Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2019 chuẩn nhất

Bài Văn khấn thần linh Rằm tháng Giêng được Dân Việt giới thiệu dưới đây trích theo Thượng tọa Thích Viên Thành trong Tập Văn khấn Nôm truyền thống – Nhà xuất bản Thanh Hóa.

Bài Văn khấn thần linh Rằm tháng Giêng 

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Bài Văn khấn thần linh Rằm tháng Giêng được Dân Việt giới thiệu được trích trích theo Thượng tọa Thích Viên Thành – Văn khấn Nôm truyền thống – Nhà xuất bản Thanh Hóa. Ảnh: By

Kính lạy:

Hoàng Thiên, Hậu Thộ chư vị Tôn thần.

Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Ngài Bản gia Thổi địa Long mạnh Tôn thần.

Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Các tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày………….. tháng ………. Năm………..

Tín chủ con là:……………………………………..

Ngụ tại…………………………………………….

Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.

Chúng con thành tâm cúi xin các Ngài thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lực, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh ượng, lộng tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện lòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày giờ nào?

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Rằm tháng Giêng được tính theo âm lịch ngày 15 tháng Giêng hàng tháng và năm 2019 Rằm tháng Giêng rơi vào thứ Ba ngày 19 tháng 2.

Theo phong tục truyền thống của người Việt, Rằm tháng Giêng vào ngày rằm tháng được xem là một trong những lễ trọng. Vì vậy, nhân gian ta có câu: “Đi lễ quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Mỗi gia đình đều tổ chức những mâm cỗ cúng dường lên gia thần gia tiên vào ngày này.

Như quan niệm của dân gian, thời gian cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Đối với những gia đình bận rộn, dân văn phòng cũng có thể sắp xếp cúng trước từ sáng ngày 18.2 Dương lịch (tức 14.1 âm lịch) đến trước 7 giờ tối ngày 19.2 Dương lịch.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?

Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng cũng rất được nhiều gia đình coi trọng. Các gia đình có thể làm mâm cỗ chay hoặc mặn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mình. Song, mâm cỗ phải thể hiện được tấm lòng thành kính với đấng thần linh trong gia đình.

Các gia đình có thể làm mâm cỗ chay hoặc mặn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mình.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng luôn phải có hoa quả, hương đăng, trà nước.

Đối với hoa quả các gia đình có thể làm mâm ngũ quả hoặc tam quả.

Đối với mâm cỗ mặn thì tùy thuộc vào từng gia đình nhưng vẫn nên phải có những món canh, món rau và món mặn.

* Bài cúng Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn Nôm truyền thống mang tính chất tham khảo.