Văn khấn đền Đôi Cô Tuyên Quang – Oản Cô Tâm

Đền Đôi Cô là ngôi đền nổi tiếng và được mệnh danh là một trong những ngôi đền linh thiêng tại xứ Tuyên. Hàng năm, vào những ngày lễ tiết lớn, hàng ngàn con hương từ khắp các tỉnh thành trên cả nước lại tụ về dâng lễ xin lộc thánh thần, phù hộ độ trì bình an cho gia quyến.

Đền Đôi Cô Tuyên Quang thờ ai?

Đền Đôi Cô Tuyên Quang hiện nay đang thờ vọng Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Bơ Thoải Cung. Tượng hai cô được đặt tại cung chính bên trong đền.

Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Bơ Thoải Cung đều là hai Thánh Cô nổi tiếng thuộc Tứ Phủ Thánh Cô. Các cô đều hậu cận Thánh Mẫu linh thiêng. Tuy sự tích giáng trần không giống nhau nhưng điểm chung là hai cô đều được nhân dân biết ơn và nguyện cung kính tôn thờ ngàn đời vì những cống hiến của cô đối với đất nước trong bối cảnh giặc ngoại bang xâm lược cũng như việc cô giúp nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn vào thời bình. 

Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về thần tích giáng trần của hai cô tại các bài viết:

Cô Đôi Thượng Ngàn – quyền phép Sơn Tinh Công Chúa  

Cô Bơ Thoải Cung – vị Thánh Cô cai quản miền sông nước

Những chú ý khi dâng lễ đền

Cứ vào những ngày lễ tiết lớn trong năm, như ngày đầu xuân năm mới hay ngày tiệc Đôi Cô, khách hành hương từ khắp nơi lại đổ về mang theo nhiều lễ vật dâng lên hai vị thánh cô linh thiêng, được con dân hết lòng tôn kính. Khi dâng lễ đền Đôi Cô, bạn cần lưu ý khi đã chuẩn bị lễ thì nên chuẩn bị lễ cho cả hai cô. Lễ không nhất thiết phải to nhưng phải đầy đủ.

Xem thêm: Những lưu ý không phải ai cũng cũng biết khi dâng Oản Tài Lộc trên mâm lễ Tứ Phủ, Phật, Gia Tiên, Thần Tài.

Một mâm lễ bao gồm các thức như một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, thẻ hương, xôi thịt, giấy tiền và một cánh sớ.

Ngoài những thức lễ như trên, nếu bạn thành tâm muốn dâng cúng ban thờ thánh một lễ vật đẹp, sang trọng lại có thể để được lâu dài không bị hỏng mốc thì hãy tham khảo những mẫu Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Quanh oản dâng lên hai cô thường là oản màu trắng và oản màu xanh. Bởi khi về ngự đồng, cô đôi thường mặc trang phục màu xanh và màu trắng là trang phục mà cô bơ thường mặc. Với những quanh oản màu đặc biệt như vậy bạn nên tìm đến Oản Cô Tâm để chọn mua phẩm oản lễ đẹp nhất, thích hợp nhất.

 

Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp Oản Tài Lộc phục vụ như cầu dâng lễ, cúng lễ các vị thánh thần Tứ Phủ của mọi khách hàng. Chúng tôi cung cấp oản với đa dạng màu sắc, hình thù, kích thước với những thiết kế oản độc đáo, mang phần nhiều ý nghĩa tâm linh tốt lành giúp gia chủ cầu tài cầu lộc. Oản Cô Tâm luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi muốn chọn oản thắp hương, đi lễ bái. Bởi Oản Tài Lộc thương hiệu Cô Tâm không chỉ đẹp mà còn chất lượng và hoàn toàn vừa ý khách hàng. 

Văn khấn bản đền

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế

Kính lạy

Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu

Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương

Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa 

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô.

Con xin cung thỉnh Cô Đôi Thượng Ngàn, Cô Bơ Thoải Cung, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.

Hôm nay là ….

Tín chủ con là ………..

Ngụ tại:……………………………

Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an. 

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Vị trí đền Đôi Cô và cách di chuyển tới đền

Đền Đôi Cô được xây dựng trên một gò đất cao khoáng đạt nằm bên bờ sông Lô thơ mộng tại địa phận phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Bởi nằm ngay trung tâm thành phố nên việc di chuyển tới đền Đôi Cô vô cùng dễ dàng. Bạn có thể đi xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân để đến thành phố Tuyên Quang và vào đền.

Nếu đi bằng xe khách, từ thành phố Hà Nội bạn đến bến xe Mỹ Đình và bắt xe đi thành phố Tuyên Quang. Giá vé khoảng 100 000 – 160 000đ tùy nhà xe. Đi trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Tại bến xe, bạn đi bộ khoảng 500m là tới đền.

Nếu đi bằng ô tô – thời gian di chuyển 2h43p – 153km – có trạm thu phí: từ Hà Nội đi qua cầu Nhật Tân – Tiếp tục vào Võ Nguyên Giáp – Rẽ phải vào QL2A – Rẽ phải vào ĐT131 (các biển báo dành cho Thái Nguyên) – ĐCT 05 – Đi bên phải và nhập vào QL2B – vòng ngược lại vào thông Hữu Thủ 2 – Rẽ trái tại 2B – Rẽ trái tại Nhà hàng Anh Đạt vào Hợp Châu – Đồng Tĩnh – Rẽ phải vào QL2C – Rẽ trái tại Khánh Ly vào QL37 – Chếch sang trái tại Thuốc Tân Dược (các biển báo dành cho Cầu An Hòa) – Tại Tu Pham Mobile, tiếp tục vào Cầu An Hoà – Tiếp tục vào An Hoà – Rẽ phải vào QL2 – Rẽ phải tại Hưng Thành FLC vào Lê Lợi – đền Đôi Cô.

đền đôi cô

Nếu đi bằng xe máy – thời gian di chuyển 2h53p – 135km – có trạm thu phí: từ Hà Nội đi qua cầu Nhật Tân – Tiếp tục vào Võ Nguyên Giáp – Rẽ phải vào QL2A – Chếch sang phải tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển Thương Mại Hoàng Dũng vào Hai Bà Trưng – Rẽ phải tại Km 14+00 QL2 vào Nguyễn Tất Thành (các biển báo dành cho Hồ Đại Lải)- Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 và vào Nguyễn Tất Thành – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 và vào Nguyễn Tất Thành – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 3 – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 1 – Rẽ phải tại Khải An Quán về hướng ĐT310 – Vòng ngược lại tại trường TH thiện kế B – Tiếp tục đi thẳng qua ĐIỂM TRUY CẬP INTERNET NHUNGAME – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 – Tại Phòng khám đa khoa Vmec, tiếp tục vào Hợp Châu – Đồng Tĩnh – Rẽ phải vào QL2C – Rẽ trái tại Khánh Ly vào QL37 – Chếch sang trái tại Thuốc Tân Dược (các biển báo dành cho Cầu An Hòa) – Tại Tu Pham Mobile, tiếp tục vào Cầu An Hoà – Tiếp tục vào An Hoà – Rẽ phải vào QL2 – Rẽ phải tại Hưng Thành FLC vào Lê Lợi – đền Đôi Cô.

Đền đôi cô tuyên quang

Kiến trúc đền Đôi Cô

Thuở ban đầu, đền Đôi Cô chỉ là ngôi miếu nhỏ lợp mái tranh đơn sơ rộng hơn 10m2. Rất ít người biết đến ngôi miếu này. Sau này, khoảng năm 1990, ngôi miếu đã được tu sửa và mở rộng với nhiều công trình trong khuôn viên đền hơn. Dần dần, ngôi đền lớn bên dòng sông Lô dần trở thành điểm đến tâm linh của hầu khắp khách hành hương tại các tỉnh. Tất cả là nhờ bà Quân Thị Hoa, tổ 10, phường Nông Tiến đã đứng lên xin giấy phép tu sửa đền và kêu gọi công đức của khách thập phương có tâm, xây nên ngôi đền khang trang hiện tại.

Theo cấu trúc đền mới được tu sửa, đền chính Đôi Cô gồm 3 gian tương ứng với 3 cung thờ. Theo đó, cung chính đặt tượng thờ Tam tòa Thánh Mẫu gồm Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ở giữa, hai bên là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và Mẫu Đệ Tam Thoải Cung. Ngay bên dưới tượng Tam Tòa Thánh Mẫu là tượng Đôi Cô, hay chính là Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Bơ Thoải Cung. Tất cả các tượng thánh đều được đặt trên khám thờ bằng gỗ, sơn son thiếc vàng, chạm khắc tinh xảo. Cung bên phải thờ Bà Chúa Sơn Trang hay Nữ Chúa rừng xanh. Cung bên phải thờ Đức thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Trong khuôn viên sân đền còn có am thờ Sơn Thần và lầu thờ các vị Thánh Cô như cô Chín, Cô Bơ và Cô Bảy – ba vị thánh cô hầu cận Thánh Mẫu.

Lễ hội đền Đôi Cô

Theo thông lệ, những tháng đầu năm được coi là mùa lễ hội tại các đền chùa trên khắp cả nước. Đền Đôi Cô Tuyên Quang cũng không ngoại lệ.

Vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, đền tổ chức lễ Thượng Nguyên nhằm giải hạn đầu năm cho các con hương, đệ tử. Và cũng là ngày làm lễ cầu bình an, mưa gió thuận hòa cho nhân dân bắt đầu một vụ mùa mới bội thu.

Tiếp theo là Lễ Vào Hè ngày 4 tháng 4 âm lịch.

Lễ Cầu Mưa vào ngày mùng 8 – 10 tháng 4 âm lịch.

Lễ ra hè, nhập thu ngày 26 tháng 6 âm lịch

Lễ tất niên ngày mùng 10 tháng chạp âm lịch.

Ngoài ra, vào các ngày tuần tiết trong tháng như ngày mùng 1, ngày rằm, nhân dân quanh vùng cũng sắm mâm lễ nhỏ lên lễ đền bày tỏ lòng thành tâm.