Vấn khấn gia tiên và những lưu ý khi đọc văn khấn gia tiên
Mục lục bài viết
Vấn khấn gia tiên và những lưu ý khi đọc văn khấn gia tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong truyền thống. Do đó nên trong mỗi ngôi nhà không khó để bắt gặp hình ảnh bàn thờ tổ tiên được đặt ở một nơi trang trọng.
Tuy nhiên, tấm lòng thành kính và biết ơn của gia chủ vẫn chưa được truyền tải hết đến thần linh, tổ tiên vì không phải ai cũng biết cách khấn đúng. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài văn khấn gia tiên truyền thống được sử dụng để làm văn khấn tại nhà.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đẹp
Nội dung bài văn khấn gia tiên
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Việc đọc văn khấn gia tiên thường do người lớn tuổi hoặc người được ủy quyền thay mặt họ khấn
Những lưu ý khi đọc văn khấn gia tiên
Khi đọc văn khấn trước bàn thờ tổ tiên, chúng ta luôn phải trình bày với tổ tiên lý do và nội dung của bài khấn. Đọc văn khấn không quá khó nhưng chúng ta cũng cần biết những lưu ý sau.
Việc đọc văn khấn gia tiên thường do người lớn tuổi hoặc người được ủy quyền thay mặt họ khấn. Khi đọc văn khấn phải có lời mời ông bà, ông vải về thụ hưởng. Một lời mời có thể đơn giản, có thể bóng bẩy nhưng phải chân thành bằng cả tấm lòng. Sau đó, xin trình bày nguyện vọng để hỏi gia đình những điều mong muốn.
Việc thờ cúng tổ tiên là một phong tục cao quý và lâu đời của người Việt Nam chúng ta
Mỗi lễ đều có văn khấn riêng, nội dung phải phù hợp với lễ đó. Nhưng điểm chung là chúng ta phải đảm bảo một bài văn khấn có ba phần như sau:
+ Phần 1: Ghi rõ thời gian, địa điểm làm lễ và họ tên người đọc văn khấn. Sau quốc hiệu phải ghi rõ chức vụ của người thờ: Tín chủ, Trưởng nam hay Phụ nam … (“Tín chủ” là xưng với các vị gia Thần, còn “Trưởng nam, Thứ nam hoặc hậu thế … ”là xưng với các vị gia tiên).
+ Phần thứ hai: Đây là nội dung chính mời Gia tiên về “ăn Tết” hoặc “ăn giỗ”. Mời mọi người về chung vui với ngày giỗ, và các bậc thế thứ trong dòng họ cùng thưởng thức. Đồng thời kể những lễ vật như hương, hoa, vàng, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà, trứng mặn …
+ Phần thứ ba: Thành kính bày tỏ lòng thành kính và cầu xin quý nhân phù hộ độ trì cho toàn gia đình và những người đang sống cuộc sống bình an, làm ăn phát tài, vạn sự như ý,…
Khi làm lễ, con cháu tập trung phía sau chủ lễ, hai tay chắp trước ngực, tập trung lắng nghe những lời dạy, những điều gia chủ cho là cần nhắc nhở..
Chúng tôi nghĩ rằng việc thờ cúng tổ tiên là một phong tục cao quý và lâu đời của người Việt Nam chúng ta. Việc tìm hiểu và học hỏi thêm về cách thờ cúng đúng cách là một việc làm cần thiết.
Mỗi chúng ta có trách nhiệm vun đắp truyền thống tốt đẹp đó và thực hiện đạo hiếu một cách trọn vẹn. Hi vọng nội dung về bài văn khấn gia tiên trên thật sự hữu ích đối với bạn đọc.