Văn khấn rằm, mùng 1 cúng gia tiên thổ công và các vị thần
Với người Việt Nam, chuyện cúng bái thành tâm vào những ngày mùng 1 hay 15 hàng tháng là chuyện không thể thiếu. Và hiển nhiên, trong chuyện cúng bái đó, văn khấn đóng vai trò rất quan trọng. Vậy nội văn khấn rằm mùng một, ngày rằm như thế nào? Cần lưu ý ý gì trước khi cúng? Hãy cùng chúng tôi theo dõi theo dõi bài viết dưới đây!
Có thể bạn quan tâm: Bài văn khấn cúng Bà Tổ Cô trong dòng họ đầy đủ nhất
Mục lục bài viết
Ý nghĩa văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Ảnh 1: Cúng gia tiên và các vị thần ngày mùng 1 có ý nghĩa thế nào? (Nguồn: Meeyland.com)
Tục cúng khấn tổ tiên vào các ngày như rằm và mùng 1 là tục lệ lâu đời của người Việt, đã được truyền cho nhiều thế hệ. Người ta quan niệm rằng nếu cúng vào những ngày này sẽ mang đến những ý nghĩa tốt đẹp nhất định. Cụ thể:
-
Cúng vào ngày mùng 1 hàng tháng: Vào ngày mùng 1 hay còn gọi là ngày sóc, là ngày đầu tiên của tháng. Nếu cúng vào ngày này, gia chủ sẽ có được một tháng thuận lợi, may mắn, thành công và suôn sẻ, đặc biệt là trong công việc làm ăn.
-
Cúng vào ngày rằm hàng tháng: Vào ngày rằm, người ta hay gọi là ngày vọng, là ngày tưởng nhớ về gia tiên. Nếu cúng vào ngày này một cách thành tâm và kỉnh lễ sẽ gặp được quý nhân giúp đỡ, công việc hanh thông, đầu óc lúc nào cũng minh mẫn, đẩy lùi bệnh tật….
Lễ vật cần chuẩn bị vào ngày rằm và mùng một
Ảnh 2: Lễ vật thắp hương ngày mùng đơn giản nhưng đủ thành kính (Nguồn: Meeyland.com)
Theo thông lệ, những lễ vật bạn cần chuẩn bị cúng vào ngày mùng 1 không cần quá cầu kỳ. Nhưng tuyệt đối không được phép qua loa. Dù đơn giản nhưng phải thành tâm. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị những đồ sau:
-
1 bình bông (nên là bông tươi)
-
1 đĩa trái cây (có thể chọn bất kỳ loại hoa quả nào)
-
1 cốc nước
-
1 cốc rượu
-
1 đĩa trầu cau
Văn khấn rằm mùng một hàng tháng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật kể trên, người khấn nên học thuộc các bài văn khấn rằm mùng 1 và văn khấn thần linh ngày rằm để đọc lên. Nếu bài văn khấn ngày rằm mùng 1, văn khấn gia tiên ngày mùng 1, văn khấn mùng 1 tại nhà quá dài, các bạn có thể chép ra giấy và đọc cũng được. Tuy nhiên, phải thành tâm để đạt được ước nguyện như mong muốn.
Dưới đây là một vài bài văn khấn ngày rằm hàng tháng cũng như bài khấn mùng 1 hàng tháng, các bạn có thể tham khảo:
Văn khấn Thổ Công và các vị thần ngày Rằm, mùng 1
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Ảnh 3: Văn khấn cúng Thổ công ngày mùng 1 (Nguồn: Meeyland.com)
Bài khấn gia tiên ngày mồng 1
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Ảnh 4: Văn khấn cúng gia tiên ngày mùng 1 (Nguồn: Meeyland.com)
Văn khấn gia tiên ngày Rằm tháng 4
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày………………………..gặp tiết……………………..(ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoang Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Tao quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn gia tiên bằng âm Hán
Duy!
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đệ …. Thập … niên, tuế thứ…, … nguyệt, … nhật, … tỉnh (Thành phố thuộc Trung ương), … huyện (thị xã), … xã (phường, thị trấn), … thôn (khu phố, ấp).
Trưởng nam (hoặc tự tôn): …. Cung thừa mẫu mệnh (cha chết, mẹ đang còn sống), hiệp dữ chư thúc, dữ dồng / bào đệ, tỷ, muội, nội, ngoại, tử, tôn, hôn, tế đẳng / toàn gia kính bái (xướng những ai đang có mặt trong lúc hành lễ).
Kim nhân: Hiển Khảo (tỷ) hoặc Tổ khảo (tỷ) hoặc Tằng tổ khảo (tỷ) … húy nhật.
Cẩn dĩ: … chi nghi, cung trần bạc tế.
Hiển: … tôn linh vi tiền, cảm kiền cáo vu:
Viết: … (tùy theo từng lễ)
Kính thỉnh:
Hiển: …
Hiển: …
Hiển: ……
Liệt vị chư tiên linh.
Kính kỵ: … liệt vị chư tiên linh, cập phụ vị, thương vong đẳng tòng tự, đồng lai hâm hưởng.
Kính cáo: Bản gia đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên thánh, tiên sư, bản viên thổ công, bản đường ngũ tự gia thần, mặc thùy chiếu giám, đồng lai giám cánh, tích chi hanh cát.
Cẩn cáo!
Lưu ý khi cúng rằm mùng 1 hàng tháng
Bên cạnh những bài văn khấn ngày rằm mồng một đã liệt kê như trên, người cúng cũng cần lưu ý một số điều. Cụ thể là thời gian cúng và nghi thức cúng sao cho đúng chuẩn nhất. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Tác phong của gia chủ (người cúng)
Ảnh 5: Tác phong người cúng (Nguồn: Meeyland.com)
Bên cạnh những bài văn khấn gia tiên ngày mùng 1, văn khấn thổ công ngày rằm thì tác phong của gia chủ cũng 1 phần ảnh hưởng đến kết quả, ước nguyện mong muốn của họ. Tác phong của người cúng cực kỳ quan trọng, sẽ thể hiện được sự tôn kính dành cho bề trên. Vì thế, gia chủ cần lưu ý một số điều:
-
Ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề
-
Bày biện lễ vật thật chu đáo
-
Thành tâm khi đọc văn khấn, không có tạp niệm
-
Không sử dụng bùa hoặc những đồ giả, tanh hôi
Thời gian cúng tốt nhất
Xét về thời gian cúng, vẫn có không ít người bâng khuâng rằng nên cúng vào chiều 30 và chiều 14 hay vào đúng ngày mới cúng. Đây là câu hỏi của nhiều người chưa được giải đáp. Trên thực tế, không phải ai cũng biết được câu trả lời. Tuy nhiên, tùy theo vào quan điểm, vùng miền mà có thể lựa chọn những ngày như trên để cúng, miễn là người cúng thành tâm kính lễ.
Về thời gian cúng trong những ngày rằm mùng 1, gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ cũng như tươm tất mọi việc trước 6-7h tối hoặc 9-10h nếu vào buổi sáng. Đây là thời điểm thích hợp nhất để cúng, gia tiên thường dùng bữa vào những thời gian này.
Nghi thức cúng
Về nghi thức cúng, gia chủ cần đảm bảo tuân theo các lưu ý như sau nếu không muốn làm phật lòng gia tiên:
-
Bày mâm lễ vật thấp hơn bàn thờ
-
Cúng ông Công trước rồi mới cúng tổ tiên sau
-
Mâm lễ vật phải được đặt trước bàn thờ với độ cao phù hợp, không được để ngang bằng
-
Đọc qua văn khấn vài lần cho nhuần nhuyễn trước khi cúng
Có thể bạn quan tâm: Bài cúng cầu yên đầu năm mang lại may mắn, bình an
Trên đây là hướng dẫn văn khấn mùng 1 cúng gia tiên và các vị thần dành cho các bạn độc giả. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết này, các bạn sẽ không gặp khó khăn mỗi khi đọc văn khấn cúng bái vào ngày mùng 1 nữa nhé. Tham khảo thêm tại chuyên mục PHONG THỦY.