Văn khấn cúng thôi nôi thế nào mới đúng – Xôi chè Một CHữ Tâm
Mục lục bài viết
Văn khấn cúng thôi nôi thế nào mới đúng
Văn khấn cúng thôi nôi là nội dung lời khấn nguyện chư Phật, Bồ Tát, chư vị Tôn Thần, Tiên nương vào ngày trẻ tròn tuổi. Vậy, khấn như thế nào và nội dung bài văn khấn ra sao thì mới đúng với buổi lễ?
Văn khấn cúng thôi nôi và những điều cần biết
Trước hết, cần phải nhấn mạnh rằng lễ thôi nôi là một nghi thức lễ bái rất quan trọng theo quan niệm và phong tục truyền thống Việt Nam. Vào ngày này, gia đình sẽ dâng lên một mâm cúng trang nghiêm để cảm tạ chư vị Tôn Thần, Tiên Nương đã bảo bọc, che chở cho đứa trẻ từ lúc còn trong bào thai cho đến thời điểm hiện tại.
Đây cũng là cơ hội để gia đình nguyện xin với ơn trên độ trì cho đứa trẻ mọi sự bình an, luôn được mạnh khỏe và may mắn trong thời gian đến. Do đó, việc nắm vững bài văn khấn cúng thôi nôi là rất quan trọng.
Một bài văn khấn hoàn chỉnh và đầy đủ phải bao gồm 2 phần:
-
Phần đầu là xướng niệm danh hiệu chư Phật, Bồ Tát, chư vị Tôn Thần, Tiên Nương.
-
Phần hai là xướng địa điểm, thời gian tổ chức buổi cúng và tên tuổi cha mẹ cũng như tên chính thức của đứa trẻ.
-
Phần ba là nội dung cảm tạ ơn bảo bọc cho con trẻ và nêu lên những điều mong cầu đối với đứa trẻ như sức khỏe, sự bình an, may mắn trên bước phát triển tiếp theo.
Văn khấn cúng thôi nôi nên khấn thế nào
Không những chuẩn bị hoàn thiện một mâm lễ bài bản và một bài khấn chi tiết, người chủ lễ chịu trách nhiệm cúng bái cần phải biết cách thức khấn nguyện trong quá trình làm lễ.
Theo đó, người chủ lễ đứng trước bàn cúng, mặt hướng về phía bàn cúng, chắp tay dâng hương đảnh lễ ngang ngực trong tư thế trang nghiêm, trang phục lịch sự. Đối với một số gia đình truyền thống, người chủ lễ sẽ là nam giới và mặc áo dài khăn đóng. Những gia đình khác theo Phật giáo sẽ mặc áo tràng lam khi làm lễ và khấn văn cúng thôi nôi cho trẻ.
Văn khấn nên được đọc với tốc độ chậm rãi, rõ ràng, vừa đủ nghe với sự tập trung của người khấn nguyện.
Sau khi khấn nguyện xong, người chủ lễ cắm hương vào nồi hương. Sau 3 tuần hương, các món đồ thế, bộ đồ lễ gồm hài, vàng,…. được đem đi hóa và chuyển sang nghi thức bốc đồ vật đoán nghề cho bé.
Văn khấn cúng thôi nôi nên chuẩn bị khi nào
Theo truyền thống, ngày lễ thôi nôi của các bé sẽ được tổ chức sớm từ 1 đến 2 ngày tùy theo bé trai hay gái so với ngày bé chính thức tròn 1 tuổi. Nếu là bé gái, ngày thôi nôi sẽ sớm 2 ngày. Trường hợp bé trai, ngày cúng thôi nôi sẽ được làm sớm hơn 1 ngày.
Do đó, văn khấn thôi nôi nên được gia đình chuẩn bị sớm từ 3- 4 ngày. Tuy không quá phức tạp nhưng không phải ai cũng nắm rõ lễ thôi nôi nên khấn vái thế nào. Việc chuẩn bị trước sẽ giúp gia đình có thêm cơ hội để tham khảo ý kiến những người đi trước và điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi nhà.
Thêm nữa, nếu chuẩn bị sớm bài văn khấn, người chủ lễ có thể học thuộc dễ dàng hơn. Việc khấn nguyện theo trí nhớ sẽ tốt hơn về cả ý nghĩa lẫn hình thức so với việc chủ lễ phải vừa nhìn vào sách vở, vừa tiến hành khấn nguyện và lễ bái.
Có thể nói văn khấn cúng thôi nôi dễ mà không dễ. Việc này phụ thuộc hoàn toàn vào người chịu trách nhiệm cúng bái chính thức. Việc tìm hiểu trước và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ tốt hơn khi bước vào buổi lễ.
xem nhiều sản phẩm tại xôi chè một chữ tâm
Tags: