Văn khấn lễ cải táng chính xác nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Văn khấn lễ cải táng chính xác nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Lễ cải táng là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Lễ cải táng bốc mộ được thực hiện sau khoảng từ 3 đến 5 năm người đã mất được chôn cất. Văn khấn lễ cải táng chính xác nhất như thế nào? Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết này.

1. Văn khấn lễ cải táng

Khi thực hiện lễ cải táng, người dân thường làm hai lễ là lễ cúng cải táng và lễ cúng Long mạch Sơn thần và Thổ thần. Cụ thể về văn khấn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam như sau:

1.1. Văn khấn cải táng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày….tháng…..năm…, tại tỉnh…..huyện…..xã …..thôn…..

Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền.

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

1.2. Văn khấn Long mạch Sơn thần và Thổ thần.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……………………….

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..

Ngụ tại………………………………………………………..

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại…………………………

Chúng con cùng tòan thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

2. Cần chuẩn bị những gì khi thực hiện lễ cải táng?

Trước khi thực hiện nghi lễ cải táng, gia đình cần chuẩn bị kỹ lưỡng đồ lễ cúng cũng như những vật dụng cần thiết trong bốc mộ.

– Lễ vật: Gia chủ chuẩn bị những đồ lễ sau:

  • Bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo, mũ, ủng )

  • Ngựa

  • 1000 vàng hoa màu đỏ

  • Giấy tiền vàng bạc

  • Trầu cau, rượu, thuốc

  • Đèn nến

  • Gạo muối.

– Mâm cỗ: Mâm cố cúng khi bốc mộ cải táng không cần quá lỉnh kỉnh. Lễ cúng được coi là để xin phép các vị bề trên, các vị thần cai quản nên tùy vào điều kiện của gia đình mà thực hiện chuẩn bị lễ cúng cho hợp lý.

Gia chủ có thể chuẩn bị bộ Tam sên gồm trứng vịt luộc, thịt lợn luộc và một đĩa tôm. Có thể thêm một vài món như:

  • Xôi đỗ xanh

  • Gà trống luộc nguyên con

Sau khi cải táng, gia chủ có thể chuẩn bị đĩa hoa quả để cúng nơi mộ mới.

– Đồ dùng: Gia chủ cần chuẩn bị một số đồ dùng cho lễ cải táng như sau: 

  • 1 vuông vải điều

  • 20 tờ trang kim

  • 50 lít nước Vang

  • 2 lít rượu (trắng)

  • 10 khăn mặt mới

  • 2 bàn chải lớn

  • 1 bàn chải nhỏ

  • 3 chiếc chậu to

  • 50 kg củi khô

  • bạt, màn che mưa, gió…

3. Các bước thực hiện lễ cải táng

Các công việc tiến hành cải táng như sau:

Bước 1: Cúng trước khi cải táng

Bước 2: Đào đất khu vực mộ

Bước 3: Đổ rượu vào nắp quan tài để tẩy rửa âm khí

Bước 4: Mở nắp quan tài và lấy cốt

Chú ý: Nhiều trường hợp gặp hài cốt chưa phân hủy hết, gia chủ cần chuẩn bị thuốc tiêu thịt hoặc dùng xăng đổ để đốt thịt còn sót lại. Sau đó phải dùng dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang hoặc mang toàn bộ đi đến nhà tang lễ để hỏa táng

Bước 5: Kiểm tra các bộ phận hài cốt

Xương phải được kiểm tra cho đủ, không được phép thiếu. Theo dân gian, sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại và bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt chưa được lấy hết, cần phải kiểm tra lại.

Bước 6: Dùng nước Vang để lau rửa sạch xương cốt và tiểu quách, dùng vải sạch thấm khô Cốt.

Bước 7: Xếp các đồng tiền cổ (đồng trinh) vào trong đáy tiểu.

Bước 8: Trải giấy trang kim trong lòng tiểu, để lại khoảng 2-5 tờ trang kim về sau trải lên trên sau khi đã để xương vào. Chú ý, khi dán nên để mặt kim quay vào trong lòng tiểu.

Bước 9: Trải vải áo bọc cốt lên trang kim sau đó xếp cốt thành hình lên vải áo. Lưu ý, thường thì phần đầu tiểu có hình Thọ tròn còn chân có hình Thọ vuông.

Bước 10: Để thất bảo và lá vàng, bạc vào cùng xương cốt, rồi gấp vải áo lại, để hở mặt của cốt.

Bước 11: Đóng nắp Tiểu lại, trùm tấm vải gấm thêu hoa lên Tiểu rồi đặt vào trong Quách.

Bước 12: Sử dụng các nêm gỗ đã chuẩn bị sẵn để cố định chắc chắn Tiểu trong Quách.

Bước 13: Cho đá thạch anh ngũ sắc vào quanh tiểu, khe giữa tiểu và quách. Có thể bớt lại 1/3 số đá Thạch Anh để về sau cho vào trong Huyệt trước khi lấp đất.

Bước 14: Cho hoa cúc khô hoặc nhài khô lên trên rồi đóng nắp Quách lại.

Bước 15: Lấp đất và làm lễ khấn.

Trên đây là một vài thông tin về văn khấn lễ cải táng Thăng Long Đạo Quán thu thập được và muốn gửi tới quý gia chủ. Hy vọng có thể giúp gia chủ có thể kiến thức trong việc cải táng, bốc mộ.

Tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán của chúng tôi để nhận bản tin phong thủy hàng ngày và tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác về phong thủy.

5/5 – (1 bình chọn)