờ
Cách đóng gói thất bảo
Đóng gói thất bảo không phải là việc quá khó khăn, gia chủ nên tìm hiểu kỹ để công việc dễ dàng hơn.
- Tro nếp, bộ thất bảo và cách bốc bát nhang
Khi bốc bát hương, gia chủ thường cho vào bên trong bộ thất bảo gồm: Thiết vàng, thiết bạc, xà cừ, san hô, ngọc trai, hổ phách, mã não có khả năng thu năng lượng, hút linh khí, xua đuổi tà ma, hung khí, giúp cho gia chủ làm ăn phát tài phát lộc.
Với tro nếp, gia chủ tiến hàng nắm thành từng nắm nhỏ, khi bốc vào bát nhang thì đọc sinh – lão – bệnh – tử tương ứng với số nắm tro. Lưu ý số nắm tro gia chủ nên dừng lại ở chữ sinh là tốt nhất.
- Đặt bát hương lên bàn thờ
Bát hương sau khi bốc xong cần được lau lại sạch sẽ, tránh để tro dây ra ngoài bát nhang.
Sau đó đặt bát nhang lên bàn thờ thì tiến hành thắp nhang ngay, gia chủ cần thắp nhang 1 tuần liên tục sáng và tối
Đồ cúng lễ không cần quá nhiều chỉ cần chén nước, nén nhang là đủ nhưng gia chủ nhất định phải thành tâm cúng khấn thì bát nhang mới có thể linh nghiệm.
Văn khấn thay bàn thờ, bốc bát hương chuẩn nhất Khi bốc bát hương bàn thờ gia tiên, bàn thờ tổ
Đây là bài cúng thay bàn thờ mới, bài cúng bốc bát hương.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:
Bài văn cúng, Văn Khấn Thay bốc bát hương bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa
Điều quan trọng hàng đầu trong việc chuẩn bị lễ này đó là văn khấn bốc bát hương thổ công. Và Thánh Cúng xin gửi đến bạn bản đầy đủ như sau:
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Con lạy chín phương trời mười phương chư Phật. Con kính lạy chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày….. tháng …… năm
Tên con là………………………………….(Tín chỉ của…………..địa chỉ)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu…………………….., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu khỏe mạnh, an ninh khang thái, mọi việc hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…………………………………………………………..
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Văn khấn chuyển bàn thờ thần tài
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật
Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…
Tín chủ con là: …………………..tuổi….
Hiện đang trú tại: ………………………………………………
Kính cáo chư vị Tôn thần, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.
Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.
Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.
Tín chủ: ……………………. con xin rập đầu kính bái.
Bài văn cúng, khấn thay bốc bát hương bàn thờ Phật
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày ……………………. tháng ………………………… Năm ……………………….
Tên con là ………………………… (Tín chủ của ………………….. địa chỉ ……………………..)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…………………………………
Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
Thay bốc bát hương mới vào ngày nào
Thông thường theo tục lệ của người Việt thì quy trình thay bát hương sẽ thường diễn ra vào dịp cuối năm với ý nghĩa xua tan đi sự xui xẻo của năm cũ để đón chào một năm mới nhiều điều may mắn.
Ngày tốt nhất để làm việc này là 23 tháng Chạp hoặc tuỳ vào điều kiện thời gian cho phép mà bạn có thể làm sau ngày 23 nhưng trước ngày 30 Tết.
Thông qua bài viết này, hi vọng bạn sẽ hiểu hơn về tục lệ và văn khấn bốc bát hương Thổ Công cũng như quy trình thực hiện tốt nhất.
Hãy theo dõi thanhcung.com mỗi ngày để hiểu biết thêm nhiều kiến thức hơn về văn hoá truyền thống của người Việt!
Đánh giá post