Văn khấn thi công, sửa chữa mộ phần hay và chuẩn chỉnh nhất
Mộ phần được coi như “nhà” của con người ở cõi âm. Vì vậy khi mộ phần của ông bà tổ tiên, người thân trong gia đình, dòng họ cũ, hỏng gia chủ nên sửa sang để báo hiếu. Tuy nhiên cõi âm không như cõi trần, không thể nói sửa là sửa, phá là phá, trước khi muốn sửa sang bắt buộc gia chủ phải chuẩn bị văn khấn xây sửa mộ phần coi như để báo cáo với ông bà tổ tiên và các vị thần trấn giữ khu vực mộ.
Có thể bạn quan tâm: Chuẩn Bị Bài Cúng Đầy Tháng Cho Con Và Các Lễ Vật Đầy Tháng
Văn khấn sửa mộ không chỉ đơn giản là văn khấn trước khi tiến hành thi công, sửa sang lại phần mộ mà còn là các bài văn khấn sau khi kết thúc việc sửa mộ và văn khấn tại nhà sau khi hoàn thành việc sửa mộ.
Ảnh 1: Bài bài khấn xây sửa mộ (Nguồn: Internet)
Văn khấn sửa mộ có thể do chính gia chủ đọc để thể hiện lòng thành với cha mẹ, ông bà tổ tiên hay các vị thần linh. Nhưng nếu không tự tin về khả năng đọc văn khấn hoặc sợ đọc sai gia chủ có thể mời các thầy cúng uy tín hoặc các vị bô lão trong họ trợ giúp. Tuy nhiên, dù tự đọc hay mời thầy bạn cũng nên nắm được nội dung văn khấn sửa mộ chuẩn xác.
Mục lục bài viết
Văn khấn xây sửa mộ phần trước khi tiến hành thi công
Nội dung của văn khấn trước khi tu sửa mộ cực kỳ quan trọng nhằm báo cáo với ông bà tổ tiên và các vị thần linh biết, tránh việc trách phạt không đáng có.
Cụ thể, nội dung văn khấn sửa mộ trước khi thi công sẽ bao gồm 2 phần: Phần thứ nhất là trình bày mục đích muốn sửa mộ, phần thứ 2 là nội dung chính văn khấn. Cụ thể:
Phần thứ nhất: Trình bày mục đích muốn sửa mộ. Nội dung phần văn khấn này chủ yếu nhắc đến lý do sửa mộ, báo cáo vị trí phần mộ, tên chủ phần mộ tiến hành sửa chữa.
“Kính lạy: Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.
Bản cảnh thành hoàng: thiên thần vọng hào, thái hoàng thái hậu họ vũ, đại vương linh quy.
Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.
Các hương linh tiền nhân đã khuất ở trong ngoài….
Hôm nay ngày…………….tháng………………..năm……………….., ngày lành, tháng tốt.
Tín chủ…………….đồng gia quyến, nguyên quán…………….,xã …………….,huyện ……………., Tỉnh(Thành phố)……………..
Thành tâm biện hương hoa, lễ vật dâng bày ra trước án. Xin thánh thần cùng các hương linh cho phép tín chủ…………….và gia quyến khởi tạo Tháp “Báo ân họ…………….” là biểu tượng lòng biết ơn của hậu duệ với tổ tiên họ ……………., cũng là nơi an nghỉ hương linh thân phụ, mẫu……………. sinh năm……………., quy tiên ngày …………….tháng……………., năm……………. và các anh …………….”
Phần thứ 2: Nội dung chính của văn khấn sửa mộ. Phần nội dung này chủ yếu đề cập đến việc xin phép tổ tiên cũng như các bậc thần linh cai quản không trách phạt con cháu, những người thi công khi động đến phần mộ, long mạch. Đồng thời mong tổ tiên phù hộ cho quá trình thi công, sửa mộ thuận lợi, suôn sẻ.
“Nay:
Rượu thơm cùng với xôi gà,
Gạo muối cùng với tiền vàng, hoa tươi
Ngũ quả thể hiện lòng người
Thành tâm dâng hiến đất trời cao xa
Tới Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
Ba Ngài Thành Hoàng: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa. Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.
Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, cúi xin giáng lâm trước án chứng minh đồng lai thọ hưởng.
Lai độ cho Tín chủ…………….và gia quyến, ông……………. cùng mọi người tham gia thi công Tháp “Báo ân họ…………….”, người người đều đặng bình an, đồng lòng, tận tâm, tận lực xây dựng công trình bền vững, kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan, hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường, làm nơi linh hồn tổ tiên họ …………….an nghỉ, linh ứng phù hộ độ trì cho hậu duệ họ ……………. phát Phúc, phát Quan, phát Tài, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.
Ai có hai lòng mong được thần linh soi xét uốn, nắn về đúng đạo.
Muôn bái Càn, Khôn, Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần. Ba Ngài Thành Hoàng: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.
Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, đồng lai thụ hưởng lễ này, độ cho tín chủ và gia quyến hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, muôn sự cát tường.
Các bạn có thể thay tên gia chủ hoặc mục đích khởi tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình”.
Theo tín ngưỡng Phật Giáo, người Việt Nam luôn quan niệm khi khởi công trên một khu đất mới thì cần làm lễ động thổ dâng lên công thần thổ địa coi giữ. Dù là xây dựng mới, cơi nới hay sửa chữa thì đều liên quan tới đất đai nhà cửa nghĩa là có động đến thổ địa, long mạch. Do vậy cần phải dâng cúng lễ vật và cầu khấn các vị thần cho phép khởi sự hanh thông. Xem chi tiết: Lễ Động Thổ Và Những Quy Tắc Cúng Bái Ai Cũng Cần Biết.
Văn khấn sau khi hoàn thành xây sửa mộ phần (tạ tại mộ)
Sau khi hoàn thành việc sửa mộ, gia chủ vẫn cần thực hiện việc báo cáo, lễ tạ với dòng họ, tổ tiên và các vị thần linh để mong được các đấng trên cao phù hộ. Bài văn khấn lễ tạ sau khi sửa mộ có nội dung:
“Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ tát (3 lần)
Hôm nay ngày …tháng ….năm….con cháu…..
Kính cáo hoàng thiên, kính xin hậu thổ, chúa đất nơi đây, cai quản mộ phần họ…chôn cất. Hôm nay con cháu làm lại mộ phần tổ tiên dòng họ…hoàn tất công trình bình an vô sự, sắm lễ bình yên cúng cấp thổ thần cúng tạ nơi đây, khuất mặt nơi này khuôn viên nghĩa địa, thần hoàng bổn xứ cai quản nơi đây, âm linh khuất mặt yên ổn trong ngoài, vô sự bình an, cơm canh lễ vật, cúng cấp ăn no, cúng tạ mộ phần, cúng xin chúa đất, phò hộ độ trì bình an vô sự, việc hiền đem đến, việc dữ đem đi, bảo hộ độ trì cả dòng vô sự.
A di đà Phật.
Văn khấn sửa mộ sau khi toàn thành chủ yếu có nội dung báo cáo việc đã hoàn tất sửa mộ, và xin gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, làm ăn phát đạt”
Văn khấn ở nhà sau khi hoàn thành việc xây sửa mộ phần
Không những cần lễ tạ tại mộ, gia chủ cần phải lễ tại tại nhà nơi đặt bài vị ông bà tổ tiên để tỏ rõ lòng thành kính cũng như báo cáo việc hoàn tất sửa mộ.
Nội dung văn khấn tu sửa phần mộ cũng chủ yếu trình bày việc đã hoàn tất sửa mộ, cảm tạ ông bà tổ tiên phù hộ cho quá trình thi công thuận lợi và mục đích việc cúng ở nhà cũng là để mời tổ tiên hiển linh về mời cơm canh cúng bái.
“Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ tát (3 lần)
Hôm nay ngày…tháng….năm….
Số nhà…Kính cáo ông bà, mộ phần con cháu xây lại bình an. Mời về tất cả, Cố Tổ về đây, con cháu Họ….đều quy về hết, mồ mả đã yên, mời chung tất cả quy tụ về nhà, hưởng tạ cháu con, cúng cấp đủ đầy cơm canh lễ vật, ăn uống no say, không ai phiền trách, thúc bá đệ huynh lớn nhỏ mời chung mộ phần an ổn quy tụ một nhà cơm canh cúng ta lễ bái hôm nay, con cháu họ…đứng ra xây mộ tiên tổ cả nhà vui vầy trần thế. Hôm nay cúng cấp tạ mả bình an, phò hộ độ trì cháu con vô sự. Khuất mặt người trần chúng con không biết, hôm nay mời cả lớn nhỏ vào nhà vô ra hưởng thực. A di đà Phật
Những lễ vật cần chuẩn bị cùng văn khấn xây sửa mộ phần
Ảnh 2: Mâm ngũ quả khi tu sửa mộ phần (Nguồn: Internet)
Để có 1 lễ cúng thuận lợi, phần văn khấn sửa mộ là phần quan trọng nhất. Nhưng việc chuẩn bị đồ cúng cho lễ cúng cũng quan trọng không kém. Lễ vật đầy đủ thể hiện lòng thành của con cháu với ông bà tổ tiên, các vị thần linh cai quản. Từ đó việc xin sửa mộ cũng dễ được tổ tiên cũng như các vị thần linh chấp nhận hơn.
Lễ cúng trước khi tiến hành sửa mộ là phần lễ quan trọng và cần chuẩn bị nhiều lễ vật nhất. Theo đó các gia đình nên chuẩn bị đồ cúng cho lễ báo cáo sửa mộ bao gồm những món đồ như sau:
-
Hoa tươi 10 bông, nên chọn hoa hồng
-
Trầu, cau (3 lá, 3 quả)
-
Trái cây 1 mâm to mùa nào mua hoa quả đó
-
1 mâm xôi trắng và 1 con gà luộc đặt phía bên trên
-
1 cút rượu trắng kèm 5 ly thủy tinh
-
2 bao thuốc lá, 2 gói chè thơm
-
2 nến cốc màu đỏ để thắp khi làm lễ
-
Tiền vàng
-
5 chú ngựa
Với mâm lễ tạ mộ sau khi hoàn thành việc sửa chữa tại mộ hay tại nhà, gia chủ có thể chỉ cần chuẩn bị mâm cúng gồm hoa quả, xôi thịt, tiền vàng thông thường, có thể không cần mã.
Hi vọng với bài viết trên đây, đã giúp bạn nắm được bài cúng sửa mộ, thi công mộ phần. Mỗi gia đình khi làm sửa mộ cần đảm bảo đúng nguyên thắc thờ cúng để có thể mang tới phong thủy tốt, gia hòa, vạn sự hưng.
Có thể bạn quan tâm: Bài Văn Khấn Xin Tỉa Chân Hương Và Hai Bài Khấn Cúng Xe Chuẩn Nhất
Nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa hãy cho Meeyland chúng tôi 1 like và chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết nhé. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu thì có thể tải APP MEEYLAND để cập nhật thông tin mới hằng ngày và đăng ký tài khoản miễn phí nhé!. Trân trọng cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi.