Văn khấn cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Trong mỗi gia đình người Việt Nam đều có bàn thờ gia tiên hay còn gọi là bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Nhưng chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều người không hiểu được ý nghĩa của Cửu Huyền một cách trọn vẹn và cúng sao cho đúng.

1

. Ý nghĩa Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu Huyền Thất Tổ” tiếng Hoa được viết 九玄七祖. Mặc dù trong từ điển không thấy có chữ “huyền” nào mang nghĩa là “đời” cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ này được dân gian hiểu như là chữ “đời”, nhưng nếu dịch là “thế hệ” thì sẽ chính xác hơn.

Đạo Phật thì nhà ai cũng thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu Huyền là chín thế hệ, phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Vì thế, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thì sẽ thành chín đời.

Một vị Hòa Thượng đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ “Huyền” ở đây vì chữ “Huyền” trong “Cửu Huyền” này vốn có nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “Huyền”. Bởi chính thế hệ vần xoay sống chết như thế nên mới được gọi là “Cửu Huyền”.

Thất Tổ là bảy Ông Tổ. Tổ hay còn được hiểu là Ông cha của đời mình; đi ngược lên sáu đời thì gọi là Thất Tổ.

Như vậy, chữ “Cửu Huyền” mang nghĩa bao quát hơn chữ “Thất Tổ”. Vì “Thất Tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “Cửu Huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau đó nữa. Chính vì thế, nơi thờ phụng của những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” hay còn được gọi là “Cửu Huyền Thất Tổ”.

Cửu Huyền Thất Tổ hay còn được gọi là Gia tiên

2

. Cách lập bàn thờ Cửu Huyền

Lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Chính vì thế, gia chủ cần phải tiến hành theo các bước như sau và phải luôn đảm bảo sự cẩn thận trong từng công đoạn vì để tỏ lòng thành kính với các bậc bề trên.

Bàn thờ Cửu Huyền luôn phải được sạch sẽ

Bước 1: Gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ những phẩm vật quan trọng và cần thiết trên bàn thờ như: Vật phẩm đồ thờ cúng và mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ.

Bước 2: Tẩy uế các vật phẩm đồ thờ cúng được đặt trên bàn thờ bằng rượu trắng pha với vài lát gừng. Dùng khăn sạch thấm vào hỗn hợp và lau chùi thật cẩn thận, sau đó lau lại một lần nữa với khăn khô sạch. 

Bước 3: Dùng nước rượu pha gừng lau sạch bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ và để khô.

Bước 4: Đặt bài vị lên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Đây là một bước quan trọng nên gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:

❆ Gia chủ không nên đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ vào trong lồng kín, hoặc hộp kín. Không được để vật nặng lên trên hoặc chèn ép bài vị. 

❆ Đối với những gia đình vừa thờ Phật, vừa thờ gia tiên thì cần phải chú ý đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ thấp hơn bàn thờ Phật để đảm bảo vai vế cũng như tránh phạm phải những điều đại kỵ trong thờ cúng.

Mỗi phẩm vật trên bàn thờ phải luôn là đồ tươi

Bước 5: Sau khi bày trí xong bài vị, gia chủ tiếp tục đặt các đồ thờ khác như: lư hương, bình hoa, đèn, mâm bồng, ngai chén thờ, đũa thờ lên bàn thờ. 

✅ Bước 6: Gia chủ dâng lễ cúng, đọc bài văn khấn cúng Cửu Huyền Thất Tổ, rồi thắp hương an vị cho bàn thờ. 

Bước 7: Sau khi hương tàn, gia chủ hạ lễ xuống và chia cho người trong nhà cùng thụ hưởng lộc.

Lưu ý: Các lễ vật dâng lên cúng Cửu Huyền Thất Tổ phải là đồ tươi, không nên cúng hoa quả cũ, hay giả và gia chủ nên thay nước cúng thường xuyên trên bàn thờ.

3

. Mâm cỗ cúng Cửu Huyền Thất Tổ theo từng vùng miền

Dựa vào cách sống của từng vùng miền thì sẽ có những cách cúng Cửu Huyền khác nhau:

Miền Bắc: Cơm trắng; xôi gấc hoặc xôi vò; giò chả; thịt quay, miến xào lòng gà; nộm; rau xào; nem rán; chân giò hầm măng hoặc mộc nhĩ và món không thể thiếu đó là Gà luộc.

Miền Trung: Xôi vò, xôi lạc; gà luộc (nếu không có thì có thể thay thế bằng Thịt heo luộc); rau xào; canh xương hầm rau củ; thịt kho tiêu.

Miền Nam: Thịt heo hầm măng; thịt kho tàu hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam; thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng.

Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: Bánh chưng (bánh tét), thịt lợn, dưa hành củ kiệu và cơm trắng.

Tùy vào từng miền mà món ăn cúng Cửu Huyền khác nhau

4

. Văn khấn cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Đốt hương trầm trong lư hương, thắp đèn, đốt nhang đứng trang nghiêm trước bài vị, xá 3 xá sau đó đưa nhanh lên trán và khấn.

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…

Ngụ tại: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày….

Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của…. Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Cúi xin chứng giám cẩn cáo.

Luôn tỏ lòng biết ơn khi cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Xem thêm  TẠI ĐÂY

Website: www.ancarat.com

Tổng đài: 19006889 (Miễn phí)

Hotline: 0988902860 – 090297297

Hệ thống cửa hàng: http://bit.ly/ch-ancarat

Kênh TMDT: https://ancarat.com/tmdt

Bài viết liên quan

Bài văn khấn rước ông Táo đêm 30 Tết

Bài văn khấn cúng Tất niên năm 2022

Tử vi 12 con giáp năm 2022 và các cách hóa giải vận hạn

Văn khấn cúng đưa ông Táo 23 tháng Chạp

Những cái tên cho bé gái hay và ý nghĩa năm 2022