Văn khấn và mâm cúng Rằm tháng 8, Trung thu đúng chuẩn
Tết Trung Thu, một sự kiện quan trọng trong tiềm thức của người dân Việt Nam, với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Rất nhiều gia đình chuẩn bị cực kì tươm tất cho ngày rằm này. Cúng rằm như thế nào vừa đủ vừa đẹp vừa biểu đạt được thành ý, Sàn Gốm sẽ bật mí cho bạn về mâm cúng và bài văn khấn cúng rắm tháng 8 đầy đủ dưới bài viết này nhé.
Nguồn gốc của tết Trung Thu
Rằm tháng 8 – tết Trung Thu còn được gọi là tết Trông Trăng hay tết Hoa đăng. Nói đến nguồn gốc của ngày tết Trung Thu, có nhiều giả thuyết xoay quanh về câu chuyện của Hằng Nga tiên tử xinh đẹp và chàng Hậu Nghệ tài giỏi như trong dân gian vẫn lưu truyền. Nhưng xét theo góc độ văn hóa, tết Trung Thu chủ yếu xuất phát từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của các nước phương Đông.
Ngay từ cái tên Trung thu đã cho thấy rằm tháng 8 là khoảng thời gian nằm giữa mùa Thu. Mà lúc này vụ hè thu vừa thu hoạch xong, lúa mới đầy nhà, thời gian nhàn rỗi nhiều lại trùng với thời điểm trăng to đẹp nhất trong năm. Nên các gia đình có xu hướng làm các loại trà bánh tụ tập bên nhau ngắm trăng và tổ chức hội họp gặp gỡ giao lưu, cùng nhau rước đèn múa lân sư rồng.
Tết Trung Thu đều tượng trưng cho ý nghĩa tụ hội của các thành viên trong gia đình cũng như của một cộng đồng sinh sống. Vì vậy mỗi nhà dành thời gian cho nhau, để hưởng thụ không khí ấm áp gia đình và bày tỏ tấm lòng với bề trên thông qua tập tục cúng rằm tháng 8.
Quà tặng tết Trung thu ý nghĩa
Tại sao phải cúng rằm tháng 8?
-
Thể hiện phong tục tốt đẹp của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn thông qua mâm cúng dành cho tổ tiên
-
Gia đình được dịp đoàn tụ cùng thưởng trà bánh tâm sự với nhau.
-
Ngày thể hiện tình yêu của gia đình đối với các em nhỏ qua mâm cỗ, hội rước đèn và những món quà yêu thích như: lồng đèn, bánh ngọt, mặt nạ,…….
XEM THÊM: Văn khấn và lễ vật cúng rằm hàng tháng đúng
Văn khấn cúng rằm tháng 8 chuẩn văn hóa truyền thống Việt Nam
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội nội ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Rằm tháng 8 gặp tiết Trung thu, tín chủ thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Mâm cúng rằm tháng 8 đúng chuẩn
Bạn có đang băn khoăn mâm cúng rằm tháng 8 gồm những gì không?
Khác với mâm cỗ những ngày rằm khác, mâm cúng rằm tháng 8 nổi bật với các loại bánh trái, hoa quả được cắt tỉa khéo léo nhằm tạo sự bắt mặt cho con trẻ. Mâm cúng rằm tháng 8 được chia thành hai mâm là mâm cỗ trông trăng và mâm cỗ gia tiên.
Mâm cỗ trông trăng
Mâm cúng trông trăng không nhất thiết được bày ở trong nhà, bạn có thể chọn một chiếc bàn đủ rộng để bày biện ở hiên nhà hoặc giữa sân. Những lễ vật không thể thiếu trong ngày tết Trung Thu: Nải chuối, quả bưởi, dưa hấu, trà và bánh Trung thu.
-
Nải chuối xanh: tượng trưng cho bàn tay đang ngửa ra đang đón lấy những điều tốt đẹp
-
Quả bưởi: tượng trưng cho sự no đủ thịnh vượng. Quả bưởi được đặt lên trên nải chuối ngụ ý đang nói dâng tay đón phú quý về.
-
Dưa hấu: trái dưa hấu đại diện cho tinh thần mạnh mẽ tự lực cánh sinh, còn là tình cảm gia đình ngọt ngào cùng nhau vượt qua khó khăn.
-
Trà: thức uống thanh tao, nên chọn:
trà hoa sen, trà hoa nhài, trà mạn để thưởng thức cùng với các loại bánh
-
Bánh trung thu:
Món bánh truyền thống không thể thiếu. Theo truyền thống, bánh thường nặn thành hình các con vật liên quan đến hoạt động nông nghiệp như: chuột, trâu, mèo,…. Dần dần về sau các loại bánh được thêm nhân vào ngụ ý, lớp vỏ bọc lấy lớp nhân như gia đình đùm bọc yêu thương nhau. Ngày nay có các loại bánh là bánh nướng, bánh dẻo nhân đậu xanh, thập cẩm
Xem thêm bộ ấm trà tử sa
- Ngoài ra, mâm cỗ còn bày biện những thứ mà các em nhỏ thích như: mía khúc, kẹo, bánh, lồng đèn. Nếu các chị các mẹ khéo léo còn có thể cắt tỉa trái cây thành hoa lá các con vật ngộ nghĩnh để các bé thêm yêu thích.
Để bày biện cho mâm cúng đẹp các bạn nên chọn đồ gốm sứ Bát Tràng vừa tôn trọng giá trị truyền thống vừa hội tụ yếu tố Ngũ hành.
Mẫu bát đĩa thờ cúng đẹp
XEM THÊM: Văn khấn và mâm cúng Tất Niên đúng chuẩn, cầu tài lộc bình an
Mâm cúng gia tiên
Mâm cỗ không kém phần quan trọng là mâm cỗ gia tiên. Nếu ngày trăng tròn tháng 8 là dịp để các thành viên gặp nhau chia sẻ cho nhau chiếc bánh Trung Thu. Thì ông bà khuất mặt cũng muốn tụ hội với con cháu nhìn gia đình sum vầy trong không khí đầm ấm.
Có bạn phân vân không biết nên cúng rằm tháng 8 chay hay cúng mặn.Thật ra không có nguồn lịch sử nào ghi rõ phải cúng mặn hay cúng chay vào rằm tháng 8 mà tùy thuộc và truyền thống của mỗi gia đình.
Mâm cúng mặn
Nếu gia đình có truyền thống cúng mặn bạn có thể làm những món mà ông bà mình thích nhất và không thể thiếu các món sau đây:
-
Gà luộc nguyên con: nên chọn gà trống mào đỏ dựng cao, cựa sắc nhọn
-
Xôi gấc
-
Bánh ngọt
-
Trầu cau: lá trầu là đầu câu chuyện nên không thể thiếu trong các mâm cỗ và hội họp.
-
Rượu trắng
-
Mâm ngũ quả và hoa cúc vàng
-
Tiền vàng.
Mâm cúng chay
Mâm cúng chay thường được nhiều gia đình sắm vì món ăn thanh đạm làm giảm bớt sự phẫn nộ ái ố của lòng người. Mâm chay bao gồm:
-
Chả nem chay
-
Giò chay
-
Rau củ xào chay
-
Canh củ chay thập cẩm
-
Hoa sen tươi
-
Trầu cau
-
Xôi đậu hoặc Xôi gấc
-
Trà ngon: trà hoa sen, trà hoa nhà hoặc có thể trà bắc thái.
-
Tiền vàng
XEM THÊM: Văn khấn và mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp chuẩn nhất
Chọn giờ cúng rằm tháng 8
Bày biện mâm cúng quan trọng mà chọn giờ cúng càng quan trọng hơn. Cúng rằm thường chọn khoảng thời gian chiều tối, nhưng trước 6-7 giờ chiều. Nếu gia chủ bận vào ngày 15 thì có thể cúng vào ngày 14 âm lịch.
Cũng như bao lễ cúng khác, lễ có thành hay không còn phụ thuộc vào tấm lòng thành của gia chủ. Không khí trong nhà hòa thuận thì ông bà mới vui vầy với con cháu.
Mẫu bộ đồ thờ cúng bát tràng
Nếu bạn đã bỏ lỡ bao mùa trăng thì năm nay tranh thủ cùng gia đình chia miếng bánh thưởng ngụm trà kể chuyện nhân sinh dưới ánh trăng vàng nhé. Sàn Gốm chúc bạn một mùa Trung thu thật ấm áp vui vẻ.