Văn khấn cầu con tại nhà | văn khấn đầy tháng, thôi nôi
Trọn bộ các bài văn khấn cầu con, văn khấn đầy tháng, văn khấn thôi nôi, văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà đầy đủ nhất. Con cái là của Trời cho, tuy nhiên không phải ai cũng may mắn thuận lợi trong việc sinh con. Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài việc điều trị theo bác sĩ thì không ít gia đình đã tìm đến các vị thần linh để cầu nguyện hay với các gia đình đã có con nhưng muốn có “đủ nếp đủ tẻ” họ cũng muốn tìm đến các vị thần linh để cầu tự. Khi đó văn khấn cầu con là yếu tố vô cùng quan trọng để bạn “cầu được ước thấy”. Không chỉ có nghi thức cầu con mà sau khi thuận lợi sinh em bé, các gia đình cũng tiến hành tổ chức một loạt các nghi thức đón bé về nhà, đầy tháng và thôi nôi đánh dấu các cột mốc đầu đời của bé.
Bài viết dưới đây, banthothinhvuong sẽ chia sẻ cho các bạn trọn bộ các bài văn khấn cầu con, văn khấn đầy tháng, văn khấn thôi nôi và văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà đầy đủ nhất để các bạn cùng tham khảo, hãy theo dõi nhé.
Tham khảo thêm:
1. Văn khấn cầu con tại nhà
Bên cạnh các yếu tố như bệnh tật, sự tác động của không khí, môi trường…làm ảnh hưởng đến khả năng sinh con của các cặp đôi vợ chồng thì dưới góc nhìn tâm linh việc sinh con cái cũng là một loại nhân duyên phúc phận. Có trường hợp do ảnh hưởng phước đức của dòng họ tổ tiên hay do phước báo từ kiếp trước khiến cho một trong hai vợ chồng bị phạt khó hoặc không thể có con. Muốn có con trước hết phải biết sám hối, tạ lỗi, xin khất chậm trả nghiệp.Sau đó tiến hành nghi lễ cầu con, để nghi lễ được trọn vẹn thì bắt buộc phải có văn khấn cầu con, đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong nghi thức này. Vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài văn khấn cầu con tại nhà dưới đây để chuẩn bị cho nghi lễ quan trọng này.
Văn khấn cầu con tại nhà linh ứng nhất:
“Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)
Con lạy chín phương trời, lạy mười phương Phật; con lạy chư Phật mười phương, mười phương chư phật.
Con lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Thánh Hoàng, Tứ Phủ thánh Cô, Tứ Phủ Thánh Cậu và toàn thể các chư thánh.
Đệ tử con là: ( Họ và Tên), Tuổi: ( Tuổi âm lịch, ví dụ: Kỷ Mão)
Cùng chồng/vợ là: (Họ và tên)Tuổi: ( Tuổi âm lịch)
Ngụ tại: ( Địa chỉ gia đình vợ chồng ở).
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt,bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ kính lạy các chư thánh, giáng trần soi xét cho chúng con sám hối về nghiệp chướng; xin được khất trả nghiệp vào kiếp sau. Nếu có các vong linh nào đó theo chúng con, thì xin các vong linh tha cho tội lỗi chúng con; xin ông tơ bà nguyệt tha tội, nếu chúng con cưới xin phạm vào giờ sát.
Chúng con là người trần tục, việc trần chưa tường, việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục, mệnh bởi cung trời, cầu xin Phật Thánh đức độ cao dày, hạ trần giáng thế giải tai, trừ ách cho con điều thiện, cho con hạnh phúc, cho chúng con có con trai, con gái để trên gánh việc phật, thánh dưới gánh việc trần gian; để chúng con trọn vẹn hiếu sinh, hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm.
Chúng con nguyện làm thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước Phật, Thánh, chúng con xin được giải trừ vận hạn, tiêu trừ tai ách làm muộn đường con cái của chúng con.
Con xin cảm tạ soi xét của các đấng bề trên.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)”
Lưu ý: Văn khấn cầu con tại nhà này sẽ được gia chủ thực hiện và khấn vái trước bàn thờ tổ tiên trong các dịp lễ Tết, mùng 1 hay ngày Rằm hàng tháng.
2. Văn khấn đầy tháng cho bé trai, bé gái
Theo quan niệm dân gian từ lâu đời của ông bà ta, gia đình sẽ tổ chức lễ đầy tháng cho con khi đứa trẻ được vừa tròn một tháng sau sinh. Trong ngày lễ đầy tháng của con thường cha mẹ sẽ làm lễ cúng dâng lên tổ tiên và làm cỗ mời họ hàng người thân đến để mừng cho đứa bé đã qua giai đoạn trứng nước, đồng thời đây cũng là thời điểm kết thúc giai đoạn kiêng cữ sau sinh của mẹ đứa trẻ.Trong lễ đầy tháng này chắc chắn không thể thiếu bài văn khấn đầy tháng cho bé, vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo bài văn khấn ý nghĩa dưới đây
Văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái ý nghĩa:
“ Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa và Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
–Con lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa và chư vị Tiên nương.
Hôm nay nhằm ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ Chồng ( ông bà) Chúng con tên là ……………………… Chúng con hiện đang ngụ tại địa chỉ ……………. đã sinh được con (trai, gái), cháu tên là ………………
Nhân ngày tròn 30 ngày tuổi cho cháu, chúng con thành tâm khấn cầu chuẩn bị một số lễ vật trình lên các ngài, trước bàn toạ chư vị Tôn thần con xin trình: nhờ ơn các vị thánh thần, thần linh, tổ tiên ông bà cho con được sinh ra cháu bé, tên là……………tên của bé…………….. sinh ngày năm sinh………………… được mạnh khỏe, hạnh phúc, tấn tài tấn lộc.
Chúng con xin phép chư vị hạ trần, chứng giám lòng thành của vợ chồng và gia đình con thụ hưởng lễ vật , phù hộ, che chở cho cháu bé được mau ăn chóng lớn, bình an, sức khỏe dồi dào, thông minh, tài năng, xinh đẹp và được hưởng vinh hoa phú quý giàu sang đến suốt đời cháu. Cầu các ngài Phù hộ cho gia đình phu thê chúng con được bình yên, hạnh phúc an khang, phúc thọ, vạn sự được như ý muốn.
Chúng con thành tâm dâng lễ.
Nam mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật !”
Sau lời khấn vái của cha mẹ thì gia đình có thể mời người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhập tiệc. Mọi người có thể đến tặng quà may mắn, gửi lì xì đến cho cháu nhỏ hay tặng những câu chúc tốt đẹp thiêng liêng nhất.
3. Văn khấn thôi nôi cho bé trai, bé gái
Trong văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt, cúng thôi nôi là một nghi lễ có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc đời, nghi thức này được thực hiện khi các bé tròn 12 tháng tuổi. Mục đích của tiệc thôi nôi đó chính là cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn và mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bé trong tương lai. Trong ngày này, các bậc phụ huynh sẽ đọc bài cúng thôi nôi với tấm lòng thành kính để gửi lời cảm ơn đến 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông – những vị thần linh đã nặn ra hình hài bé và bảo vệ, che chở, phù hộ bé được khỏe mạnh.
Trong bữa tiệc thôi nôi, người đọc bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé thường là cha mẹ của bé. Đây là bài cúng rất quan trọng, nên bậc phụ huynh cần đọc kỹ và học thuộc để nghi thức diễn ra suôn sẻ, trang trọng hơn. Nội dung dưới đây là bài văn khấn thôi nôi cho bé trai, bé gái đầy đủ, chính xác nhất cho các bạn tham khảo.
Văn khấn cúng thôi nôi bé trai, bé gái:
“Nam mô A Di Đà Phật! (x3)
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! (x3)”
4. Văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà không quá phổ biến và cũng không có nhiều thông tin về tập tục này. Nhiều người nghĩ, những đứa trẻ mới sinh, các bé có tâm hồn ngây thơ và trong sáng dễ bị trộm vía nên trên đường về nhà thì phụ huynh sẽ lựa người mát tay và hợp vía với bé. Người mát tay là những người có tấm lòng rộng lượng, tri thức, hạnh phúc, khỏe mạnh và nhẹ vía sẽ giúp cho đứa trẻ luôn được mạnh khỏe, may mắn và thuận lợi.
Theo một quan điểm khác đó là vào thời ông bà ngày xưa khi khoa học công nghệ chưa phát triển sẽ lấy tập tục đón tay trẻ sơ sinh để làm niềm tin và áp dụng để sau này đứa trẻ lớn lên sẽ ngoan ngoãn và dễ nuôi.
Và cuối cùng, phong tục đón trẻ sơ sinh còn thể hiện sự biết ơn từ các vị thần linh, tổ tiên về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình.
Nội dung dưới đây là bài văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà các bạn có thể tham khảo để hoàn thành nghi thức, tập tục này một cách trọn vẹn, chu toàn.
Văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà đầy đủ ý nghĩa:
“Con nam mô a di Đà Phật! (đọc 3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…
Con lạy gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ … (họ gì thì khấn lên)
Tên con là…
Vợ chồng con sinh con trai/gái
Ngày mai là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm…
Con đón cháu ở bệnh viện…(khấn tên bệnh viện) về số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…
Nay con thành tâm thắp nén hương xin gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ… phù hộ độ trì cho con giá/trai 3 tháng biết lẫy, 6 tháng biết bò, hay ăn chóng lớn, lớn lên chăm ngoan học giỏi vần lời ông bà và bố mẹ.
Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoại và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.
Con nam mô a di Đà Phật! (đọc 3 lần)”
Trên đây là toàn bộ các bài văn khấn cầu con, văn khấn đầy tháng, văn khấn thôi nôi và văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có những nghi thức cho các bé nhà mình thật ý nghĩa và chu toàn.
Tham khảo thêm:
5/5 – (1 bình chọn)