Văn khấn rằm tháng giêng -gia tiên và thần linh- sử dụng hàng năm

Những lưu ý khi cúng Rằm tháng giêng

✅ Rằm tháng giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu giờ đã trở thành phong tục không thể thiếu của người Việt. Vinh hang vien giới thiệu những điểm cần lưu ý khi cúng Rằm tháng giêng


 

        Đối với nhiều gia đình Việt, ngày Rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn, đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới nên rất được coi trọng. Trong dân gian hiện vẫn còn lưu truyền câu nói: “Lễ tất cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng” để nói lên tầm quan trọng của ngày lễ này. Vào ngày Rằm tháng Giêng, người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên ở nhà để cầu mong những điều tốt lành trong một năm mới.

       Thời gian cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Dân gian tin rằng đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ. Còn nếu gia chủ không sắp xếp được thời gian cũng như công việc để cúng vào ngày giờ nêu trên thì có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 Dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 7 giờ tối ngày 19/2 Dương lịch. Điều quan trọng nhất là sự thành tâm của gia chủ.

        Theo các chuyên gia văn hóa, mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ và tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện. Thông thường, vào ngày này mọi người thường sắm hai lễ, một là lễ cúng gia tiên và hai là lễ cúng Phật. Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt. *

 Mâm cúng Phật có thể tham khảo các món sau:

– Hoa quả, chè xôi
– Món xào chay không thêm nhiều hương liệu
– Các món đậu
– Một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.
– Bánh trôi nước.
Cỗ chay trong mâm lễ cúng Phật có thể làm nhiều món, ngoài ra, trên mâm cỗ nên sử dụng các món ăn với màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cỗ cúng gia tiên:

– Thịt gà luộc
– Xôi hoặc bánh trưng
– Canh măng
– Nem rán
– Nộm
– Một đĩa xào tổng hơp
– Một số đồ lễ khác như: Hương hoa, trầu càu, vàng mã, rượu, thuốc lá…

Ngoài ra, nhiều gia đình làm thêm món bánh trôi để dâng cúng Rằm tháng Giêng với mong muốn mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy trong năm mới.


 

Văn khấn thần linh rằm tháng giêng

Nam Mô A Di Đà Phật ! (3 lần)
Kính lạy:
– Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần
– Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân
– Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần
– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Phúc đức Tôn thần
– Ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Các Tôn thần cai quản ở trong khu vực này
Hôm nay là ngày ……. tháng …….. năm ……….
Tín chủ con là: …………………….
Ngụ tại: ………………….
Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án.
Chúng con thành tâm kính mờu:
Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương
Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ Thần quân
Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần
Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo
 

Văn khấn gia tiên rằm tháng Giêng

Na Mô A Di Đà Phật ! (3 lần)
Kính lạy:
– Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần
– Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Tổ Tiên, Hiền khảo, Hiền tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Hôm nay là ngày ……………Gặp tiết … Nguyên tiêu, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương
Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa
Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh Gia Tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo 
Nguồn: Sưu tầm

Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai

 

CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC – NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
         

  (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm – Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh – Hướng về Nguồn Cội)

—————
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan dự án miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam –

 09 85 85 99 72 

– Nguyễn Hồng Vân: 

091 858 9466 

( Phục vụ24/24)
☑ Email: [email protected]
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 – Tòa nhà Imperial – Số 71 Vạn Phúc – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp – Bảo Thanh – Phù Ninh – Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
———-
✅ 

Xem thêm:

 

(QUAY VỀ => TRANG CHỦ)

✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên – hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền – Chùa – Miếu – Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình – Xe đưa đón tại Hà Nội – Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy – sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Tổng hợp các câu chuyện phong thủy 
✔️ Cẩm nang phong tục tín ngưỡng 
✔️ Tục tảo mộ cuối năm – Tục mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu 
✔️ Mâm ngũ quả – Ý nghĩa – Cách bày và những sai lầm cần tránh
✔️ Cúng tất niên Ý Nghĩa – Bài khấn
✔️ Cúng rằm tháng giêng đúng cách – Những điều cần biết

 Chân thành cảm ơn!