Văn khấn cúng tân gia và lễ cúng tân gia có ý nghĩa gì? | Vạn Sự
Cúng đất đai hay còn được biết đến với tên gọi cúng nhập trạch – tân gia, được xem là một thủ tục vô cùng quan trọng trước khi gia đình dọn vào ở nhà mới. Trong lễ cúng đất đai này, hai yếu tố không thể bỏ qua là văn khấn cúng tân gia và mâm cúng tân gia. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Dịch vụ đồ cúng Vạn Sự để biết chi tiết mọi thứ phải chuẩn bị trong dịp lễ đặc biệt này.
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa lễ cúng tân gia nhà mới
Tân gia là một buổi lễ mà gia chủ mới xây nhà tổ chức để mời hàng xóm xung quanh đến chia vui cùng gia đình. Có thể nói, lễ tân gia có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi gia đình:
- Báo cáo và tạ lễ với các đấng thần linh, thần thổ địa.
- Tạ lễ gia tiên hai bên nội ngoại đã mang đến phúc đức cho con cháu gia đình.
- Là dịp gặp gỡ bạn bè, bà con để chia vui với gia chủ.
- Đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng của gia đình.
- Tạo niềm tin về tinh thần khi được gia tiên, thần thánh phù hộ.
2. Chọn ngày cúng về nhà mới, tân gia
Ngày được dọn vào nhà mới phải là ngày có phần trực Khai, Mãn, Thành thích hợp với việc dọn vào nhà mới. Việc xem ngày tân gia thường sẽ không thể xem bằng năm sinh của gia chủ. Trong khi đó, giờ cúng đất đai lại có thể dùng năm sinh, tuổi để xem.
Trong đó, sáu khung giờ được xem là hoàng đạo nhất cho việc cúng đất đai là 3 đến 5 giờ (giờ Dần), 7 đến 9 giờ (giờ Thìn), 9 đến 11 giờ (giờ Tỵ), 15 đến 17 giờ (giờ Thân), 17 đến 19 giờ (giờ Dậu). Tránh chọn những khung giờ xung khắc với những giờ bên trên. Với những gia chủ có tuổi Tý, Ngọ Mão thì cần tránh giờ Dậu vì đây là giờ xấu, tứ hành xung với tuổi.
3. Mâm cúng tân gia
Chuẩn bị một mâm lễ về nhà mới với đầy đủ các lễ vật mang ý nghĩa rất quan trọng. Nó thể hiện lòng thành kính và biết ơn của gia chủ dành cho đấng thần linh.
Hầu hết các lễ vật cúng nhập trạch đều được bày bán ở chợ hoặc siêu thị. Do vậy, nếu có thời gian bạn có thể hoàn toàn tự mua sắm để chuẩn bị mâm cúng thật tươm tất và chu đáo. Các lễ vật đó bao gồm:
- Xôi gấc đậu xanh
- Hoa cúc kim cương
- Đèn cầy
- Gạo hũ
- Trà
- Gà luộc
- Nước chai
- Heo quay
- Bánh kẹo
- Hũ sứ
- Lư xông trầm sứ
- Rượu Vodka
- Nhang rồng phụng
- Chè
- Cháo trắng
- Trầm hộp
- Trái cây
- Bộ tam sên
- Bộ giấy cúng về nhà mới
- Trầu cau
4. Tiến hành nghi lễ cúng nhà mới đúng phong tục
Các bước thực hiện cúng đất đai, tân gia nhà mới sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
- Sắm sửa tiền giấy, vàng mã và mâm cỗ, văn khấn bày biện, sắp xếp sao cho ngay ngắn.
- Đọc bài văn khấn cúng nhập trạch/tân gia.
- Bật bếp lửa nấu nước để pha trà rót mời các vị thần linh, gia tiên hai bên nội ngoại.
- Lấy bông hoa nhúng vào bát nước ngũ vị rảy các góc nhà. Tiếp đóc rắc gạo ở những vị trí tương tự.
- Tạ ơn đấng thần linh và gia tiên hai bên nội ngoại thành tâm
- Tạ lễ, hóa vàng để tạ ở bề trên.
5. Bài văn khấn cúng tân gia
5.1. Văn khấn tạ lễ Gia tiên
Nam mô A Di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại đúng 3 lần)
Chúng con xin kính cẩn lạy chín phương trời,
Chúng con xin kính cẩn lạy mười phương Chư Phật,
Chúng con xin kính cẩn lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Chúng con xin kính cẩn lạy Hoàng thiên,
Chúng con xin kính cẩn lạy Hậu thổ chư vị tôn thần,
Chúng con xin kính cẩn lạy ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.
Chúng con xin kính cẩn lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh hai bên nội ngoại họ …
Tín chủ chúng con là: … (đọc tên tất cả các thành viên trong gia đình, đọc từ trên xuống dưới)
Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch
Tín chủ chúng con lập linh sàng, sắm sửa biện lễ vật, dâng lên trước linh tọa các cụ nội ngoại Gia Tiên. Tín chủ chúng con được nhờ hồng phúc Tổ Tiên phù hộ tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới).
Nhân ngày lành tháng tốt, tín chủ chúng con thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ: …
Tín chủ chúng con xin cúi xin ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh hai bên nội ngoại họ chứng giám lòng thành, hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, lộc tài vượng tiến, con cháu bình an, mạnh khoẻ hưởng phần lợi lạc. Với lòng thành kính, lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại đúng 3 lần)
5.2 Văn khấn nhập trạch
Nam mô A Di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại đúng 3 lần)
Con xin kính cẩn lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Con xin kính cẩn lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Con xin kính cẩn lạy Hoàng thiên
Con xin kính cẩn lạy Hậu thổ chư vị tôn thần
Con xin kính cẩn lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
Con xin kính cẩn lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
Con xin kính cẩn lạy các ngài Ngũ phương, Phúc đức tôn thần
Con xin kính cẩn lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con xin kính cẩn lạy các ngài các vị Tôn thần cai quản trong nơi này.
Con xin kính cẩn lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh hai bên nội ngoại họ: …
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại địa chỉ: …
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch
Hương đèn chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Tại nơi đây trước án chư vị tôn thần, tín chủ chúng con xin cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, vạn sự như ý, sở nguyện tòng tâm.
Bài viết là những chia sẻ của Vạn Sự về văn khấn cúng tân gia – mâm cúng tân gia theo đúng phong tục người Việt. Rất hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị lễ cúng đất đai tại gia thật chỉnh chu và ý nghĩa để được các đấng thần linh phù hộ.
☆
☆
☆
☆
☆
Scores: 4.9 (17 votes)
Thank for your voting!