Văn khấn cúng hóa vàng Tết Quý Mão 2023 chuẩn nhất bày tỏ lòng thành của gia chủ

Giấy tiền, vàng mã không thể nào thiếu trong lễ cúng hóa vàng được. Con cháu đốt tiền vàng mã để thể hiện tấm lòng hiếu thảo, thương nhớ với ông bà tổ tiên. Xét về mặt tâm linh, những người đã khuất cũng cần tiền, vàng,… để sử dụng.

Thế nhưng, bạn chỉ cần đốt với lượng vừa phải, không đốt quá nhiều bởi không có nghĩa đốt càng nhiều càng tốt. Đốt vàng mã quá nhiều có thể gây hại tới môi trường xung quanh.

Bạn nên chú ý đến thứ tự hóa vàng theo vai vế. Nếu trong năm đó có người mới mất thì người đó sẽ được hóa vàng cuối cùng.

Những lưu ý khi làm lễ cúng hóa vàng Tết Quý Mão 2023

Dân gian quan niệm, trong dịp Tết, các bậc thần linh, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ nên đèn, hương không bao giờ được tắt. Ngoài các đồ dễ thiu, hỏng như đồ ăn mặn thì các đồ cúng có thể để được lâu như mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹo không được hạ xuống mà phải đợi đến ngày làm lễ hóa vàng mới được hạ.

Văn khấn cúng hóa vàng Tết Quý Mão 2023 chuẩn nhất bày tỏ lòng thành của gia chủ - Ảnh 4.

Việc đốt vàng mã trong cúng hóa vàng ngày càng được đơn giản hóa

Nếu chưa hóa vàng mà để đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính đối với thẩn linh, tổ tiên.

Sau khi làm lễ cúng hóa vàng, người dân sẽ đem số vàng mã đã cúng trong ba ngày Tết ra hóa (đốt). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia văn hóa đã lưu ý, số vàng mã dành cho người mới mất phải được hóa riêng.

Nhóm tác giả viết sách: “Nghi lễ vòng đời người” gồm PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường nhấn mạnh:

“Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng”.

Cúng hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết một tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.

“Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Sau khi hóa hết vàng mã, gia chủ cũng nên “hóa” những cây mía lộc (thường được mang về vào thời khắc giao thừa) bằng cách hơ trên lửa hóa vàng mã.

Bởi theo niềm tin dân gian, những cây mía đó thường được coi là đòn gánh để tổ tiên gánh tiền vàng, đồ mã về cõi âm và đồng thời, những cây mía đó cũng là vũ khí giúp gia tiên chống lại những sự bất an trên đường về âm cảnh.

Hiện tại, với lối sống ngày càng hiện đại, mâm lễ hóa vàng sau Tết nên tổ chức nhẹ nhàng, thanh tịnh, người dân không nên đốt nhiều vàng mã gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.