Văn khấn đền Côn Sơn Kiếp Bạc – Lễ hội mừng xuân Côn Sơn Kiếp Bạc
Văn khấn đền Côn Sơn Kiếp Bạc – Lễ hội mừng xuân Côn Sơn Kiếp Bạc
Bài Văn khấn đền Côn Sơn Kiếp Bạc đầy đủ, chính xác nhất. Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức vào tháng 2 hàng năm nhằm kỉ niệm ngày mất của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334-2014) và tôn vinh công đức to lớn của thiền phái phật giáo Trúc Lâm trong sự nghiệp thống nhất tôn giáo, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời quảng bá các giá trị của khu di tích quốc gia Côn Sơn-Kiếp Bạc.
Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc mừng xuân phần lễ gồm các nghi lễ truyền thống như: lễ dâng hương, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả… Phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và trò chơi dân gian
Đền kiếp bạc là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là nơi linh thiêng, Đền kiếp bạc có lễ hội chính tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, ngoài ra đầu xuân cũng có các hoạt động lễ hội ở đây, ngoài những ngày lễ, ngày thường cũng có rất nhiều người đến tham quan, khấn bái cầu bình ăn, may măn.Trong bài viết này Đá mỹ nghệ Ninh Vân xin chia sẻ tới các bạn bài văn khấn tại đền côn sơn kiếp bạc, mời các bạn cùng tham khảo.
Bài văn khấn đền Côn Sơn Kiếp Bạc
Con nam mô A di đà phật
Con nam mô A di đà phật
Con nam mô A di đà phật– Con kính lạy Tam phủ Công Đồng Trần Triều
– Con kính lạy Thánh phụ An Sinh Đại Vương Trần Quốc Liễu, Thánh mẫu Thiện Đạo quốc mẫu Ngọc bệ hạ.
– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công Chúa,
– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Tiết Chế Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính. Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.
– Con kính lạy tứ vị Thánh tử , Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiện, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Hiển Vương Trần Quốc Uất.
-Con kính lạy cung thỉnh Nhị vị vương cô Hoàng Thánh, Đệ Nhất Quyên thanh Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Hậu, Đệ nhị Đại Hoàng Anh Nguyên Quận Chúa
– Con kính lạy Đức ông phạm điện suý Nguyên Soái tôn thần,
– Con kính lạy cô bé cửa suốt cậu Bé biển đông, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Dã Tượng Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô tướng quân. Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con ………. Ngụ tại Việt Nam Quốc………..Ông Hương tử chúng con sắm sửa lễ bạc tâm thành xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn thể bách gia trăm họ con dân nước Việt được mưa thuận gió Hoà Dân An quốc thái núi liền núi sông liền sông, Biển đảo quê hương bốn phương yên bình, đồng gia quyến được luôn mạnh khoẻ. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, chín tháng đông, ba tháng hè được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lốc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có của được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng minh công đức.
NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM
Đầu năm mới, người Việt thường có thói quen đi lễ chùa để cầu may mắn, sức khoẻ cho gia đình…
Đây là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam nhưng đi lễ sao cho đúng để được may mắn hay không phạm phải những điều kiêng kị là điều mà bạn cần phải biết, đặc biệt là các bạn trẻ.
Lựa chọn trang phục phù hợp khi đi lễ chùa
Chùa là nơi thờ Phật, là chốn linh thiêng về mặt tín ngưỡng nên khi đi lễ chùa bạn nên ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề sao cho phù hợp với bối cảnh của chùa, không nên mặc trang phục quá sặc sỡ, hở hang. Đối với các bạn nữ thì không nên mặc váy quá ngắn hoặc quần quá ngắn. Điều này vừa thể hiện sự tôn kính của bạn dành cho tổ tiên, thánh thần vừa tránh những hệ quả xấu phát sinh do sự không hợp lý của trang phục đem lại.
Nguyên tắc ra vào chùa
Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Bạn cũng nên nhớ là không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.
Xưng hô thế nào cho đúng khi lễ chùa?
Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt. Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
Đi chùa cầu nguyện gì?
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Đặc biệt vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm của mình để cả năm luôn được may mắn và thuận lợi nhất.
Sắm sửa lễ vật
Chùa là nơi thanh tịnh nên khi sắm sửa lễ vật bạn phải chọn những lễ chay như hương , hoa quả tươi, oản, xôi chè và cấm kị lễ vật mặn như một số người thường mang lên chùa. Nếu mang như vậy không khác gì phỉ báng thánh thần vì họ chỉ ăn chay, dâng đồ mặn thật khó coi.
Dâng lễ mặn chỉ được áp dụng trong trường hợp đền chùa đó có các vị Thánh, Mẫu, Thành Hoàng,…Các vị này thường an tọa ở các khu ngoài chính điện. Lễ mặn có thể dâng gồm gà, giò , chả, rượu, trầu cau.
Đi chùa có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương nhưng không nên đặt tiền thật hoặc vàng mã lên hương án, chính điện kẻo bị cho là đút lót thánh thần, lợi bất cập hại. Tiền hãy để vào hòm công đức để cải tạo chùa chiền mang lại phúc đức lâu dài cho con cháu.
Dâng hoa ở các đền chùa nên chọn các loại hoa thanh tao như hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc… Tránh dùng những loại hoa lạ, hoa dại.
Cách hành lễ khi đi chùa
Hành lễ đi chùa cũng cần có phép tắc và thứ tự. Trước hết hãy đặt lễ vật lên và thắp hương ở chính điện trước. Sau khi đặt lễ và thắp hương ở chính điện xong hãy đi đến các ban thờ khác, thường đều có 3-5 ban để thờ mẫu, tứ phủ, bạn cần đặt lễ và dâng hương tất cả tránh sót ban thờ nào.
Nếu đình chùa có nhà thờ Tổ, nhà Hậu thì cũng cần phải ghé qua. Cuối buổi lễ sau khi lễ tạ để hạ lễ thì nên đến trai giới hay phòng khách để thăm hỏi và trò chuyện với các nhà sư và công đức nếu có.
Đôi nét về cơ sở Đá mỹ nghệ Ninh Vân
Cơ sở Đá mỹ nghệ Ninh Vân là một trong những cơ sở hàng đầu chuyên sản xuất chế tác các sản phẩm tâm linh bằng đá. Chúng tôi có thâm niên hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm linh, thiết kế chế tác các sản phẩm bằng đá tự nhiên tại Ninh Bình. Cùng với đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao, có trên 10 năm kinh nghiệm chạm khắc đá mỹ nghệ. Chúng tôi cung cấp hàng nghìn sản phẩm đá mỹ nghệ đa dạng như: lăng mộ đá, mộ đá, mộ đá đôi, mộ tháp đá, mộ đá tròn, cuốn thư đá, cây hương đá, cột đá, bia đá, bàn lễ đá, lư hương đá, cổng đá,… và tất cả các sản phẩm tâm linh khác bằng đá. Vận chuyển và lắp đặt trên khắp trên 64 tỉnh thành cả nước.
Quý khách có nhu cầu đặt làm sản phẩm hoặc công trình tâm linh bằng đá, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất.
Thông tin liên hệ cơ sở Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân
- Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
- Hotline: 0904. 805. 727
- Website: https://damyngheninhvan.com.vn/
- Email: [email protected]