Văn khấn khi thay ban thờ và bốc bát hương
Ban thờ và bát hương là những đồ vật mang ý nghĩa về mặt tâm linh và là vật vô cùng quan trọng đối với mỗi một gia đình.
Ban thờ là nơi gia chủ thờ cúng, tưởng nhớ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, những người đã khuất trong gia đình. Còn bát hương là vật để gia chủ cắm những nén hương tưởng niệm, chứa đựng lòng thành kính.
Chính vì vậy mà việc thay ban thờ và bốc bát hương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để biết các trình tự thay ban thờ như thế nào mới đúng, bốc bát hương như thế nào mới không sai thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Chuẩn bị lễ vật thay ban thờ và bốc bát hương:
-Gà luộc nguyên con hoặc chân giò luộc.
-Một đĩa xôi trắng, một chai rượu nếp trắng.
-Ba chén nước, ba lá trầu và ba quả cau.
-Một đĩa hoa quả.
-Hoa hồng đỏ.
-Một đĩa gạo, muối.
-Chè, thuốc lá.
-Tiền vàng, lễ, quần áo, giày, mũ,…
-Làm một mâm lễ mặn.
2. Bốc bát hương:
Đầu tiên lựa chọn kích cỡ bát hương phù hợp với ban thờ cũng như người được thờ cúng là thần linh, thổ địa hay gia tiên,…
Khi mua nên chọn bát hương đáy lồi nên phía miệng, hai đầu rồng hướng vào một thái cực. Sau khi mua về rửa sạch bằng nước muối rượu gừng pha chút nước hoa quả có thể thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm.
Tiếp đó mang phơi cho khô hoặc đem trầm hương. Nước dùng để rửa nên đổ ra sân, vẩy xung quanh nhà, chú ý không được đổ xuống cống.
Rồi lấy lễ vàng tiền lau từ trong ra ngoài sau đó hóa lễ đó. Lót ở đáy bát hương một lớp giấy kim vàng mỏng. Bốc toàn bộ tiền tro đổ vào bát hương.
Cuối cùng đổ tro đốt bằng rơm nếp vào đầy lư hương là xong.
3. Cách bày bát hương:
Khi đặt lên ban thờ thì để bát hương cách tường 5 cm là chuẩn nhất. Theo truyền thống, phong tục thì phải đặt bát hương thờ thần linh ở giữa, bát hương gia tiên bên tay trái, bát hương bà tổ cô ông mãnh bên tay phải.
Thông thường chọn bát hương thần linh ở giữa và to hơn hai bát hương bên cạnh.
Một số gia đình sử dụng ban thờ có kệ, bậc thì phải sắp xếp theo thứ tự bát hương thần linh ở phía trên và cao hơn hai bát hương bên cạnh. Chú ý khoảng cách của các bát hương nên từ 10 cm đến 15 cm.
Cách thắp hương:
Đối với bát hương thần linh thì thắp 9 nén, hai bát còn lại thắp 5 nén. Đợi cho cháy hết tuần hương đầu tiên thì thắp thêm một tuần hương nữa, lần thứ hai thì chỉ cần thắp mỗi bát ba nén hương thôi.
Theo quan niệm truyền thống, trong quá trình thắp hương thì nếu hương cháy hết là việc đã hoàn thành, còn nếu trong quá trình cháy mà bị tắt thì đây là điềm xấu, báo hiệu việc không thành.
4. Văn khấn thay ban thờ, bốc bát hương:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
Chú ý:
-Sau khi bắt đầu thắp tuần hương thứ hai thì tiến hành luôn việc hóa tiền vàng và tờ văn khấn.
-Hạ đĩa muối gạo xuống rồi trộn lẫn chúng vào nhau, tung đều từ sân ra cổng.
-Lúc tàn tuần hương thứ hai thì khấn ba khấn trước ban thờ rồi hạ lễ.
Xem thêm: