Văn khấn giỗ tổ dòng họ đầy đủ và cập nhật mới nhất

Văn khấn giỗ tổ dòng họ như thế nào đúng chuẩn phong thủy, đọc văn khấn giỗ tổ dòng họ như thế nào mới có thể thể hiện sự thành kính và biết ơn của mình đối với tổ tiên? Đây là một câu hỏi mà Gốm Sứ Bát Tràng News nhận được nhiều nhất hiện nay. Nắm được quý khách hàng đang rất mong muốn tìm được câu trả lời đầy đủ, chi tiết nhất thì hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News sẽ mang đến các bạn những chia sẻ thú vị.  Hãy cùng theo dõi bài viết đây để nắm được những vấn đề xoay quanh văn khấn giỗ tổ dòng họ.

văn khấn giỗ tổ dòng họ

Nội Dung Chính Bài Viết

    Ý nghĩa giỗ tổ dòng họ

    Ngày giỗ tổ dòng họ là ngày con cháu cùng một dòng họ tổ chức và đóng góp theo suất đinh để làm lễ vật dâng lên ông Thủy Tổ của dòng họ đó. Có nhiều nơi, con gái trong dịp giỗ tổ không phải đóng góp vì theo quan niệm “con gái là con người ta”.

    Đây là một truyền thống tốt đẹp đã có từ lâu đời và là nét văn hóa uống nước nhớ nguồn của các thành viên trong gia đình người Việt, thể hiện tấm lòng thành kính với bề trên. Hoạt động này còn mang ý nghĩa dân tộc, tương thân tương ái.

    Vị trí tổ chức nghi lễ thường đặt tại nhà thờ họ và lễ vật thường được chuẩn bị chu đáo, đặt ngay ngắn trên án gian hoặc bàn thờ chính của nhà thờ họ.

    Nghi thức giỗ tổ dòng họ như thế nào mới đúng phong thủy?

    Tùy theo phong tục và văn hóa của mỗi nơi mà việc cúng lễ giỗ tổ dòng họ có đôi chút khác biệt, không phải ở đâu và khi nào cũng được thực hiện giống nhau. Vì vậy, bạn ở đâu thì phải thực hiện nghi lễ này một cách phù hợp và chu đáo nhất. Càng chuẩn bị tốt, thực hiện tốt càng có thể đảm bảo tính liêng thiêng trong thờ cúng đấy nhé.

    Khi thắp hương, thì chính các gia chủ sẽ là người thắp hương, làm lễ trước bàn thờ tổ tiên.  

    Cuối cùng, sau khi kết thúc buổi lễ giỗ tổ dòng họ thì những người trưởng họ sẽ đứng lên tổng kết, phát biểu những điều còn tồn tại trong một năm đã qua để tất cả mọi người cùng nhau đưa ra phương hướng, mục tiêu giải quyết vấn đề trong năm tới.

    Nhân dịp này, những vị bô lão trong dòng họ cũng sẽ đưa ra những lời kêu gọi và khuyên răn con cháu về đạo lý sống. Những lời nhận xét, phê phán cũng như sự cố gắng trong học tập, công việc để đạt được thành công như mong muốn cũng được nói tới trong dịp này.

    nghi thức văn khấn dỗ tổ dòng họ

    Văn khấn bài cúng giỗ tổ dòng họ mà bạn nên biết

    Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật

    Nam mô Địa Vương Mẫu Phật

    Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

    Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương

    Nam mô Chư vị Bồ Tát

    Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

    Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

    Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

    Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch, Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

    Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền. Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội. Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …

    Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…

    Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…

    Con tên là:

    Đang cư ngụ tại địa chỉ:

    Đại diện cho con cháu dòng họ …

    Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.

    Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

    Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quý, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.

    Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.

    Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện lễ cúng giỗ tổ dòng họ

    Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, chính vì thế mà để lễ cúng giỗ tổ dòng họ được trọn vẹn và đủ đầy nhất thì bạn cũng cần tuân thủ theo một số lưu ý sau đây. Tuy nhiên, sau tất cả bạn phải là người thành tâm nhất, có thành tâm mọi thứ mới động được vào lòng tổ tiên được. Nếu bạn là người thực hiện thì bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây: 

    Đầu tiên và là việc cần thiết nhất đó là bàn thờ của dòng họ luôn phải được giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng và trang nghiêm. Lúc nào cũng phải lau chùi sạch sẽ và không bao giờ làm những điều thiếu trang nghiêm trong không gian thờ cúng.

    Tất cả những vật phẩm như hoa, trái cây nếu được sử dụng trong lễ cúng giỗ tổ phải đảm bảo là đồ tươi mới, bạn không sử dụng các loại đồ cũ, hư hỏng là không tôn trọng tổ tiên.

    Trưởng họ nên chuẩn bị và soạn sẵn bài văn khấn giỗ tổ dòng họ để mọi thứ được chu toàn nhất có thể. 

    Như vậy, văn khấn giỗ tổ dòng họ một cách chi tiết và đúng chuẩn nhất đã được Gốm Sứ Bát Tràng News mang đến các bạn trong bài viết trên đây. Hy vọng những chia sẻ này của Gốm Sứ Bát Tràng sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu hữu ích, nhất là trong nghi lễ giỗ tổ dòng họ của nhà mình nhé!